Hướng dẫn cách trồng dừa mau có trái đạt năng xuất cao

10/10/2023

Dừa là một loại cây cho quả khô đơn độc, dùng để làm nước giải khát. Từ lâu, loại trái cây này đã quá quen thuộc với đời sống của con người, phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á. Ở nước ta, dừa được bà con nông dân miền Tây cực kỳ ưa chuộng và trồng với diện tích lớn như Bến Tre hay Vĩnh Long. Để có được vườn dừa đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường thì bà con phải đối mặt với không ít khó khăn. Vậy cách trồng dừa ra sao để đạt chất lượng tốt nhất?

Dừa là loại cây đang được trồng với diện tích lớn
Dừa là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với đời sống

Thế nên ở trong nội dung bài viết này, cônh ty cây giống Đồng Thành Công sẽ hướng dẫn cách trồng dừa con chi tiết nhất cũng như cách chăm sóc hiệu quả để đảm bảo có được sản lượng tốt. Cùng tìm hiểu thông tin này nhé.

Một vài thông tin cần biết về cách trồng cây dừa

Dừa là giống cây trồng lâu năm, có thể sinh trưởng trong một thời gian dài, từ 50 đến 60 năm, sống ở vùng nước lợ. Một số giống dừa cho năng suất cao như dừa dâu, năng suất thu hoạch trung bình khoảng 90 – 120 trái/năm, dừa ta cho sản lượng khoảng 70 – 100 trái/năm.

Tìm hiểu về kỹ thuật trồng để có được những cây dừa xanh tươi
Tìm hiểu về cách trồng để có được những cây dừa xanh tươi

Hiện nay, nền nông nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều nhà nông áp dụng cách trồng dừa theo phương thức truyền thống, tốn nhiều tài nguyên, nên năng suất chưa được cao. Để nâng cao sản lượng cũng như đảm bảo chất lượng chuẩn ngọt, nhà nông cần tuân thủ đúng theo quy trình canh tác từ khâu chọn giống, thiết kế mô hình trồng dừa, mật độ trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn cách chọn giống dừa phù hợp

Theo khảo sát thực tế, nhiều vùng trọng điểm trồng dừa ở nước ta (phần nhiều là vùng nước lợ), hằng năm bị xâm nhập mặn 3-4 tháng nhưng các giống đều phát triển rất tốt, năng suất cao. Điều này chứng tỏ, dừa thích hợp sống ở vùng nước lợ. Khi chọn giống, bà con cũng chia ra 2 nhóm giống dừa cao và dừa lùn.

Lựa chọn giống cây dừa phù hợp với điều kiện khí hậu
Lựa chọn giống cây dừa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng

+ Giống dừa cao

Giống dừa cao hiện nay gồm có: dừa ta (xanh, vàng), dừa dâu (xanh, vàng), dừa bung.

Hình ảnh của cây dừa cao được bà con khá ưa chuộng
Hình ảnh của cây dừa cao được bà con trồng khá phổ biến

Dừa ta, dừa bung:

Gốc to, đường kính gốc từ 60-70cm, thân to 30cm, cây cao khoảng 20 – 25m, tuổi thọ kéo dài 50 – 60 năm. Trái cho này có phần to hơn dừa dâu, cho khoảng 8 – 12 trái/ tháng

Dù dừa đến “tuổi thọ” lão vẫn ra trái ổn định, gốc rễ bám chắc, có sức chịu đựng tốt. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên sẽ ảnh hưởng đến trái bị lai hoàn toàn.

Dừa dâu:

Loại này có gốc nhỏ khoảng 50-60cm, thân nhỏ 25cm, cây có chiều cao 10 – 15m. Tuổi thọ thường kéo dài khoảng 35 – 45 năm. Sinh trái nhỏ hơn một chút so với dừa ta, cho chừng 12 – 15 trái/ tháng. Nếu ít chăm sóc, bón phân không thường xuyên, thiếu đất bồi thì dừa dâu có thể bị giảm năng suất.

Nhóm này được xem như là trung gian giữa dừa cao và dừa lùn nhờ thân hình “mi nhon” của nó, hơn nữa vừa tự thụ phấn và vừa thụ phấn chéo. Khi ra trái vẫn xuất hiện một số trái bị lai.

+ Giống dừa lùn

Giống dừa lùn gồm có một số loại dừa quen thuộc như dừa xiêm (xanh, đỏ, lục), dừa ẻo (xanh, vàng) dừa Tam Quan, dừa Mã Lai, dừa dứa (trái nhỏ)…thường có một số đặc điểm như:

Giống cây dừa lùn với những chùm quả sai trĩu
Giống cây dừa lùn với những chùm quả lúc lỉu

Đường kính thân khoảng 35cm, chiều cao từ 10 – 12m, tuổi thọ trung bình tuổi thọ tầm 25 – 35 năm. Trái thu hoạch mỗi tháng chỉ khoảng 12 – 15 trái. Nhóm dừa này tự thụ phấn nên trái sẽ ít khi bị lai.

