Cây cam

Liên hệ

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo thời điểm.

Loại cây cam Giá cây giống (VND) Quy cách cây giống Giá cây trồng công trình/chậu (VND)
Cam Mật không hạt LĐ6 15,000 – 25,000/kg Cây 5 tuổi cao trung bình 5m Liên hệ
Cam Soàn (Xoàn) 22,000 – 25,000/cây Cây ghép, đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥60cm  Liên hệ
Cam Xoàn 22,000 – 50,000/cây Đường kính gốc ≥ 1cm. 40cm ≤ Chiều cao ≥ 50cm 500,000/chậu
Cam Cao Phong 35,000 – 50,000/kg Thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành và ghép cành Liên hệ
Cam Sành 15,000 – 25,000/cây Đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥40cm Liên hệ
Cam Canh (hay Cam Đường Canh) 10,000 – 3,000,000/cây Chiều cao bầu: 40 – 60cm. Cây thân gỗ, thân nhẵn, phân thành nhiều nhánh có màu nâu và sống lâu năm. Tùy thuộc vào vị trí sinh sống và điều kiện chăm sóc mà chiều cao của cây sẽ đạt từ 2 đến 8m. 7,500,000 – 22,500,000/cây

    Từ lâu cây cam đã được xem là cây ăn quả chủ lực trong phát triển kinh tế ở nước ta. Một số vùng trồng cam nổi tiếng như: Cao Phong, Hà Giang, Hương Sơn… đã xây dựng nên những thương hiệu đặc sản đem đến giá trị kinh tế cao và còn có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn về cây cam này mời bạn đọc cùng Đồng Thành Công theo dõi những thông tin dưới đây nhé.

    Giống cam khoẻ mạnh
    Giống cam khoẻ mạnh

    Để có được thông tin về cây trồng này mời bạn đọc tham khảo vài thông tin sau đây.

    Một số đặc điểm chung của cây cam

    Cây cam là một loại cây ăn trái thuộc họ Cam (Rutaceae), có tên khoa học là Citrus sinensis L., chúng có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á. Hiện nay được tìm thấy chủ yếu ở vùng Ấn Độ, Việt Nam và từ miền Nam Trung Quốc.

    Đặc điểm chung của cây cam
    Đặc điểm chung của cây cam

    Cam là một loại trái cây đang được trồng và sử dụng phổ biến trong đời sống, là một loại trái cây chứa nhiều tinh dầu với hương đặc trưng, chứa nhiều vitamin C, giúp giải khát rất tốt. Ngoài ra, cam còn đem đến cả những tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam có đa dạng các giống cam nổi tiếng như cam Vinh, cam sành, cam Cao Phong…

    Cam là loại cây ăn quả có múi, thân gỗ, mọc thành bụi, khi còn non thân cây có màu xanh sẫm sau đó chuyển dần sang màu xanh xám.

    Lá cây thường mọc so le, phiến lá dài, có màu xanh sẫm, chiều dài của lá từ 5-10 cm, chiều rộng khoảng 2,5-5 cm.

    Hoa mọc chủ yếu ở nách lá, mọc đơn độc hoặc thành từng cụm chùm từ 2-6 hoa, hoa mang màu trắng đặc trưng của loài. Cây thường trổ hoa vào khoảng tháng 1-2.

    Quả có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5-8cm, khi chín có màu vàng cam, vỏ chứa nhiều tinh dầu.

    Ứng dụng nổi bật của cây cam trong đời sống

    Hiện nay, việc trồng cây cam đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và chúng được xem là mặt hàng để xuất khẩu rất giá trị. 

    Tác dụng của cam đối với cuộc sống
    Tác dụng của cam đối với cuộc sống

    Cam có tính mát, vị ngọt chua, ngoài việc được dùng để làm nước giải khát, thì còn được coi là một trong những vị thuốc quý giá với tác dụng phòng giảm cholesterol, chống ung thư, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, thanh nhiệt cơ thể, chữa đàm, có tác dụng lợi tiểu.

    Uống nước cam thường xuyên đem về nhiều lợi ích như: Giảm dị ứng, làm đẹp da, tốt cho mắt, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, tiêu hóa… Vỏ cam còn đem đến tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa, hạ khí đầy… Hoa cam được dùng để bào chế, chưng cất tinh dầu…

    Một số loại cam nổi tiếng và phổ biến nhất ở Việt Nam

    Cam sanh được ưa chuộng hiện nay
    Quả cam sanh được ưa chuộng hiện nay
    • Cam Cao Phong: vỏ mỏng, màu vàng, rất ít hạt, vị ngọt thanh.
    • Cam sành Hà Giang: vỏ dày màu xanh, sần sùi, khi chín vỏ chuyển màu vàng, quả tròn.
    • Cam Vinh: vỏ rất mỏng, màu vàng nhẹ, tép màu vàng nhạt.
    • Cam Xoàn miền Tây: hình tròn, vỏ mỏng màu vàng nhạt, cam ít hột, có các vòng xoáy như đồng tiền.
    • Cam Bù Hà Tĩnh: vỏ mịn nhẵn, hình cầu, màu vàng đỏ.
    • Cam Canh: lớp vỏ mỏng màu cam đỏ, khi ăn tách các múi rời như quýt.

