Cây Bạch Đàn

4,500

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo thời điểm.

    Cây Bạch Đàn là một loại cây bóng mát lấy gỗ khá gần gũi và quen thuộc với chúng ta, chúng thuộc họ Myrtaceae (họ Đào kim nương), với danh pháp khoa học là Eucalyptus. Nghe nhắc đến loại cây này khá nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các đặc điểm, công dụng cũng như cách trồng loại cây này. Dưới đây là một số thông tin về cây bạch đàn lá tròn để quý bạn đọc cùng tham khảo thông tin.

    Cây bạch đàn là cây gì?

    Eucalyptus là tên khoa học của loại cây này, đây là loại chi thực vật có hoa, thuộc họ Đào kim nương. Hiện nay, các cây bạch đàn được xếp vào nhóm những cây trồng bóng mát với rất nhiều công dụng trong cuộc sống.

    Cây bạch đàn là cây gì?
    Bà con quan tâm cây bạch đàn là cây gì?

    Tìm hiểu về nguồn gốc của cây bạch đàn

    Loại cây trồng này có nguồn gốc xuất xứ từ Australia, sau đó đến khoảng thập niên 1950 thì được đem giống về trồng ở nước ta. Đây là loại cây tập trung trồng rừng, thuộc loại đại mộc, xuất hiện lần đầu ở những tỉnh thuộc miền Nam nước ta và được gọi với cái tên là khuynh điệp.

    Sau đó, chúng được đặt tên là cây là Bạc hà vì mang mùi dầu Bạc hà. Đến năm 1975 thì bộ Lâm Nghiệp chính thức đổi tên cho chúng thành cây Bạch Đàn. Hiện nay loại cây lâm nghiệp này đang được trồng rộng rãi và phổ biến ở các tỉnh miền núi.

    Đặc điểm chung của cây bạch đàn

    Cây bạch đàn là loại cây thân gỗ to, chiều cao dao động ở mức từ 5 – 30m, có vỏ mềm, lớp vỏ có thể bong thành những mảng lớn lộ ra phần vỏ trắng sáng bên trong lớp vỏ sần sùi. Thân của bạch đàn thẳng tắp, tán lá có phần thưa thớt, mọc chủ yếu ở phần ngọn cây, các cành non có 4 cạnh, lá non sẽ mọc đối xứng và không có cuống.

    Đặc điểm chung của cây bạch đàn
    Tìm hiểu về các đặc điểm chung của cây bạch đàn

    Lá cây có hình lưỡi liềm hoặc hình mũi giáo, cuống ngắn và mọc đối xứng nhau trên các cành non. Hai mặt của lá đều mang màu xanh pha vàng, gân giữa nổi và gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá bạch đàn, bạn sẽ thấy một mùi thơm dịu nhẹ, đặc biệt, hơi giống mùi bạc hà. Hoa bạch đàn thường mọc ở nách lá, quả có hình chén.

    Đây là loại cây tương đối dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt cả ở trong điều kiện dinh dưỡng cằn cỗi, nghèo nàn. Bà con có thể tiến hành khai thác gỗ sau từ 5 – 10 năm canh tác. Bạch đàn là một loại cây lâu năm nên thường được trồng ở vùng núi, có công dụng cải tạo không gian xanh, trồng rừng.

    Công dụng nổi bật của cây bạch đàn

    Đây là loại cây khá quen thuộc đem đến rất nhiều công dụng nổi bật, cụ thể là:

    – Sử dụng để làm tinh dầu nhờ phần thân và lá của cây có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Tinh dầu này có hiệu quả xua đuổi ruồi muỗi, đặc trị đau bụng hay sát khuẩn.

    – Có công dụng hiệu quả trong Y học: Lá bạch đàn có tính hàn, vị đắng cho nên được dùng để làm các bài thuốc như: Điều trị ho, đau nhức xương khớp,  trị hôi nách, trị các bệnh ngứa ngoài da…

    – Sử dụng làm đồ nội thất: Thớ gỗ bạch đàn khá mịn, gỗ màu trắng, có hương thơm của tinh dầu nên được dùng để làm bàn ghế, giường, bàn trang điểm…

    Hiện nay cây bạch đàn có mấy loại?

