Việc trồng cỏ chính là một giải pháp hữu hiệu để có được nguồn thức ăn phong phú cho gia sức. Không chỉ hỗ trợ hiệu quả cho việc chăn nuôi mà cỏ còn giúp bảo vệ tốt môi trường và tăng độ màu mỡ cho đất trồng. Một giống cỏ đang được trồng phổ biến hiện nay nhờ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời chính là cây cỏ Vetiver.
Loại cỏ này đặc biệt thần kỳ khi chúng mang đến nhiều ứng dụng tốt trong nông nghiệp, hấp thụ kim loại, xử lý chất thải, chống sạt lở đất và còn có thể sản xuất tinh dầu. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, giá bán, cách trồng cỏ Vetiver chi tiết nhất thì bạn đọc hãy cùng Đồng Thành Công tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cỏ Vetiver là gì? Nguồn gốc đến từ đâu
Đây là loại cỏ đang được trồng rộng rãi ở nước ta, chúng có danh pháp khoa học là Vetiveria Zizanioides L. Đây là một loại cỏ sống lâu năm, có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và hiện nay được gieo trồng ở nhiều nơi trong khu vực nhiệt đới, ở nhiều quốc gia khác nhau như Haiti, Java, Reunion…
Giống cỏ Vetiver được chia thành 11 loài, trong đó có 2 loại được chính thức sử dụng trong hệ thống có là V. zizanioides (trồng tại các vùng nhiệt đới) và V. nemoralis (trồng ở khu vực Đông Nam Á). Chúng được ghi nhận trong một quyển sách xuất bản tại Việt Nam vào năm 1992 với nhan đề là “Tên cây rừng Việt Nam”.
Ở nước ta, cỏ vetiver còn được nhắc đến với tên gọi là cỏ hương bài, cỏ hương lau. Nghệ An và Thái Bình là hai tỉnh trồng cỏ này nhiều nhất.
Các đặc tính nổi bật nhất của Cỏ Vetiver
Đặc điểm hình thái
Cỏ Vetiver có hình dáng giống như cỏ sả, mọc theo cụm dày đặc, thân có dạng cọng. Từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi và phát triển ở nhiều hướng. Thân cỏ mọc thẳng đứng, chiều cao trung bình đạt ở mức 1,5 – 3m. Phần thân trên không phân nhánh, nhưng phần dưới đẻ nhánh mạnh mẽ.
Phiến lá cỏ hẹp dài, chiều dài chừng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, lá nhẵn, mép lá hơi nhám.
Cụm hoa là chùy tận cùng, thẳng và dài khoảng 20-30cm, phân nhánh nhiều, cuống chung lớn. Bông nhỏ không cuống, là loại lưỡng tính, bông rất nhỏ, hình dẹt, bông có cuống là bông đực. Thông thường, cỏ Vetiver rất ít ra hoa, nếu có thì hoa thường bất thụ. Quả hơi dẹt.
Rễ là bộ phận đem đến tác dụng và quan trọng, chúng là cơ sở cho khả năng chống xói mòn của cây cỏ này. Hệ thống rễ cỏ vetiver không mọc trải rộng, thay vào đó cắm thẳng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứ cấp hay rễ dạng sợi. Rễ có dạng chùm, hơi xốp, dày đặc, cắm sâu xuống 3-5m, rộng 2,5m sau một vài năm trồng. Do có tác dụng ngăn cản sự xói mòn và khống chế sự dịch chuyển vật chất trên mặt đất, đồng thời giữ cây sống tốt qua thời kỳ hạn hán.
Đặc điểm sinh thái của Vetiver
Vetiver thuộc nhóm thực vật C4, chúng sử dụng CO2 hiệu quả hơn dưới hình thức quang hợp bình thường. Điều lưu ý là hầu hết thực vật nhóm này thường sử dụng rất ít nước, đây là yếu tố giúp cây phát triển tốt hơn trong điều kiện khô hạn.
Cỏ Vetiver có sức chịu đựng tốt đối với sự biến động khí hậu như hạn hán, lũ lụt kéo dài, ngập úng. Khả năng chịu ngập úng lên đến 45 ngày ở mực nước sâu 0,6-0,8m.
Sau ảnh hưởng của hạn hán, nước mặn, sương muối, các hóa chất và độc chất trong đất thì cây sẽ nhanh chóng mọc và phát triển.
Sống và phát triển tốt trong đất nghèo dinh dưỡng, đất ngập mặn, nhiễm phèn, đất bị nhiễm kim loại nặng.
Vetiver cũng có sức sống rất mãnh liệt, chịu được khô hạn, ngập úng.