Hướng dẫn cách trồng dừa hiệu quả mà bà con nên biết

Nắm được kỹ thuật trồng dừa sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh
Nắm được kỹ thuật trồng dừa sẽ giúp cây phát triển nhanh

+ Cách chọn giống dừa

Trong cách trồng cây dừa, điều đầu tiên bà con cần chọn cây dừa mẹ đạt một số tiêu chuẩn như sau:

Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao 15 – 30 năm – Giống dừa lùn 10 – 15 năm.

Năng suất: Dừa cao: mỗi cây cho khoảng 70-100 trái/năm – Dừa lùn mỗi cây cho 100-120 trái/năm.

Thân cây sinh trưởng bình thường, sẹo lá khít, thân khỏe, không có dị dạng, mọc thẳng vươn cao.

Chọn trái giống: Khi vỏ trái đã khô, trái đều đặn, không bị biến dạng và không bị sâu bệnh.

+ Kỹ thuật trồng dừa ta

Cây dừa nhìn chung khá dễ trồng, không quá kén đất nhưng sẽ sinh trưởng tốt nhất trên các loại đất có giàu mùn, nhiều hữu cơ, đất phù sa, đất cát pha và lý tưởng nhất là đất có tầng canh tác dày, có hàm lượng kali dồi dào.

Trước khi trồng dừa bạn nên gom một lớp đất mặt để lấp mô với kích thước bề ngang khoảng 1m, chiều cao mô không cần vun quá cao. Tùy thuộc vào địa hình để lấp đất mô sao cho khi trồng không gặp vấn đề ngập úng trong mùa mưa.

Trong cách trồng dừa bằng quả, dựa vào điều kiện mương liếp rộng hay hẹp để bố trí cây trồng cho hợp lý theo 2 hình thức là trồng hai hàng hai bên hoặc trồng một hàng ở giữa. Đối với những cây to có tán lá rộng, nên đảm bảo mật độ và khoảng cách trồng dừa ta là khoảng 6m.

Sau khi đất trồng đã chuẩn bị xong thì tiến hành đào hố với kích thước tương đương với kích thước trái dừa giống. Tiếp đến bón lót một lượng phân vừa phải gồm phân hữu cơ cùng phân lân và phân kali vào hố trồng.

Đặt cây giống xuống hố, tiến hành lấp đất lại thật kín thật chặt sao để đảm bảo cây không bị gió lay làm đứt rễ hay đổ ngã.

Chi tiết cách chăm sóc dừa mới trồng

Sau khi áp dụng cách trồng dừa xong thì bà con cần tiến hành chăm sóc cẩn thận để cây phát triển hiệu quả. Dưới đây là những hướng dẫn đầy đủ nhất.

Cách chăm sóc dừa đúng kỹ thuật để cây sai trái
Cách chăm sóc dừa mới trồng đúng cách để cây sai trái

+ Trồng dặm

Chúng ta không thể nào chắc chắn tất cả các cây con được trồng sẽ sống hết 100%. Vì thế khi trồng xong, bạn cần theo dõi và kiểm tra, nếu phát hiện có cây chết thì bạn hãy trồng dặm vào ngay chỗ đó để cây phát triển kịp thời với các cây trồng trước. Số dư dự trữ để trồng dặm có thể khoảng 5%.

+ Che bóng mát

Như đã nhắc đến, cây con rất cần được che mát để tránh mất nước hay chết héo. Bạn cần tiến hành che mát và đậy gốc cho cây con cho đến khi cây bén rễ và phát triển tươi tốt.

+ Làm cỏ

Đây là bước chăm sóc quan trọng khi trồng dừa bởi cỏ có thể cạnh tranh dinh dưỡng với cây. Để cây phát triển tốt, bạn cần làm cỏ xung quanh gốc, nhưng chỉ nên làm cỏ bằng tay, không nên dùng thuốc diệt cỏ.

+ Bón phân

Dừa cần cung cấp dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ và cho năng suất cao. Bạn hãy bón phân hữu cơ và phân hóa học. Tuy nhiên, nguồn phân bón nên ưu tiên phân hữu cơ. Đồng thời, trong quá trình bón phân thì bạn nên kết hợp với việc xới đất, cải tạo đất để tăng sức đề kháng cho cây.

+ Trồng xen canh

Thay vì chỉ trồng dừa thì bạn có thể trồng thêm một số các loại cây có múi như: cam, chanh, quýt, bưởi… cùng với cây dừa. Việc trồng xen canh sẽ giúp bà con nâng cao thu nhập, đồng thời hạn chế được trường hợp năng suất thấp, bị mất mùa hay thất thu…

Trên đây là quy cách trồng dừa đảm bảo năng suất và sản lượng cao nhất mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với chia sẻ ở trên, các bạn sẽ có được những kinh nghiệm hữu ích để canh tác loại cây ăn trái này. Để cập nhật thêm nhiều hơn các cách trồng cây bạn đọc đừng quên theo dõi thêm các bài viết của Đồng Thành Công nhé.