Nhân giống cây trồng là cách để tạo ra cây mới từ nguồn cây mẹ có sẵn tại nhà vườn. Nhờ việc áp dụng các phương pháp nhân giống cây trồng hiện đại, nhà vườn có thể tạo ra cây giống một cách nhanh chóng. Những cây con được tạo ra đảm bảo về nguồn giống, chất lượng, khả năng chống chịu và năng suất…
Vậy có mấy phương pháp nhân giống cây trồng? Để giúp bạn nắm được thông tin chi tiết về các phương pháp nhân giống cây trồng thì bạn đọc đừng bỏ lỡ những chia sẻ của Đồng Thành Công dưới đây nhé.
Nhân giống cây trồng là gì?
Trước khi tìm hiểu về các kỹ thuật nhân giống cây trồng thì chúng ta cần hiểu công việc này là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản thì đây là quá trình trồng cây giống mới từ những nguồn khác nhau. Phổ biến nhất có thể kể đến là hạt giống, cành, lá hoặc từ các bộ phận của cây nguồn. Nhân giống trực tiếp từ cây trồng sẽ giúp duy trì những đặc tính tốt sẵn có từ cây bố mẹ.
Cây mới tạo ra sẽ có khả năng thích nghi tốt, ít bị sâu bệnh. Một cây có thể áp dụng nhiều phương pháp nhân giống khác nhau. Nhưng ngược lại, có những giống cây chỉ sử dụng được một cách nhân giống duy nhất.
Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng?
Có 4 phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là: Nhân giống vô tính, nhân giống hữu tính, nhân giống bào tử và nuôi cấy mô. Trong đó, nuôi cấy mô và nhân giống bào tử dù hiệu quả cao nhưng lại yêu cầu kỹ thuật khắt khe cho nên ít được các nhà vườn lựa chọn. Còn nhân giống vô tính và hữu tính tiết kiệm hơn, đơn giản hơn, chất lượng cây giống vẫn đảm bảo được các yêu cầu cho nên được ưu tiên sử dụng.
Cách nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là một cách nhân giống cổ truyền, tạo cây con từ hạt. Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ làm nhất, tốc độ phát triển của cây con từ hạt giống cũng nhanh chóng. Tuy nhiên việc tiến hành phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ.
Phương pháp nhân giống vô tính
Nhân giống vô tính là sử dụng một bộ phận của cây như cành, rễ, lá, thân… để tạo ra thân cây mới. Phương pháp này còn được gọi là nhân giống sinh dưỡng. Trong nhân giống vô tính có 4 cách được áp dụng phổ biến: chiết cành, giâm cành, tách cây và tiếp ghép.
Chi tiết về các phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến
Khi mùa vụ mới bắt đầu, nhu cầu về giống cây lại có xu hướng tăng cao. Để đạt hiệu quả cao thì nguồn giống đầu vào phải đảm bảo về chất lượng. Hiện nay, phần lớn nhà vườn và bà con đều tiến hành trực tiếp nhân giống thay vì đi mua tại các cơ sở phân phối. Dưới đây là tổng hợp 5 phương pháp nhân giống cây trồng hiệu quả nhất.
+ Nhân giống cây trồng từ hạt
Đây chính là cách nhân giống hữu tính được nhắc đến ở trên, không yêu cầu kỹ thuật cao, chi phí nhân công lại thấp, cây dễ thích ứng, rễ khỏe… Phương pháp này cũng đang được các chuyên gia khuyến khích áp dụng nhất là với cây trồng dài ngày.
Hạt giống được sử dụng cho mùa tiếp theo cần chọn lựa kỹ càng, đảm bảo hạt không bị sâu bệnh, mối mọt, hạt giống phải tròn, mẩy. Khu đất để ươm mầm cần có được độ tơi xốp và thoát nước tốt.
Để hạt nảy mầm tốt nên thực hiện bước khử trùng đất và bón lót cho đất trước khi gieo. Trong quá trình hạt phát triển cần thường xuyên theo dõi để duy trì được độ ẩm và nhiệt độ phù hợp cho sự nảy mầm. Mật độ cây con sau khi nảy mầm cần được điều chỉnh phù hợp, giúp cây có thể sinh trưởng tốt.
