Thanh long là một loại cây ăn trái được rất nhiều người yêu thích bởi quả của chúng không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Hiện nay diện tích trồng cây thanh long đang có xu hướng đang ngày càng tăng cao hơn, để hiểu rõ hơn về cây trồng này từ những đặc điểm, công dụng, cách trồng, cách chăm sóc thì cùng theo dõi ngay những thông tin mà Đồng Thành Công nhắc đến sau đây nhé.
Đặc điểm chính bạn nên biết về cây thanh long
Cây thanh long tên tiếng anh là Pitahaya hay Dragon fruit, chúng thuộc họ xương rồng, nguồn gốc từ những vùng sa mạc Mexico và Colombia. Việt Nam là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á tập trung trên quy mô thương mại, phổ biến nhất ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang…
Thanh long là cây ăn quả có xuất xứ từ vùng nhiệt đới cho nên chịu giới hạn giỏi, nhưng không chịu được úng, cho thu hoạch sau từ 2 – 3 năm.
Thân của cây thanh long thuộc dạng thân bò lan, thân và nhánh đều mang màu xanh đặc trưng. Nhánh thanh long có 3 cạnh, có chứa nhiều gai nhỏ, chiều dài từ 80 – 100cm.
Thanh long có 2 loại rễ đó là địa sinh và khí sinh. Rễ địa sinh là rễ chính, rễ khí sinh là phần rễ mọc quanh thân chính bám vào trụ. Những rễ khí sinh mọc sát gần đất, sẽ bám đất và hình thành nên rễ địa sinh.
Hoa của cây trồng này là dạng hoa lưỡng tính, có hương hương dễ chịu, thời gian nở và thụ phấn khoảng 3 – 5 ngày.
Các giống cây thanh long phổ biến nhất
Hiện nay trên thị trường có nhiều giống thanh long độc đáo nhưng phổ biến nhất là thanh long ruột trắng vỏ đỏ, ruột đỏ và ruột đỏ hồng.
Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ hiện nay đang được trồng ở những vùng có mức độ ánh sáng cao như các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Thanh long ruột đỏ và đỏ hồng đang được trồng rộng rãi ở Long An, Tiền Giang, Bình Thuận. Giống cây này đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng cao hơn ruột trắng.
Đặc điểm sinh thái cây thanh long
- Nhiệt độ: Đây là cây trồng thuộc họ xương rồng. Nhiệt độ lý tưởng nhất để cây sinh trưởng và phát triển là từ 20-34C. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn thì cây sẽ phát triển chậm, năng suất kém.
- Ánh sáng: Cây thanh long chịu tác động của quang kỳ, chúng rất thích hợp trồng ở nơi có cường độ ánh sáng mạnh, điều này sẽ giúp cây phát triển tốt.
- Độ ẩm, lượng nước: Thanh long chịu hạn tốt thế nhưng không chịu úng. Bà con cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt trong giai đoạn ra hoa và kết quả. Cần chủ động về nguồn nước trong mùa khô.
- Đất trồng cây: Cây ăn trái này trồng được trên nhiều loại đất trồng khác nhau như đất xám bạc màu, đất thịt, đất phù sa… Đất trồng cây đảm bảo tơi xốp, thông thoáng, pH từ 5,5-6,5.
- Dinh dưỡng: Không chỉ riêng thanh long mà tất cả các loại cây trồng đều cần dinh dưỡng để phát triển thông qua bộ rễ. Tiến hành bón phân theo quy tắc: “Đúng liều, đúng lượng, đúng loại, đúng thời điểm”.
Công dụng nổi bật mà cây thanh long đem đến
Thanh long có hình dạng khá lạ mắt, quả thanh long chính là nguồn thu đem về giá trị kinh tế chính của cây ăn trái này. Mỗi quả chứa khoảng 60 calo, hàm lượng vitamin C, B1, B2, B3 và các khoáng chất như canxi, sắt và phốt pho cực kỳ dồi dào. Vì thế mà chúng đem đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
+ Ăn quả thanh long có công dụng chống lão hóa giúp da săn chắc.
+ Chúng còn giúp ngăn ngừa ung thư nhờ chứa nhiều carotene – chất có thể chống lại tế bào sản sinh ung thư.
+ Tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ làm giảm hàm lượng cholesterol có hại.
+. Thanh long chứa hàm lượng sắt cao cho nên giúp bổ máu.
+ Thanh long còn có công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường..
+ Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào.
+ Thanh long còn có tác dụng trong việc làm dịu làn da cháy nắng.
+ Bên cạnh những công dụng kể trên, thanh long còn là một loại cây mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Chúng đại diện cho những điều thịnh vượng, cát tường và cả phú quý.
Tư vấn cách trồng cây thanh long theo đúng kỹ thuật
Thanh long là một trong những loại cây ăn quả thông dụng và mang về giá trị kinh tế cao ở nước ta. Nhằm giúp cây thanh long có được sản lượng tốt nhất thì bà con cần nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, cụ thể như sau:
+ Thời vụ trồng: Khoảng 10 – 11 là thời điểm lý tưởng nhất để trồng vì thời điểm này hom giống dồi dào, tận dụng được lượng nước tưới mùa mưa.
