Khoai tây là một loại củ quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành đa dạng các món ăn và sản phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, đây còn là thành phần có trong nhiều sản phẩm làm đẹp. Nhìn chung, cách trồng khoai tây không khó, bà con chỉ cần ghi nhớ những kỹ thuật cơ bản là có thể dễ dàng tiến hành nhé. Vậy trồng làm sao để có được một vườn khoai tây đạt chất lượng tốt, năng suất cao?
Dưới đây Đồng Thành Công sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về hướng dẫn cách trồng khoai tây đúng kỹ thuật để cây phát triển mạnh mẽ nhất.
Thời vụ trồng khoai tây phù hợp nhất
Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật trồng khoai tây thì bà con nên nắm rõ về thời vụ lý tưởng để canh tác loại cây ăn củ này. Vậy trồng khoai tây vào tháng mấy? Tùy từng khu vực mà thời vụ trồng sẽ có sự khác biệt đôi chút.
+ Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
Vụ chính từ 15/10 đến 15/11, thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau. Vụ Xuân trồng vào khoảng tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.
+ Miền núi phía Bắc
Vùng núi thấp dưới 1000m, vụ đông thì nên trồng vào tháng 10, thu hoạch tháng 1 năm sau; vụ xuân trồng từ tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3.
Vùng núi cao trên 1000m, vụ đông tương tự như trên nhưng vụ xuân thì trồng vào tháng 2, thu hoạch tháng 5.
+ Vùng Bắc Trung Bộ
Chỉ trồng vụ đông từ đầu tháng 11, cuối tháng 1 năm sau thu hoạch.
+ Vùng Tây Nguyên
Vụ mùa chính: Trồng tháng 12 – 1 năm sau, thu hoạch tháng 4 – 5. Vụ nghịch có thể trồng trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 11.
Cần chuẩn bị gì trước khi áp dụng cách trồng khoai tây?
Chuẩn bị đất trồng
+ Chọn đất trồng cây
Để tiến hành cách trồng khoai tây trong thùng xốp bạn cần đảm bảo chọn được đất phù hợp. Cây khoai tây phù hợp với đất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Vùng quy hoạch tập trung thì nên có sự chủ động trong việc tưới tiêu. Đất có tầng canh tác dày, độ phì nhiêu cao, pH từ 5,2 – 6,0.
+ Tiến hành làm đất
Tiến hành dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Nếu đất trồng còn ướt thì nên áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu. Nếu đất khô thì tiến hành cày bừa và lên luống. Đất sau khi gặt lúa xong, cắt dạ sát gốc, cày rãnh và chia luống. Cày bừa một cách kỹ, làm đất nhỏ, tơi. Lên luống với chiều cao khoảng 20 cm.
Luống đơn: Rộng 0,7 m, mặt luống 35 – 40 cm, rạch 1 rãnh ở giữa với độ sâu 15 cm.
Luống đôi: Rộng 1,4 m, mặt luống khoảng 90 cm, rạch 2 rãnh có độ sâu 15 cm, rãnh cách rãnh một khoảng 35 cm, rãnh cách mép của luống 25 cm.
Khoai tây trồng trên đất dốc không cần lên luống, chỉ cần đánh rãnh, khoảng cách giữa 2 rãnh 45 – 50 cm.
+ Bón lót cho đất trồng
Lượng phân bón lót phù hợp cho 1 ha: Phân hữu cơ hoai mục 15 – 20 tấn, N khoảng 40 – 50 kg, P2O5 cần 80 – 120 kg. Để khoai tây đem về năng suất cao, chất lượng tốt thì bà con cần phải bón phân hữu cơ được ủ hoai mục.
Bón phân lót vào rãnh hoặc rải phân giữa 2 hàng đặt củ rồi lấp thêm 1 lớp đất mỏng lên trên. Ruộng trồng khoai tây bằng cách bổ củ không bón lót đạm và kali.
Chuẩn bị cây giống khoai cây
+ Kích thước củ giống
Kích thước củ giống đảm bảo đồng đều để cây sinh trưởng tốt cũng như tiện hơn chăm sóc, cho năng suất cao và sản phẩm chất lượng. Thường chọn loại 30 – 40 củ/kg để làm giống. Nếu kích thước củ không đều thì nên tiến hành phân loại để việc chăm sóc dễ dàng hơn. Nếu củ giống quá to thì có thể áp dụng cách trồng khoai tây bổ củ để tiết kiệm giống và hạ giá thành.
