Cách giâm cành đúng quy trình chỉ với các bước đơn giản

22/09/2023

Không phải giống cây nào cũng chỉ có cách trồng từ hạt, giâm cành cũng là một phương pháp ưu việt mà bạn nên biết và tiến hành nó trên các loại cây trồng. Bạn có thể nhân giống loại cây mà mình thích bằng cách lấy một đoạn cành để trồng thành cây mới. Trồng cây bằng cách giâm cành thường sẽ tốn khoảng vài tuần nhưng đổi lại là các công đoạn khá dễ thực hiện.

Giâm cành là một cách nhân giống được tiến hành trên nhiều loại cây trồng
Giâm cành được xem là một phương pháp nhân giống ưu việt

Trong nội dung bài viết hôm nay, Đồng Thành Công sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn về kỹ thuật giâm cành và các công đoạn thực hiện chi tiết nhất. Cùng tham khảo ngay nhé.

Giâm cành là gì? Phương pháp này ưu điểm gì?

Giâm cành cây là phương pháp nhân giống vô tính, thay vì dùng hạt giống thì bạn chỉ cần sử dụng một nhánh cây con cắm xuống đất. Kỹ thuật giâm cành dễ dàng và nhanh chóng hơn phương pháp truyền thống ở chỗ:

Giâm cành là kỹ thuật nhân giống vô tính trên cây trồng
Giâm cành là kỹ thuật dùng một nhánh cây con để nhân giống

– Cách giâm cành là biện pháp dùng đoạn cành không quá già hoặc quá non và tác động bằng kỹ thuật nông học, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được thay đổi. Từ đó, chúng có khả năng sinh ra thân và rễ mới, thành một cây hoàn chỉnh tự phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh.

– Cũng như phương pháp trồng cây phổ biến khác, giâm cành vẫn giữ được các đặc điểm của cây mẹ và là đặc tính quý trong việc chọn các cây giống mới.

– Những đồi chè đều được trồng bằng cách giâm cành, bên cạnh ưu điểm được nêu, loại cây này còn đạt chỉ tiêu phát triển đồng đều, các búp non phát sinh tập trung rất thuận tiện cho việc thu hái và chất lượng của sản phẩm luôn đồng nhất.

– Đối với cây có múi, giâm cành có tác dụng quan trọng đối với việc phân ly biến dị của những giống ghép, tạo ra tổ hợp cây ghép hoàn chỉnh.

Những loại cây thường được áp dụng cách giâm cành

Có nhiều loại cây trồng khác nhau áp dụng được cách giâm cành
Có nhiều loại cây trồng khác nhau áp dụng được phương pháp giâm cành
  • Loại cây ăn lá: Rau ngót, lá lốt, húng quế, cần tây, lá é, rau muống, bạc hà, diếp cá, rau lang, rau hung, hương thảo…
  • Rau củ quả: Khoai tây, khoai lang, khoai mì, gừng, tỏi, hành…
  • Các cây ăn trái: Cây sung, cây nho, cây mận, cây ổi, cây táo, cây lê…
  • Cây cảnh: Hoa giấy, cây vạn niên thanh, lan, sen đá, trầu bà, hoa hồng, phú quý, cây lưỡi hổ, thường xuân, lan ý…

Các bước thực hiện cách giâm cành đúng kỹ thuật

Trong kỹ thuật giâm cành, bà con nên tiến hành theo những hướng dẫn sau đây:

Khi giâm cành cần tiên hành các bước theo đúng kỹ thuật
Khi giâm cành cần thực hiện các bước theo đúng kỹ thuật

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để giâm cành cây

Trước khi giâm cành cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
Trước khi giâm cành cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ

Dao, kéo chuyên cắt cành, cưa nhỏ và xẻng.

Túi nilon hay túi vải, màng bọc nilon.

Đất sạch, xơ dừa vụn, tro trấu, phân trùn quế.

Giá thể để trồng cây: Dùng thùng xốp, khay trồng có độ cao tối thiểu khoảng 20cm hoặc trực tiếp trồng lên đất.

Dung dịch để kích rễ có thể pha bằng những loại như: Giấm táo, nước lá liễu, mật ong hay các chất kích rễ chuyên dụng NAA, IBA.