+ Chọn giống cây: Hiện nay có 2 loại thanh long là loại ruột đỏ và ruột trắng, bạn có thể lựa chọn một trong hai giống để trồng. Cây giống thanh long có thể mua ở vườn ươm cây hoặc trồng từ cành cây mẹ. Phương án phổ biến nhất là trồng thanh long từ cành cây mẹ. Các cành đạt chuẩn phải có tuổi cành 1 – 2 năm, đã lấy trái, khỏe mạnh, không sâu bệnh, các mắt chùm gai từ 3 – 5 gai.
+ Chuẩn bị đất trồng: Loại đất trồng lý tưởng nhất là đất xám bạc màu, cát pha hoặc đất núi.
+ Dựng trụ: Trụ xi măng chắc chắn để trồng cây thanh long. Kích thước trụ thường từ 11x11x180cm, chôn trụ sâu 40 – 50cm, đảm bảo sau khi chôn trụ thì chiều cao trên mặt đất còn 1.3 – 1.4m.
+ Kỹ thuật trồng
Chọn các cành thẳng, to khỏe, không sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng. Hom giống có chiều dài 30 – 40cm, đáy hom được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi.
Sau đó nhúng cành vào dung dịch thuốc trừ nấm trong 5 phút. Hom được giâm trước khi trồng trong bóng râm tới khi cành ra rễ và đâm chồi thì có thể thẳng xuống chậu.
Khi trồng, đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng ôm sát vào cây trụ và dùng dây nylon buộc chặt cành vào trụ, mỗi trụ đặt khoảng 4 hom. Sau khi trồng xong hãy tưới nước đẫm.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây thanh long
+ Tưới nước: Thanh long cần được tưới đủ nước thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô hoặc giai đoạn cây đang phát triển, chuẩn bị ra trái, trái sắp chín.
+ Bón phân cho cây:
Định lượng sử dụng phân bón của cây thanh long:
– Dưới 1 năm tuổi: lúc cây đã ra rễ là thời điểm thích hợp để bón phân lần đầu. Bón NPK 16-16-8 hoặc NPK 20-20-15, liều lượng 0,2 – 0,3 kg/trụ/lần. Ở 3 tháng đầu, cứ 10 ngày bón 1 lần, đến tháng thứ 4 thì cách 15 ngày bón một lần.
– Từ 1 – 3 năm tuổi: cây thanh long lúc này bước vào giai đoạn kinh doanh, bà con cần bón phân 4 – 6 lần mỗi năm vào các thời kỳ: Phục hồi sau thu hoạch, dưỡng dây, tạo mầm hoa, nuôi hoa, nuôi trái, thu hoạch. Định lượng 0,3 – 0,5 kg/ trụ/ lần.
– Sau thu hoạch: bạn nên bón lót bằng phân hữu cơ Organic 1 khoảng 2 – 3 kg/ trụ/ lần nhằm tái tạo đất, tăng độ tơi xốp đất.
+ Tỉa cành và phòng bệnh
Việc cắt tỉa cành được thực hiện sau mỗi mùa thu hoạch. Các cành được giữ lại thì nên được cột sát vào trụ để tránh bị gãy khi mưa gió.
Kiến và ruồi đục trái là hai loại côn trùng thường xuyên tấn công trái thanh long, để ngăn ngừa hai loại côn trùng này, hãy sử dụng các loại bã mồi để tiêu diệt.
+ Thu hoạch
Quả có thể thu hoạch từ 29 – 31 ngày sau khi hoa nở. Sau khi trái chuyển màu từ xanh qua đỏ được độ 3 ngày thì có thể cắt.
Một số lưu ý khi trồng cây thanh long:
Nếu trồng bằng hạt, các bạn nên mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.
Ngoài ra, bà con có thể lấy hạt từ quả thanh long già, mập mạp, khỏe, hạt mẩy. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm của hạt này khá thấp và chất lượng cây khó đảm bảo.
Tư vấn địa chỉ mua cây thanh long giống chất lượng tại HCM
Tại thị trường HCM hiện nay đang có khá nhiều những đơn vị khác nhau đang cung cấp sản phẩm cây giống khác nhau để bạn dễ dàng lựa chọn. Trong rất nhiều những vườn ươm được nhắc đến thì Đồng Thành Công chính là một trong những cái tên nổi bật đang nhận cung cấp giống cây trồng hàng đầu hiện nay. Đến đây khách hàng sẽ được thoải mái lựa chọn cho mình những sản phẩm giống cây chất lượng tốt, giá thành rẻ, đáp ứng mọi yêu cầu về canh tác.
Trong danh mục cây ăn quả thì thanh long là một trong các giống cây được quan tâm nhiều nhất, đơn vị đảm bảo đưa đến cho bà con những cây trồng khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt để đảm bảo năng suất lớn nhất. Đặc biệt, kỹ thuật viên của Đồng Thành Công còn hỗ trợ tận tâm cho bà con trong cách trồng và chăm sóc được hiệu quả nhất. Đừng quên đến với công ty DTC chúng tôi để có thêm nhiều hơn những thông tin tư vấn chi tiết nhé.