Cây hạnh cẩm thạch

280,000

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo thời điểm.

    Thời gian gần đây, những cây quất cẩm thạch với hình thức đẹp mắt, chùm quả màu cẩm thạch cực kỳ thú vị đã được nhiều người trồng quan tâm. Không chỉ thu hút về dáng vẻ bên ngoài cực kỳ đẹp để làm cảnh mà chúng còn cho quả bổ dưỡng, là nguyên liệu cho nhiều món thức uống hấp dẫn… Vậy bạn đã biết gì về cây hạnh cẩm thạch này? Cùng Đồng Thành Công theo dõi một số thông tin về cây này được nhắc đến dưới đây nhé.

    Thông tin về cây hạnh cẩm thạch

    Cây hạnh cẩm thạch còn được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây quất cẩm thạch, cây tắc thái, cây tắc trái cẩm thạch. Đây là loại cây thuộc họ Rutaceae (cam, canh, cứu lý hương) chi kim quất; nó có tên khoa học là Centennial Variegated Kumquat

    Thông tin về cây hạnh cẩm thạch
    Thông tin về cây hạnh cẩm thạch

    Một số đặc điểm hình thái của cây trồng này là

    – Đây là một cây thân gỗ nhỏ, chiều cao tối đa chỉ khoảng 1,5m, thân dảo có màu xanh xám, tán cây mọc xòe tròn, phân nhiều cành nhánh.

    – Lá cây là dạng lá đơn có hình bầu dục, màu xanh sọc trắng, cuốn có phần cánh rất nhỏ, có đốt ở đầu.

    – Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, có mùi thơm dễ chịu, chùm nhụy rất ngắn.

    – Trái của cây hạnh cẩm thạch có hình tròn, lúc còn non quả có màu xanh sọc trắng, khi chín thì chuyển sang màu vàng cam sọc xanh, màu sắc rất đặc trưng. Bên trong ruột của quả có nhiều múi màu vàng nhạt, chứa nhiều nước, vị chua gắt cho nên thường dùng để làm nước uống giải khát hoặc làm mứt để ăn…

    Cây tắc cẩm thạch này cực kỳ dễ trồng và cũng không kén đất trồng. Loại cây này có thể trồng được ở mọi nơi trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

    Ý nghĩa và công dụng của cây hạnh cẩm thạch

    Về ý nghĩa

    Cây hạnh cẩm thạch này được ưa chuộng chính là nhờ sự khác lạ, dễ trồng, cho ra nhiều trái. Một phần cũng vì những ý nghĩa phong thủy của nó mang đến. Nhiều người trồng tin rằng cây tắc cẩm thạch sẽ thay đổi vận mệnh, đem đến những điều tốt hơn, thành công hơn. Với hy vọng cây trồng này sẽ đem đến nhiều may mắn, tiền tài, sự thành công trong công việc, cuộc sống. Nhất là vào những thời điểm cuối năm thì giá trị của cây càng cao hơn nữa.

    Công dụng của cây hạnh cẩm thạch

    Cây tắc cẩm thạch này không chỉ được trồng làm cảnh trang trí sân vườn, vừa sử dụng quả để làm thực phẩm, nước uống bổ sung vitamin C cho cơ thể

    khi làm cảnh: cây hạnh cẩm thạch được trồng trong những chậu nhỏ, bồn hoa hoặc ở sân vườn… Khi trồng và chăm sóc đúng cách cây sẽ ra quả cực kỳ đẹp mắt, thu hút.

    Lấy quả làm thực phẩm: cách sử dụng cũng tương tự như như cây tắc thông thường chỉ khác biệt là cây tắc cẩm thạch này chua hơn khá nhiều, có thể dùng làm nước giải khát, chưng uống để chữa bệnh hay làm gia vị cho các món ăn.