Phân bón: Dùng phân khoáng chẳng hạn kali, lân, ure… hay sử dụng phân chuồng.

Bước 2: Cắt cành giâm

Lựa chọn một cách giâm đáp ứng các yêu cầu cần thiết
Lựa chọn một cách giâm đáp ứng các tiêu chí cần thiết

Cần phải nắm rõ được cách giâm cành cây thân gỗ để tìm được đoạn “bánh tẻ”, khỏe mạnh, xanh tốt và không bị nhiễm bệnh. Cắt cành có độ dài từ 8-10cm và chỉ nên giữ lại khoảng 3-4 lá non trên mỗi đoạn đã chọn.

Sau khi chọn cành vừa ý, dùng kéo sạch để cắt, tránh làm cây bị dập nát, hư hại. Nên chọn thời điểm mát mẻ trong ngày để cắt cành giâm, vì đây là lúc lượng nước có trong cây đầy đủ và không bị bốc hơi.

Bước 3: Pha dung dịch kích rễ

Sử dụng dung dịch kích rễ để cành giâm nhanh phát triển
Sử dụng dung dịch kích rễ để cành giâm sinh trưởng nhanh hơn
  • Dùng giấm táo: Pha một muỗng nhỏ giấm táo vào 1 lít nước sạch, khuấy đều rồi nhúng cành vào. Sau khi nhúng vào dung dịch đã pha thì lấy cành ra vùi vào bột quế xay nhuyễn.
  • Sử dụng mật ong: Cho mật ong pha cùng nước nóng theo tỉ lệ 1:3, khuấy đều hỗn hợp và để nguội, rồi nhúng cành đã cắt vào dung dịch mật ong, đây là mẹo giúp cành nhanh ra rễ nhất.
  • Pha nước lá liễu: Cắt khoảng 30 đoạn cây liễu non, mỗi đoạn dài 3-4cm. Cho chúng vào bình đổ nước sôi tỉ lệ 1:2 và ngâm trong vòng 24 tiếng ở chỗ có nắng. Sau đó, dùng nước này để xịt đều cho cành trước khi giâm, được coi là cách giâm cành nhanh ra rễ mà bạn nên áp dụng.

Những loại cây khó ra rễ thì sử dụng thuốc kích rễ với liều lượng được hướng dẫn.

  • Với hợp chất IBA: Là dung dịch kích rễ chuyên dùng cho chè, cách pha như sau:
    • Những cành còn xanh và non thì pha hợp chất này với nồng độ 2000ppm. Khi cành dần chuyển sang màu nâu thì tăng liều lượng lên 3000ppm đến 4000ppm. Và nếu chúng đã hóa gỗ hoàn toàn thì pha dung dịch với nồng độ từ 4000ppm đến 6000ppm.
    • Sau khi đã pha xong hợp chất thì nhúng cành vào dung dịch khoảng 5-10 giây để đẩy nhanh quá trình ra rễ.
  • Sử dụng hợp chất NAA: Công thức pha dung dịch NAA tương tự như pha IBA, tuy nhiên hợp chất này chỉ phù hợp trong cách giâm cành cây ăn trái.

Bước 4: Chuẩn bị giá thể để tiến hành giâm cây

Chuẩn bị loại giá thể thích hợp để giâm cành
Chuẩn bị loại giá thể phù hợp để tiến hành giâm cành

Trước hết cần chuẩn bị đất trồng cho giá thể, hỗn hợp được trộn theo tỉ lệ 1 trấu : 2 xơ dừa: 3 trùn quế: 4 đất sạch. Nếu như xơ dừa chưa được xử lý thì cần ngâm vào nước vôi trong để diệt khuẩn.

Nếu không có đất sạch thì bà con cũng có thể dùng đất vườn, tuy nhiên cũng phải xử lý bằng nước vôi trong như xơ dừa. Loại đất thích hợp nhất để giâm cành cây là đất đỏ vàng với độ pH từ 4.5-6.0.

Cách giâm cành vào giá thể như sau, bà con lấp đầy giá thể bằng hỗn hợp đất trồng đã trộn vào trong khay chậu, bầu nilon và đặt ở nơi ít nắng để thuận tiện cho việc giâm. Chú ý, cần đảm bảo việc thoát nước cho giá thể, thường các khay trồng sẽ có lỗ thoát nước ở bên dưới, còn bầu nilon thì cần đục thêm 7-8 lỗ ở mặt dưới để thoát nước tốt hơn.

