Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nền mảng thực vật cực kỳ phong phú, các loại cây lấy gỗ cũng không ngoại lệ. Có vô số các loại cây có thể dùng để lấy gỗ ở Việt Nam, từ những cây có giá trị cao như sưa, cẩm lai, đàn hương… cho đến những cây ăn quả cũng có thể lấy gỗ như mít, xoài…
Ở nội dung bài viết hôm nay Đồng Thành Công sẽ giới thiệu đến bạn những loại cây lấy gỗ mang lại giá trị kinh tế cao nhất để bạn đọc cùng tham khảo.
Bạch đàn cao sản
Cây bạch đàn cao sản hiện nay đang được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh nên đảm bảo chu kỳ khai thác ngắn. Loại cây này mang đến rất nhiều công dụng trong đời sống kinh tế cho nên chúng luôn nằm trong top những cây cây lấy gỗ giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Một vài công dụng nổi bật như: dùng làm thuốc, chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, long đờm, ngứa ngoài da…
Gỗ của bạch đàn lai được ứng dụng hiệu quả trong xây dựng như để làm giàn giáo cốp pha, chống đỡ… Thời gian khai thác chỉ khoảng 6 năm 1 lần với sản lượng từ 60-65 tấn/ 1ha và giá trị khai thác đạt ở mức 60-65 triệu/ha.
Cây keo giâm hom
Keo giâm hom hay còn được gọi là cây keo lá tràm, loại cây lâm nghiệp này đang được trồng phổ biến ở nước ta, chúng có thể thích nghi nhanh chóng với mọi điều kiện thời tiết, thổ những. Hiện nay, loại cây này đang được trồng khảo nghiệm ở Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
Đây là cây lấy gỗ ngắn ngày bởi chỉ cần từ 5-6 năm là có thể thu hoạch. Keo lá tràm cũng là cây trồng đặc biệt phù hợp với ngành ván ép với giá cả ổn định, ít rủi ro… Trung bình mỗi hecta keo giâm hom sau 5 năm sẽ cho thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng.
Cây gỗ giáng hương
Cây giáng hương là một trong các loại cây lấy gỗ được phát triển hiệu quả tại khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Loại cây này khi trưởng thành có thể đạt đến chiều cao khoảng 20m và đường kính thân lên tới 1m.
Cây giáng hương có thời gian sinh trưởng nhanh chóng, chỉ khoảng 3-5 năm với chiều cao từ 5 – 7m là có thể tiến hành khai thác gỗ. Loại gỗ này cứng chắc, màu đỏ nhạt và hương thơm dịu nhẹ, chúng rất phù hợp để sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ như bàn ghế, tủ kệ… Trên thị trường, giá bán của gỗ giáng hương từ 30 – 50.000.000đ/ m3 cho nên nó được xếp trong nhóm các loại cây trồng lấy gỗ giá trị nhất hiện nay.
Cây thiên ngân
Thiên ngân còn được gọi với cái tên khác là cây gáo vàng Thái Lan, chúng có xuất xứ từ đất nước chùa Vàng và mang đến lợi ích kinh tế cao, vì thế đây chính là cây tỷ phú cho bà con. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên đặc biệt thích hợp để trồng cây gáo vàng này. Loại cây này ưa ẩm nên khi trồng bạn nên chọn khu vực có tầng đất dày, ẩm ướt, lúc này cây phát triển tốt, nhanh thu hoạch.
Cây gáo vàng này đem đến giá trị kinh tế khá cao, cao gần gấp 10 lần so với cây keo lá tràm nên ngày càng được nhiều bà con chú ý đến. Chỉ sau 3, 4 năm người ta có thể tiến hành thu hoạch để sản xuất giấy, than… và sau 6 năm có thể khai thác làm gỗ nội thất, gỗ ép…
Cây gỗ sưa
Đây là một loại cây lấy gỗ có giá trị cao và đang được nhiều người tìm kiếm. Loại cây sưa này có vòng đời khai thác ngắn, chỉ khoảng 10-20 năm, được xem là một loại cây nhanh thu hoạch và nhanh thu hồi vốn.
Cây gỗ sưa khi trưởng thành có thể cao khoảng 10m, đường kính của thân gỗ rơi vào khoảng 20 – 30 m. Gỗ sưa có màu đỏ sẫm với các vân gỗ màu đen. Loại cây này đem đến giá trị khai thác cực cao khi giá bán của chúng dao động từ 3 triệu đến 30 triệu/ 1kg, tuỳ phụ thuộc vào chất mịn hay xốp và vân gỗ đẹp hay xấu.