    Tư vấn về cách trồng cây cam đúng kỹ thuật

    Hướng dẫn trồng cam đúng kỹ thuật
    Hướng dẫn trồng cam đúng kỹ thuật

    Hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây cam cho năng suất cao

    + Đất trồng cây

    Cam là loại cây dễ trồng, cũng có thể thích nghi trên nhiều loại đất, từ đất phù sa cổ, đất phù sa, đất thung lũng, đất mới khai hoang, đất bồi…Tuy nhiên loại đất lý tưởng nhất là đất thịt, nhiều mùn, thoát nước tốt. Ngoài ra tầng đất canh tác dày chừng 0,8 – 1m, độ pH từ 5 – 7.

    Trước khi trồng cây bà con nên tiến hành việc bón lót phân chuồng hoai mục, phân vi sinh cùng vôi bột rồi phơi ải ít nhất 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý mầm bệnh, tuyến trùng có hại.

    + Mật độ và đào hố trồng

    Đào hố trồng cây cam với kích thước 40 x 40 x 40cm hoặc 60 x 60 x 60cm, vùng đồi núi cao thì đào hố lớn hơn 70 x 70 x 70cm.

    Khoảng cách trồng từ 4 x 5m, cam chiết trồng thì để khoảng cách 3 x 3m. 

    + Lựa chọn cây giống

    Cam được nhân giống bằng hạt, ghép cành hoặc chiết cành. Loại chiết cành sẽ mau ra trái nhưng bộ rễ yếu và tuổi thọ kém. Cây ghép sẽ khỏe mạnh hơn, tuổi thọ lâu, bộ rễ khỏe mạnh hơn. Trồng bằng hạt cây thì thời gian ra trái lâu và năng suất kém hơn.

    Cây giống thì bà con có thể mua sẵn ở các vườn ươm hoặc cơ sở sản xuất cây giống uy tín để tiết kiệm thời gian.

    + Thời điểm trồng: Thời điểm trồng cam thích hợp nhất là cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 4 – 5) hoặc cuối mùa mưa (Tháng 9 – 10). Nếu trồng vào ngày nắng thì hãy tiến hành tưới nước ngay.

    + Cách trồng cây cam

    Khi trồng dùng bà con dùng cuốc đào một lỗ lớn hơn bầu cây một chút ở giữa hố đã chuẩn bị, đặt bầu cây vào và nén nhẹ đất xung quanh gốc, cắm cọc gỗ chắc chắn để cố định cây, tránh gió lay động làm cây dễ chết. Nếu trồng mùa khô thì phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô sau khi trồng cần để giữ ẩm.

    + Hướng dẫn làm cỏ

    Để giảm cỏ dại, bà con nên phủ gốc bằng rơm rạ, rác mùn, cỏ khô, cây phân xanh… sau những cơn mưa lớn tiến hành xới phá váng. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và và vụ thu tháng 8 – 9, xới toàn bộ diện tích 1 lần/vụ, một năm xới gốc 2 – 3 lần.

    + Tỉa cành tạo tán:

    Sau khi trồng hãy theo dõi thường xuyên để cắt bỏ các cành vượt, chồi mọc ra từ gốc ghép. Khoảng 1 – 2 tháng khi cây đã bắt rễ đâm chồi, thực hiện việc hãm ngọn ở chiều cao 70cm.

    Giữ 7 – 10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều quanh gốc. Ở giai đoạn trưởng thành, cắt bỏ các cành sâu bệnh, già cỗi, cành bị gãy đổ.

    + Bón phân:

    Năm đầu tiên: Sau một tháng cây cam hồi thì bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), 15 – 20 ngày tưới 1 lần.

    Năm thứ 2 – 3: Mỗi năm bón 10kg phân chuồng + 100g urê + 300g supe lân + 100g kali chia thành 4 lần.

    Từ năm thứ 3 trở đi: tiếp tục giữ tỷ lệ bón và số lần bón như năm 2, nhưng tăng lượng phân lên: 30kg phân hữu cơ + 500g urê + 500g supe lân + 500g kali.

    + Thu hoạch cam

    Để bảo quản cam được lâu người ta thường thu hoạch trái khi từ màu xanh chuyển sang màu vàng (chừng 20 – 30 diện tích vỏ quả). Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa tốt, nên tiến hành thu hái quả vào ngày râm mát. Sử dụng kéo chuyên dụng cắt cuống quả.

    Tư vấn mua cây cam giống chất lượng tốt ở HCM

    Tại thị trường HCM hiện nay không thiếu những địa chỉ đang cung cấp sản phẩm giống cây cam để bạn thoải mái tham khảo và lựa chọn. Trong đó Đồng Thành Công đang được nhắc đến là một trong những đơn vị cung cấp sản phẩm cây giống chất lượng hàng đầu, chất lượng và dịch vụ đã được người khách hàng kiểm chứng.

    Đồng Thành Công cung cấp giống cam chất lượng
    Đồng Thành Công cung cấp giống cam chất lượng

    Đến đây quý khách hàng được thoải mái lựa chọn đa dạng các sản phẩm cây ăn trái khác nhau, trong đó có giống cam các loại. Tùy nhu cầu cũng như điều kiện canh tác để bạn lựa chọn cho mình những loại giống cây cam phù hợp nhất. Bên cạnh việc được thoải mái tham khảo thì bạn còn nhận được những thông tin tư vấn chi tiết về việc trồng và chăm sóc cây, đảm bảo cho việc canh tác hiệu quả.

    Còn cần tìm hiểu thêm thông tin về những loại cây ăn quả khác đừng quên theo dõi thông tin tại công ty Đồng Thành Công nhé.