Nếu bạn là người đam mê với công việc làm vườn hẳn đã từng nghe đến phương pháp ghép cành. Có thể hiểu đây là một trong những cách nhân giống cây trồng khá phổ biến, đem đến hiệu quả cao nên được bà con áp dụng rộng rãi. Vậy kỹ thuật ghép cây là như thế nào? Có những cách ghép cành nào? Hiệu quả của các phương pháp này là gì?
Trong nội dung bài viết sau đây, Đồng Thành Công sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm chi tiết của cách ghép cành để bạn trau dồi thêm kiến thức. Cùng tham khảo ngay nhé.
Ghép cành là gì? Kỹ thuật ghép cành có tác dụng gì?
Ghép cây hay ghép cành (Grafting) là một trong những kỹ thuật làm vườn thông dụng hiện nay. Phương pháp này được tiến hành bằng cách cách cắt, tách một cành của cây này gắn vào thân của một cây khác sao cho các phần của hai bên ăn khớp với nhau.
Kỹ thuật ghép cây trồng đem đến rất nhiều tác dụng nổi bật. Đầu tiên, cách này sẽ giúp cho cây ghép được sinh trưởng tốt trong cả những điều kiện khó khăn nhờ khả năng nghi và chống chịu tốt của gốc ghép. Cây mới có thể giữ được những đặc tính tốt của cành ghép từ đó tăng năng suất và đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, kỹ thuật ghép cành còn giúp cho cây ra hoa sớm và kết trái nhanh hơn vì cành ghép sẽ tiếp tục giai đoạn sinh trưởng của gốc ghép. Phương pháp này còn có hệ số nhân giống cao.
Giới thiệu các cách ghép cành phổ biến hiện nay
Có bao nhiêu cách ghép cành là câu hỏi mà bà con hiện nay đặc biệt quan tâm. Trong các kỹ thuật ghép cây hiện nay có thể kể đến một số phương pháp chính là ghép đoạn cành, ghép áp nhánh
+ Ghép đoạn cành
Có thể ghép đoạn cành bằng cách kiểu như ghép nêm, ghép chẻ bên, ghép dưới vỏ. Chọn những đoạn cành có khoảng 2 -3 mầm non. Dùng kéo cắt cành gốc ghép sao cho có nhiều vạch màu nâu là tốt nhất. Mẹo để chọn những đoạn cành này là các cành không già mà cũng không non.
Muốn gốc ghép và cành ghép chồng khít lên nhau thì vết cắt phải nhẵn, phẳng và đường kính của chúng phải tương đương. Bên cạnh đó, dùng một con dao bén cũng là điều cần thiết.
Sau đó, buộc chặt tại mối ghép bằng dây nilon mảnh và quấn kín chúng lại. Buộc càng chặt càng tốt. Khoảng 30 – 35 ngày có thể mở dây để kiểm tra.
+ Ghép áp nhánh
Chọn gốc ghép ở cây đang sinh trưởng tốt, cây còn lại chứa những đặc tính cần nhân giống. Chọn hai nhánh cây có đường kính bằng nhau. Tiến hành cạo vỏ ở đoạn ghép của hai nhánh rồi áp kề nhau. Dùng dây nylon mỏng buộc chặt vị trí tiếp xúc. Dấu hiệu để xác định vết ghép đã dính hay chưa thì bà con hãy quan sát đoạn trên phình to hơn đoạn dưới chỗ ghép.
Công đoạn tiếp theo là cắt bỏ phần ngọn của cây là gốc ghép và cắt gốc cành ghép tại vị trí cách chỗ buộc 2 cm.
Đến đây bạn đã biết có mấy cách ghép cành rồi nhé, hãy lưu lại để tiến hành tại nhà được chính xác nhất.
Hướng dẫn cách ghép cành chi tiết qua các bước đơn giản
Để thực hiện kỹ thuật ghép cây, trước tiên, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như dao nhỏ, túi PE trong, cành ghép, gốc ghép, dây buộc. Sau đó tiến hành theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Chọn cành ghép khỏe mạnh và có đường kính ngang bằng với gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ lá cành đi. Sau đó sẽ cắt vát đầu của cành ghép một vết có chiều dài từ 1,5cm – 2cm.
- Bước 2: Chọn gốc ghép, từ mặt đất lên khoảng 10cm – 15cm, tiến hành cắt vát.
- Bước 3: Gắn cành ghép vào gốc ghép sao cho chúng chồng khít lên nhau. Ở vị trí vết ghép đó bà con buộc dây để cố định lại. Sau đó, dùng túi PE trong chụp kín vết ghép và đầu cành ghép lại.
- Bước 4: Sau khi ghép được 1 tháng, nếu vết ghép đã liền nhau và cành ghép xanh tươi thì có nghĩa là cách ghép cành cây đã được thực hiện thành công.
Những loại cây/ hoa thường sử dụng kỹ thuật ghép cành cây
Một số loại cây phổ biến và được nhiều người biết đến khi sử dụng cách ghép cành để nhân giống chính là hoa hồng. Loại hoa này có nhiều chủng loại khác nhau, từ hoa nhỏ như hoa hồng tường vi, hồng tỉ muội, hoa hồng Huế… cho đến các các loại kích thước lớn, màu sắc rực rỡ như hoa hồng càng, hồng nhung, hồng bạch…
Một cây trồng khác cũng áp dụng kỹ thuật ghép cây giống này thành công đó là cây chanh. Giống cây chanh hiện nay có rất nhiều loại từ bản địa cho đến chanh nước ngoài như chanh ta, chanh tứ quý, chanh không hạt…
Các cây hoa giấy được sử dụng cách ghép cành cây này nhờ mang đến nhiều ưu điểm vượt trội cho cây giống. Hoa giấy có hình dáng cực đẹp mắt, được ứng dụng rộng rãi trong trang trí cảnh quan.
Vì thế có thể kết hợp nhiều loại màu sắc khác nhau trên cùng một cây. Thời gian sau này có nhiều chuyên gia đã ghép lên đến 10 đến 12 loại màu sắc lên cùng một cây, điều này tạo nên một vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật.
Với tư vấn chi tiết về cách ghép cành được Đồng Thành Công chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã có được những kinh nghiệm hữu ích trong việc nhân giống cây cảnh tại nhà. Còn cần hỗ trợ thêm thông tin nào khác liên quan đến cây trồng thì bạn đọc hãy gọi đến công ty Đồng Thành Công để được tư vấn nhé.
Bài viết liên quan
Tư vấn cách uốn cây tùng La Hán đơn giản và chi tiết tại nhà
Gợi ý một số cây trồng bên cửa sổ được ưa chuộng hiện nay
Giới thiệu các loại cây ăn quả ngắn ngày cho năng suất cao
Tìm hiểu phân bón có tác dụng gì đối với đất và cây trồng?
Cách cứu cây sắp chết hiệu quả và đơn giản nhất
Hướng dẫn cách trộn đất trồng cây cảnh trong chậu hiệu quả