Gỗ mường đen
Nhắc đến những cây lấy gỗ trồng nhiều tại khu vực Tây Nguyên thì mường đen chính là cái tên nổi bật. Loại gỗ này có đặc trưng là thịt gỗ màu nâu đen pha tím, cứng chắc, không bị mối mọt. Thời gian khai thác của cây gỗ này dao động từ 7 – 10 năm và tốt nhất là từ 15 – 20 năm. Cây mường đen trưởng thành đạt chiều cao khoảng 15m, đường kính thân 50 – 60cm.
Gỗ mường đen hiện nay đang được ứng dụng để làm đồ mỹ nghệ như: sập, đồ cổ, gụ, bàn ghế, tủ để chè… và các món đồ mỹ nghệ cao cấp. Vì thế đây chính là cây lâm nghiệp đem lại giá trị kinh tế cực cao cho bà con.
Cây gỗ cẩm lai
Nếu bạn đang có nhu cầu trồng cây lấy gỗ giá trị cao thì cây cẩm lai là một gợi ý rất đáng tham khảo. Loại cây này cho gỗ khá nặng thịt, có màu nâu hồng đan xen với vân gỗ viền đen. Thời gian để thu hoạch tối thiểu là 15 năm và để chất lượng gỗ tốt hơn thì thường kéo dài khoảng 30 năm.
Giá gỗ cẩm lai trên thị trường hiện nay được tính dựa trên kích thước, tuổi thọ càng cao thì giá càng đắt đỏ. Nhưng xét trên mặt bằng trung thì gỗ cẩm lai với đường kính 30cm sẽ có giá từ 80 – 90 triệu đồng/m3. Tính theo cân nặng thì dao động từ 600.000 đồng – 800.000 đồng /1 kg.
Cây gỗ gụ
Cây gỗ gụ là loại cây lâm nghiệp thường mọc rải rác tại các khu rừng rậm nhiệt đới, loại cây này khá ưa mưa hoặc ẩm. Phân bố nhiều nhất tại Campuchia và Việt Nam. Chiều cao của một cây trưởng thành dao động khoảng 20 – 30m, đường kính thân từ 0,6 -8,0m.
Gỗ gụ được xếp trong nhóm gỗ quý tại Việt Nam, đặc điểm của loại gỗ này là có màu vàng nhạt, để lâu sẽ chuyển dần sang màu nâu thẫm, ít khi bị mối mọt, có vân hoa đẹp mắt. Gỗ gụ hiện nay đang được ứng dụng trong xây dựng, đóng thuyền hoặc sản xuất đồ dùng nội cao cấp: sập, tủ chè, bàn ghế.
Thời gian để cây gỗ gụ thường là khoảng 8 – 10 năm, tốt nhất là 15 năm. Loại cây này có giá trị kinh tế cao với giá bán từ 20 – 40 triệu đồng.
Cây trúc liễu
Cây lấy gỗ này có xuất xứ từ Trung Quốc, chúng có được tốc độ phát triển nhanh chóng với mật độ quần thể cao. Nếu là cây lấy gỗ nhỏ thì khoảng 12.000- 20.000 cây/ha, cây lấy gỗ lớn thì 4.000-5.000 cây/ha. Chỉ cần 2 năm là bạn đã có thể tiến hành khai thác để lấy gỗ nhỏ, 3-4 năm thu được gỗ vừa và 6 năm có được gỗ lớn. Trồng cây trúc liễu đem về hiệu quả kinh tế cao và giúp việc thu hồi vốn nhanh chóng.
Cây xoan đào
Đây là một trong các loại cây lấy gỗ đang được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là Nghệ An, Hà Tĩnh. Cây có thể phát triển được trên các vùng đồi núi đất, bãi bồi ven sông, chỉ cần đảm bảo không bị úng nước và độ pH của đất ở mức trung bình là được. Cây xoan đào sinh trưởng nhanh và gỗ có vân đẹp nên hiện nay đang rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng. Sau khi trồng khoảng 7 – 9 năm là có thể khai thác và đem về giá trị kinh tế không nhỏ.
Danh sách các loại cây lấy gỗ ở Việt Nam được nhắc đến ở trên chính là nguồn thu kinh tế lớn dành cho bà con. Hãy nghiên cứu kỹ càng để phát triển một cách hiệu quả những loại cây trồng này nhé. Còn cần được hỗ trợ, tư vấn trồng cây lấy gỗ thì bạn hãy liên hệ đến Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Tư vấn cách trị sâu đục thân hữu hiệu trên cây trồng
Danh sách các loại cây dây leo đẹp và ấn tượng nhất
Trồng cây gì đuổi gián? Top những cây đuổi gián hiệu quả nhất
5+ Thuốc kích rễ hiệu quả đang được sử dụng rộng rãi hiện nay
Top 7 loại hoa hình cầu đẹp và sinh động nhất
Hướng dẫn chi tiết cách chiết cành đơn giản và hiệu quả