    Hướng dẫn kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây hạnh cẩm thạch

    Thời vụ trồng cây

    Để trồng được cây hạnh cẩm thạch được hiệu quả thì bà con nên chọn thời điểm mùa xuân, dịp tháng 2-3, khi mà khí hậu đã ấm lên và có mưa tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt nhất. Còn nếu trồng ở miền Trung hoặc miền Nam thì bạn có thể trồng vào khoảng đầu mùa mưa.

    Cây hạnh cẩm thạch giống có thể trồng từ hạt hoặc sử dụng phương pháp chiết cành. Với việc trồng bằng hạt thì thời gian cây ra quả sẽ lâu hơn cho nên hiện nay phương pháp ghép được sử dụng phổ biến hơn. Những cây giống hạnh cẩm thạch được chọn sẽ là những cây khỏe mạnh có đầy đủ các bộ phận và mọc thẳng.

    Đất trồng cây hạnh cẩm thạch giống

    Đất trồng loại cây này không đòi hỏi cầu kì. Bạn có thể chọn đất vườn có độ thông thoáng cao là được, độ pH của đất trồng lý tưởng nhất khoảng 5-6. Trước khi trồng cây thì bà con cần tiến hành làm sạch đất và dọn cỏ dại để tiêu diệt mầm bệnh.

    Cách trồng quất cẩm thạch

    Trước khi trồng cây giống hạnh cẩm thạch khoảng 1 tháng thì bà con cần tiến hành làm đất và đào hố. Hố trồng có kích thước 50x50x50cm và khoảng cách giữa các hố tối thiểu. Tiếp theo trộn đất với vôi bột, phân chuồng hoai mục trước khi đem cây giống đi trồng.

    Sau 1 tháng đất trồng đã ngấm dinh dưỡng và loại bỏ được hoàn toàn mầm bệnh thì có thể trồng cây giống hạnh cẩm thạch. Chọn thời điểm buổi sáng sớm khi trời mát để trồng cây, đào một hố nhỏ ở giữa phần hố đã chuẩn bị trước đó, kích thước bằng miệng bầu. Đặt bầu cây hạnh cẩm thạch giống vào, vun đất lấp kín gốc cây. Tiến hành tưới nước để giữ ẩm cho cây trồng.

    Chế độ chăm sóc cây hạnh cẩm thạch giống

    Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho cây. Mùa mưa cần chú ý đến vấn đề thoát nước cho đất trồng.

    Bón phân: Để cây giống hạnh cẩm thạch cho năng suất tốt thì bà con cần bón thêm phân bón. Một năm tiến hành bón 2 lần, cách nhau 1,5 tháng. Loại phân bón thường dùng là phân N-P-K ( 16-16-8) định lượng 0,3-0,5 kg. Thời điểm cây chuẩn bị ra hoa thì bón thêm phân KCl (định lượng 100g/ gốc ) để tỷ lệ đậu quả tăng lên.

    Phòng trừ sâu bệnh

    Cây hạnh cẩm thạch thường bị nhiễm bệnh khi thiếu ánh sáng, thiếu nước và chế độ chăm sóc không đầy đủ. Có thể gặp một số loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục thân, các loại bọ rệp… Để phòng trừ nên chọn những loại thuốc sinh học như Trebon, Bi58…

    Tư vấn mua cây hạnh cẩm thạch giá rẻ ở hcm

    Hiện nay có khá nhiều đơn vị đang bán cây hạnh cẩm thạch giống cho bà con tham khảo và lựa chọn. Tại HCM chúng tôi giới thiệu đến bà con công ty Đồng Thành Công – vườn ươm cây giống chuyên nghiệp và uy tín đang được nhiều bà con tin tưởng. Tại đây bạn sẽ chọn được cho mình rất nhiều những loại cây giống chất lượng, khỏe mạnh trong đó có cây giống hạnh cẩm thạch. Số lượng tại vườn ươm luôn đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu mua hàng của quý khách.

    Vậy nên khi có nhu cầu mua cây hoặc cần tìm hiểu về giá cây hạnh cẩm thạch hãy liên hệ với công ty Đồng Thành Công chúng tôi nhé.