Nếu bạn là người thích tìm hiểu hoặc kinh doanh các loại gỗ quý, đóng thành các vật dụng như giường, tủ, kệ… thì chắc chắn sẽ biết đến gỗ cẩm lai. Đây là một loài gỗ quý có giá trị cao được thu hoạch từ cây cẩm lai. Để hiểu rõ hơn về loại cây này hãy cùng chúng tôi theo dõi một số thông tin dưới đây nhé.
Khái niệm cây cẩm lai
Cẩm lai còn được nhắc đến với một cái tên khác như là cây trắc lai, đây là loại cây thân gỗ, thường được trồng nhiều tại các khu vực rừng tại các nước Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… Tại nước ta, cây được canh tác tại những tỉnh thành thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng…
Đặc điểm chung của cây cẩm lai
Trên thực tế cây gỗ cẩm lai được xác định là một loại cây công trình có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm. Chúng thường thích hợp với những nơi ẩm như ven suối, ven sông, nơi đất bằng phẳng… Loại cây giống cẩm lai còn rất ưa đất feralit phát triển trên đá bazan và feralit xám trên cát hay đất phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt.
Một số những đặc điểm hình thành của cây cẩm lai:
- Hình dáng bên ngoài: Đây là loại cây trồng thuộc giống cây có thân gỗ và thân cây có màu xám tro và không hề bị nứt.
- Kích thước: Khi trưởng thành, cây gỗ cẩm lai có thể đạt đến chiều cao 20 – 25m với đường kính thân từ 40 – 60cm.
- Lá: Lá cây thuộc dạng lá kép lông chim và mọc cách nhau. Các lá có chiều dài chừng 15 – 20cm, mỗi lá có cuống dài từ 10 – 17cm, ở mỗi cuống lại có khoảng 7 – 9 lá chét có đầu nhọn. Nhờ thế bạn có thể thấy cây cẩm lai trưởng thành tạo thành một tán rộng, xòe lớn.
- Cành: Cây này cho rất nhiều cành nhánh, chúng phân nhánh từ khi còn nhỏ.
- Hoa: hoa sẽ mọc ở đầu cành hoặc nách lá thành các chùm hoa chùy. Hoa nhỏ và mang màu lam nhạt tựa như màu trắng.
- Quả: Quả của cẩm lai thuộc loại quả đậu, có hình dẹt và bên trong có hạt. Thường mỗi quả sẽ có một hạt, hạt có màu đen nhạt, hình thận dẹt.
Công dụng nổi bật của cây cẩm lai
Cây giống gỗ cẩm lai được xếp vào nhóm những loại cây cho gỗ quý hiếm và được ứng dụng khá rộng rai ở trong cuộc sống. Gỗ của cây này rất đẹp, có giá trị cao với những thớ gỗ mịn màng, lõi có màu đỏ thẫm, dễ gia công chế tác, đánh bóng mà không bị mối mọt hay biến dạng. Có lẽ vì thế mà người dùng thường sử dụng gỗ của cây này để làm ra những món đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp như tủ, bàn ghế, sập gụ, đồ trang trí… Bên cạnh đó, thì gỗ của cây này còn mang một mùi hương thơm nhẹ có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cách trồng và chăm sóc cây giống cẩm lai
– Cách trồng cây cẩm lai giống
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cây giống cẩm lai cũng cần thực hiện qua nhiều bước như: chuẩn bị hố trồng, làm đất, trồng cây rồi chăm sóc. Tuy nhiên do tốc độ sinh trưởng của cây khá chậm vì thế cần thực sự cẩn thận từ bước chọn cây giống, trồng và chăm sóc hiệu quả.
Trước khi trồng bạn cần tiến hành chọn cây giống cẩm lai khỏe mạnh, không dị tật, không còi cọc. Tiếp đến là việc xới đất trồng cho thật tơi xốp, tránh trồng cây ở những nơi có nguồn đất, nguồn nước ô nhiễm, bởi điều này sẽ càng khiến cây chậm phát triển, không thể lớn mạnh hoặc có thể khiến cây chết.
Cây cẩm lai giống thích hợp ở trồng ở những nơi đất bằng phẳng hoặc có thể chọn những nơi sông suối. Và hãy chú ý chọn đất trồng là loại đất feralit xám trên cát kết hoặc đất feralit trên đá bazan, đất phù sa… Những đất này có khả năng thoát nước tốt, điều này giúp cây nhanh lớn và phát triển khỏe mạnh nhất.
– Cách chăm sóc cây cẩm lai giống
Cũng như khi trồng, quá trình chăm sóc cây giống cẩm lai cũng cần lưu ý những điều cơ bản như là:
Khi còn nhỏ, cây sẽ có khả năng chịu nóng khá tốt, vì thế bạn không nên trồng cây hoàn toàn trong bóng râm hoặc hay để chúng nơi có ánh nắng mặt trời quá gắt. Có thể thiết kế giàn che cho cây.
Tiếp đó nên quan tâm đến việc bón phân, chế độ nước tưới cho cây cẩm lai, bởi chúng sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây sau này.
Đừng để cây bị hạn vì chúng sẽ còi cọc, nhanh héo. Bên cạnh đó cũng tránh để cây bị ngập nước lâu ngày vì khiến chúng bị úng, thối rễ và làm chết cây.
Tiến hành bón phân cho cây cũng cần thực sự cẩn thận và tiến hành theo nguyên tắc để có được hiệu quả tốt nhất. Nên bổ sung thêm phân vi sinh và những khoáng chất cần thiết trong quá trình trồng để cây phát triển tốt hơn.
Cuối cùng là cần thường xuyên kiểm tra tình trạng phát triển của cây cẩm lai giống để nhanh chóng phát hiện tình trạng sâu bệnh hại. Từ đó sẽ có các biện pháp khắc phục kịp thời, khôi phục cho cây về trạng thái cây ban đầu.
Với băn khoăn mua cây giống cẩm lai ở đâu cũng như tìm hiểu về giá cây cẩm lai giống bạn hãy đến ngay công ty cây giống Đồng Thành Công để được lựa chọn đa dạng các chủng loại nhé.