Khi bạn muốn tận dụng khoảng đất trống ngoài vườn làm giá thể giâm cành thì hãy tạo các luống như sau:

  • Nằm tại các vị trí cao và không đọng nước, chỗ trồng cần khuất gió.
  • Các luống cao khoảng 20-30cm, rộng 45cm, dài từ 1-1.5.
  • Xung quanh có rãnh thoát nước rộng khoảng 5-10cm.
  • Giá thể bằng luống phải được che nắng để tốt cho cành mới giâm, làm lán che cao tầm 1.5-1.9m, nếu nơi trồng nắng gắt thì che 2 lớp lưới, nơi râm mát thì che 1 lớp lưới.

Bước 5: Kỹ thuật giâm cành hiệu quả

Áp dụng kỹ thuật giâm cành hiệu quả để cây phát triển nhanh
Áp dụng kỹ thuật giâm cành đúng cách để nhanh chóng hình thành cây mới

Bạn nên cắm cành giâm vào giá thể ở độ sâu bằng một nửa chiều dài của cành, góc cắm nghiêng 45 so với mặt đất để tăng diện tích tiếp xúc. Khoảng cách các cành từ 8-10cm, khi cắm xuống đất phải ép chặt và tưới nước để giữ cành giâm vào đất.

Tùy vào từng cây sẽ có thời gian và cách giâm cành khác nhau. Với cây chè thì thích hợp nhất là từ tháng 6 – tháng 9. Những cây ăn quả cần tiến hành vào hai thời điểm trong năm: Từ tháng 2-4 và từ tháng 9 đến tháng 10.

Bước 6: Cách chăm sóc trong quá trình giâm cành cây

Dưới đây là hướng dẫn giâm cành để đảm bảo các điều kiện cho chúng phát triển nhanh:

Trong quá trình giâm cành cây nên chăm sóc theo đúng hướng dẫn
Trong quá trình giâm cành cây nên chăm sóc cẩn thận

Không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bởi dễ khiến các nhánh cây con bị khô, độ sáng 60% là phù hợp nhất. Từ tháng thứ 3 trở đi có thể làm giàn che thưa lại, độ sáng lúc này tăng lên 80%. Sau 6 tháng bạn tháo hẳn giàn che để cây quang hợp tốt hơn.

Hãy giữ nhiệt độ từ 20-15 độ C và lượng ẩm từ 85% đến 90%.

Ở tháng đầu tiên hãy tưới nước thường xuyên cho cây, tháng hai thì giảm dần xuống xuống 2 ngày/ lần và sau 3 tháng có thể tưới 4-5 ngày/ lần.

Trong hai tháng đầu tiên, bà con cần bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng, nồng độ 0.5%. Sau đó tăng nồng độ phân bón lên dần để cây thích ứng được tốt hơn và không bị quá tải khi nhận dưỡng chất.

Bước 7: Trồng cây vào vườn

Khi cành giâm ra lá và có chồi non thì đã chắc chắn được khả năng sống của chúng, lúc này bạn hãy đem ra vườn để trồng. Thời gian giâm cành cây thường là 6 tháng, với cây chè sẽ đạt chiều cao khoảng 25cm, bán kính 5cm và cây ăn quả thì có đường kính thân là 6cm và chiều cao 55cm.

Cành giâm ra lá và chồi non thì có thể mang đi trồng ở vườn
Cành giâm ra lá và chồi non thì có thể đem đi trồng vào vườn

Bạn hãy xác định độ vươn của rễ bằng cách đào nhẹ xuống gốc cây, khi đã biết trung bình của bầu đất thì đào các hố đất có thích  thước tương xứng rồi đặt bầu đất có chứa cành giâm vào. Sau khi trồng vào vườn cần ép chặt đất xung quanh gốc và tưới nước cho cây.

Như vậy công ty Đồng Thành Công đã chia sẻ đến bạn các thông tin về cách giâm cành và các bước thực hiện hiệu quả, nhanh chóng. Hy vọng với hướng dẫn giâm cành này nhà vườn có thể áp dụng và tự tay thực hiện thành công trên các loại cây trồng.