+ Xác định mật độ trồng
Số thân chính/m² mọc từ củ đều có khả năng sinh ra củ, vì thế trong sản xuất giống chúng ta nên lấy số thân chính/m² làm chỉ tiêu quyết định mật độ trồng. Củ giống càng to thì mầm sẽ càng nhiều. Thông thường, 1 m² cần trồng 4 – 5 củ để có số thân chính/m² đạt 16 – 20 thân. Khoảng cách giữa hai củ là 30 – 35cm.
Hướng dẫn 2 cách trồng khoai tây tại nhà đơn giản
Để việc trồng cây được dễ dàng, dưới đây là hướng dẫn trồng khoai tây mà Đồng Thành Công muốn chia sẻ:
Cách trồng khoai tây từ củ nguyên
Đặt củ vào rãnh để rạch sẵn theo khoảng cách giữa 2 củ là 30 – 35 cm. Đặt củ nằm ngang, phần mầm củ hướng lên trên. Không đặt củ khoai tây giống trực tiếp lên phân lót. Nếu đất khô thì cần tưới nước trước khi đặt củ.
Độ sâu lấp củ sau trồng: Đất ướt lấp nông còn đất khô lấp sâu, trung bình khoảng 3 – 5 cm, lấp kín cả củ và mầm củ. Có thể phủ thêm 1 lớp rơm rạ lên trên mặt luống. Thực hiện việc tưới nước ướt đều lên mặt luống làm ẩm rơm rạ và đất, nếu độ ẩm đất cao thì có thể bỏ qua bước này.
Cách trồng khoai tây từ củ bổ
Khoai tây bổ củ cần được đặt ở những nơi riêng biệt (ruộng riêng, luống riêng) để dễ dàng hơn khi chăm sóc. Ruộng trồng khoai tây bổ củ không bón lót kali và đạm.
Bạn cũng sẽ đặt củ vào rãnh đã rạch sẵn. Đặt mặt cắt ngửa hoặc nghiêng, tuyệt đối không đặt mặt cắt úp xuống đất.
Tưới đủ ẩm, không tưới đẫm nước vì dễ khiến cho củ bị thối. Phủ đất lên củ với độ dày khoảng 3 – 5 cm, lấp kín mầm củ. Đất khô nóng lấp sâu còn đất ẩm thì lấp nông nông hơn. Có thể phủ thêm lên trên mặt luống 1 lớp rơm rạ dày 5 – 7 cm.
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây khoai tây
Để cây khoai tây sinh trưởng tốt cho năng suất cao thì bà con cần áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp. Cụ thể là:
+ Tưới nước
Tùy theo độ ẩm của đất để tưới nước cho cây. Khi mới trồng cần tưới đủ ẩm để cây mọc đều. Trong 70 ngày tiếp theo hãy duy trì độ ẩm của đất ở mức 70 – 80%. Không nên để ruộng khoai lúc khô, lúc ướt vì điều này rất dễ làm nứt củ.
Khi tưới nước bà con thường kết hợp với việc làm cỏ, xới xáo, bón phân, vun đất để cây có thể phát triển tốt nhất.
+ Bón phân
Lượng phân bón cho 1 ha trồng khoai tây là: Phân hữu cơ hoai mục 15 tấn, 130 kg phân N, 90kg phân P2O5, 120 kg phân K2O. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của giống để bạn tùy chỉnh mức phân bón tăng hoặc giảm 15 – 20% nhé. Trồng khoai tây, nhất định phải bổ sung phân hữu cơ, bón tập trung giai đoạn đầu và cần ngừng việc bón khi cây ra tia củ.
+ Thu hoạch khoai tây
Thu hoạch là khâu cuối cùng trong cách trồng khoai tây trên đồng ruộng. Để có sản lượng cao, năng suất tốt, mã củ đẹp cần phải để cho khoai tây chín già. Khi củ đạt độ chín sinh lý, thân lá cây sẽ chuyển sang màu vàng tự nhiên, là vàng khoảng 80%, vỏ củ nhẵn bóng và rắn chắc là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch thi hong khô khoai trên đồng ruộng.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý bà con về cách trồng khoai tây chi tiết. Hi vọng với những thông tin hữu ích được nhắc đến ở trên sẽ giúp bạn áp dụng thành công khi trồng tại nhà. Còn băn khoăn thông tin nào khác về kinh nghiệm trồng các loại cây thì bạn hãy tham khảo ngay tại website Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Danh sách các loại cây rừng ở Việt Nam nổi bật nhất
Tư vấn cách trồng thanh long đạt năng suất cao khi thu hoạch
Mách bạn những cách trị sâu cuốn lá hiệu quả nhanh
Hướng dẫn chi tiết cách chiết cành đơn giản và hiệu quả
Phân lân là gì? Tìm hiểu chi tiết về tác dụng, cách dùng
Cách bố trí cây cảnh trước nhà để đón tài lộc, rước may mắn