+ Sử dụng cách tách cây để nhân giống cây trồng
Tách cây là một trong các cách nhân giống cây trồng vô tính đang được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này sử dụng trực tiếp một phần của cây mẹ để trồng và chăm sóc tạo thành cây mới. Phần cơ thể được sử dụng thường là các cơ quan dinh dưỡng như rễ, lá, củ, đỉnh cây… Một năm sẽ có 2 thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành tách cây:
Mùa thu (tháng 10 – 11) đối với cây có hoa nở vào mùa xuân.
Mùa xuân (tháng 3 – 4) đối với cây có hoa nở mùa thu.
Phương pháp tách cây thích hợp với những loại cây có rễ chùm và mọc thành bụi. Do giữ được nhiều đặc tính ưu việt từ cây mẹ cho nên các cây mọc nhanh và dễ sống.
+ Ghép cây
Để trả lời cho câu hỏi có những phương pháp nhân giống cây trồng nào thì cách tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu chính là ghép cây. Kỹ thuật ghép cây có 2 loại chính là: ghép mắt và ghép cành. Sử dụng một bộ phận của cây giống để ghép sang một gốc cây khác, cây mới được tạo ra vẫn đảm bảo được các đặc tính của cây ban đầu.
Ghép cây cùng một loài và một cá thể được gọi là tự ghép. Cùng loài nhưng ghép giữa các cá thể khác nhau thì gọi là đồng ghép. Sự kết hợp của hai giống và loài khác nhau là dị ghép.
Phương pháp ghép cây đang được sử dụng rộng rãi bởi cây ghép mang đến hiệu quả cao khi thời tiết khô ráo, thuận lợi. Cả cây giống và gốc ghép cần được lựa chọn cẩn thận, đảm bảo cây được khỏe mạnh.
+ Cách giâm cành
Giâm cành hay giâm hom cũng là một trong các phương pháp nhân giống cây trồng khá phổ biến hiện nay. Giống như các cách nhân giống vô tính khác, giâm hom giúp giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Lấy một phần dài chừng 10-15cm từ cành, rễ hoặc lá từ cây mẹ đem đi ngâm trong nước hoặc giâm vào đất. Chúng sẽ đâm rễ, sinh trưởng các chồi và tạo nên một cá thể sống mới.
Các cây con được tạo ra có chất lượng đồng đều, vẫn sở hữu các đặc tính di truyền của cây mẹ. Phương pháp này là lựa chọn hoàn hảo với các cây trồng ngắn ngày.
+ Chiết cành
Chiết cành là cách làm cho một đoạn cành hoặc một cành ra rễ trực tiếp trên cây, sau đó sẽ tách khỏi cây mẹ và trồng như một cây mới độc lập. Một số người coi cách nhân giống cây trồng này giống với giâm hom, nhưng chỉ khác là không tách cây mẹ ngay từ đầu.
Phương pháp nhân giống này được áp dụng với các loại cây ăn quả. Để thực hiện, trước tiên bạn cần tiến hành cạo vỏ xung quanh cành cây để tạo nên các vết thương, sau đó bọc đất xung quanh phần đã cạo vỏ đó. Bó cố định bằng vải hoặc túi ni lông và ở chính vị trí này sẽ ra rễ.
Cũng có thể uốn cong cành cây xuống đất và bao bùn xung quanh, cành tiếp giáp bùn đất cũng sẽ phát triển rễ. Bởi nhận được chất dinh dưỡng từ cây mẹ nên cây chiết có tỉ lệ sống cao.
Đến đây, quý bà con đã nắm được đầy đủ thông tin về các phương pháp nhân giống cây trồng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc trong quá trình canh tác. Còn cần giải đáp thêm thông tin nào khác về các kỹ thuật nhân giống cây trồng thì bạn đọc vui lòng liên hệ đến số hotline nhé.
Bài viết liên quan
Gợi ý các loại cây ăn quả lâu năm sai quả, cho lợi ích kinh tế cao
10+ Loại cây trồng biệt thự đẹp và hợp phong thủy
Top những loại cây trúc cảnh đẹp hút hồn mà bạn nên biết
Hướng dẫn cách trồng cây chanh chi tiết cho quả sai trĩu
Thông tin về các loại bệnh trên cây sầu riêng thường gặp
Hướng dẫn cách trồng ớt chuông tại nhà cho trái sum suê