    Cây bạch đàn có mấy loại?
    Bà con cần nắm được thông tin về các loại cây bạch đàn

    Cây bạch đàn giống có đến hơn 700 loài khác nhau, có thể dễ dàng tìm thấy ở các khu vực như Indonesia, Philippines và Đài Loan. Tại Việt Nam hiện nay đang có một số loài như sau:

    – Bạch đàn đỏ: Tên khoa học là Eucalyptus Camalduensis, có chiều cao ở mứ trung bình, phía vỏ ngoài có màu hơi đỏ, thân chứa nhiều nhựa. Cây giống bạch đàn cao sản này thường được trồng nhiều ở vùng đồng bằng, lá cây các tác dụng sát khuẩn, chữa viêm mũi, nấm…

    – Cây bạch đàn trắng: Danh pháp khoa học là Eucalyptus camaldulensis, là loại phổ biến nhất nhất với kích thước lớn, lớp gỗ bên trong màu trắng sẫm, thân gỗ.

    – Bạch đàn lá bầu: Tên khoa học là Eu, loại này có lá to, bản dày, được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên.

    – Bạch đàn lá liễu: Là loại có lá hình liễu, hơi nhọn, chúng thường được trồng ở các vùng núi cao ở miền Bắc.

    – Cây bạch đàn chanh: Tên khoa học là Eu.Citriodora, được trồng phổ biến ở các vùng đồng bằng. Cây có mùi hương giống với tinh dầu sả.

    – Bạch đàn Mai đen: Đây là loại cây có thể làm tính đất xấu đi nên thường trồng tại những vùng núi cao.

    – Bạch đàn hương: Cây có chiều cao khoảng 10 – 15m, phần thân và lá có mùi hương đặc biệt.

    Kỹ thuật chọn cây giống bạch đàn như thế nào?

    Kỹ thuật chọn cây giống bạch đàn như thế nào?
    Nắm được kỹ thuật chọn cây giống bạch đàn đúng cách

    Tiêu chuẩn chọn cây bạch đàn giống

    Nguồn giống cây chất lượng và giá thành là tiêu chí mà bà con cần quan tâm khi chọn loại cây này. Cây giống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây.

    Kỹ thuật gieo trồng cây

    Mỗi dòng cây bạch đàn sẽ phù hợp với một vùng trồng nhất định nên bạn cần chọn giống kỹ lưỡng. Bạn có thể trồng bằng mô hoặc hạt, tùy điều kiện cụ thể của người trồng. Tiêu chuẩn để chọn cây giống bạch đàn giống là có tuổi từ 2,5 đến 3 tháng, cao từ 25 – 35cm, đường kính cổ rễ khoảng 2mm, hình dáng cân đối, không cụt ngọn, không sâu bệnh.

    Thời vụ trồng cây

    Thời vụ trồng cây lý tưởng nhất vào khoảng giữa tháng 5 đến cuối tháng 7 của năm. Để thuận tiện cho việc dùng thiết bị và chăm sóc thì khoảng cách trồng cây là hàng cách hàng chừng 3m, cây cách cây khoảng 2m.

    Tiến hành trồng cây

    Rạch bỏ vỏ bầu cây, khơi một hố nhỏ và đặt cây ngay ngắn sau đó tuến hành lấp đất. Khi lấp đất thì nén chặt vừa xung quanh gốc cây. Lấp đất cao bằng cổ rễ của cây, vun đất cao một chút để tránh đọng nước khi trời mưa.

    Trồng cây vào những ngày râm mát, đất đủ ẩm để cây thích nghi nhanh hơn.

    Cây trồng này hấp thụ chất dinh dưỡng một cách độc lập. Việc có tiến hành bón phân hay không còn tùy thuộc vào điều kiện canh tác và loại đất. Nếu có điều kiện thì thực hiện bón lót ngay cho hố trồng.

    Để có được những cây giống bạch đàn chất lượng tốt nhất thì bạn nên đến những công ty cây giống uy tín. Vậy bạn đã biết mua cây bạch đàn giống ở đâu chưa? giá bán cây bạch đàn giống như thế nào? Hãy đến ngay công ty Đồng Thành Công để có được tư vấn chi tiết nhé.

    Chiều cao cây giống

    1.2 – 1.5m, 30 – 50cm, Từ 2.5m (cây công trình)

    Chủng loại

    Bạch đàn đỏ, Bạch đàn trắng

    Tên gọi khác

    Cây khuynh điệp