Cỏ này còn có thể chịu được ngưỡng biến động cao của pH đất từ 3-10,5.
Tinh dầu trong rễ có mùi thơm mạnh mẽ làm cho rễ không hấp dẫn với loài gặm nhấm và các loại côn trùng gây hại khác, nó còn ngăn chặn không cho chuột làm tổ gần hàng rào, lá cỏ còn khá cứng và sắc làm cho rắn không dám đến gần.
Loài cỏ này được trồng rộng rãi vì có đặc điểm là khả năng ra hoa và tạo hạt nhưng hạt của chúng sẽ không nảy mầm nên không thể nhân giống bằng hạt. Phương pháp nhân giống chính được áp dụng là nhân giống vô tính nên Vetiver thường không mọc tràn lan như các loại cỏ khác.
Hướng dẫn chi tiết về cách trồng cỏ Vetiver
Việc lựa chọn thời điểm trong cách trồng cỏ Vetiver có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng tỉ lệ sống cho cỏ cũng như giảm lượng nước tưới. Vì thế bà con nên trồng cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 khi cách mùa mưa khoảng 1 tháng.
Để áp dụng cách trồng cỏ Vetiver được tốt nhất thì bạn nên xây dựng sơ đồ thiết kế hợp lý, trong đó khoảng cách giữa các hàng đảm bảo bằng nhau, đào rãnh với độ sâu ít nhất là 0,2m và chiều rộng khoảng 0,2m.
Khi tiến hành cách trồng cỏ Vetiver thì việc bón phân là cực kỳ cần thiết ảnh hưởng lớn để sự sinh trưởng của cỏ. Bà con nên kết hợp bón lót bằng sử dụng phân sinh hóa hữu cơ và vô cơ theo cách sau: Đất có kết cấu rời rạc, tỉ lệ >=50% thì bón lót khoảng 1,2 kg/m2 và lấp đất nhẹ. Nếu đất có kết cấu rời rạc, tỉ lệ <50% thì bón lót khoảng 1,5 kg/m2. Với đá phong hóa thì bón chừng 1,8 kg/m2.
Sau khi đã tạo rãnh xong thì đặt các tép cỏ đã chuẩn bị vào rãnh với khoảng cách phù hợp. Cuối cùng, dùng xẻng lấp chặt đất xung quanh tép cỏ vừa trồng theo hướng thẳng đứng.
Sau khi trồng cỏ xong thì bạn cần tiến hành tưới nước thường xuyên cho cỏ, đặc biệt là trong 2 tuần đầu tiên để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho cây phát triển một cách ổn định. Như vậy là hoàn tất cách trồng cỏ Vetiver nhé.
Những công dụng tuyệt vời của cỏ Vetiver đem đến
Sau khi nắm được cách trồng cỏ Vetiver chi tiết, rất nhiều bà con quan tâm đến công dụng mà loại cỏ này mang đến. Cụ thể là:
+ Với thiên nhiên: Với những đặc tính ưu việt của bộ rễ, nhiều người đã ứng dụng thành công cỏ Vetiver chống sạt lở, chống xói mòn đất, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng… Bên cạnh đó, cỏ còn hữu hiệu trong việc xử lý nước thải, nguồn đất ô nhiễm, cân bằng môi trường.
+ Với ngành chăn nuôi gia súc: Cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao nên được bà con sử dụng làm cỏ nuôi bò nuôi dê…
+ Với sức khỏe con người: Chúng được xem như một loại thảo mộc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, cỏ có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp da luôn khỏe mạnh, trắng sáng. Mặt khác, chúng còn giúp hỗ trợ thải độc, ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư, giúp tinh thần thư giãn, giảm stress…
Trên đây Đồng Thành Công đã cùng bạn đọc tìm hiểu đầy đủ nhất thông tin về cách trồng cỏ Vetiver, đến đây bạn đã hiểu rõ về loại cỏ này, công dụng và cách trồng cỏ đúng kỹ thuật nhất. Để có được tư vấn về việc mua giống, phương pháp trồng, chăm sóc chi tiết hơn hãy xem thêm tại Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Mách bà con cách ủ phân cá đơn giản ngay tại nhà
10+ Cây bonsai đẹp mang ý phong thủy may mắn, tốt đẹp
Trồng cây gì đuổi gián? Top những cây đuổi gián hiệu quả nhất
10 loại cây lấy gỗ nhanh nhất giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
TOP 10+ Cây trồng công viên đẹp giúp cảnh quan ấn tượng
Danh sách các loại cây rừng ở Việt Nam nổi bật nhất