Phân vô cơ là sản phẩm phân bón cần thiết đối với quá trình sinh trưởng của cây, chúng cung cấp cho cây trồng hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Vậy phân vô cơ là gì? Chúng đem đến những hiệu quả thế nào trong canh tác? Cùng Đồng Thành Công tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé.
Trong nông nghiệp, hẳn là chúng ta đều đã nghe nhắc đến khá nhiều về sản phẩm phân bón vô cơ. Loại phân này được sử dụng rộng rãi bởi những ưu điểm ấn tượng mà chúng đem đến cho cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng, cách dùng thế nào cho hiệu quả?
Hãy cùng Đồng Thành Công tìm hiểu chi tiết về loại phân vô cơ là gì trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về sản phẩm phân vô cơ là gì?
Phân bón vô cơ chính là một loại phân bón hóa học. Để tạo nên sản phẩm này cần phải trải qua quy trình công nghiệp, các chất vô cơ hóa học từ một hay nhiều chất được kết tinh lại với nhau ở dưới dạng muối khoáng.
Bà con có thể sử dụng loại phân bón này để bón trực tiếp xuống đất hoặc pha loãng trước khi tưới cho cây. Hiện nay phần lớn những loại phân vô cơ trên thị trường đều được chế biến ở dưới hình thức sản xuất công nghiệp.
Các loại phân vô cơ phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
Sau khi hiểu rõ phân vô cơ là gì thì ở nội dung tiếp theo hãy tìm hiểu về phân loại của chúng nhé. Hiện nay, phân bón vô cơ được chia thành 2 nhóm chính, đó là phân đơn và phân hỗn hợp.
Trong đó, phân đơn chỉ cung cấp cho cây trồng 1 nguyên tố dinh dưỡng như N – P – K, còn phân hỗn hợp có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Bên cạnh đó, còn có các loại phân trung lượng chứa Ca, Magie, S… và phân vi lượng chứa sắt, kẽm, đồng… Mỗi loại phân bón sẽ được sử dụng cụ thể như sau:
Phân đơn
+ Phân đạm
Loại phân bón này đang được sử dụng để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình tăng trưởng của các loại cây trồng. Những phân đạm phổ biến hiện nay là:
Phân urê ((NH2)2CO) có chứa khoảng 44–48% hàm lượng nitơ. Có dạng tinh thể màu trắng, hạt tròn và dạng viên giống như trứng cá. Đây là loại phân bón chứa tỷ lệ nitơ cao nhất, chúng mang lại hiệu quả cao trên rất nhiều loại cây trồng cũng như nhiều loại đất khác nhau.
Phân amoni nitrat (NH4NO3) chứa 33–35% nitơ. Có dạng tinh thể muối kết tinh màu vàng xám nhưng dễ gặp tình trạng bị vón cục, chảy nước và khó trong việc bảo quản. Thích hợp với các loại cây trồng cạn, cụ thể là ngô, mía…
Phân SA, sunphat đạm (NH4)2SO4 chứa 20–21% nitơ, 24-25% lưu huỳnh (S). Có dạng tinh thể, màu trắng mịn hoặc xám xanh. Phân loại này dễ tan trong nước, thường được dùng cho cây trồng như lạc, đỗ đen… hay với các loại đất bạc màu…
Phân amoni chloride (NH4Cl) chứa 24–25% nitơ. Có dạng bột mịn, màu trắng. Loại phân này không bị vón cục, tơi rời nên sử dụng dễ dàng, nhưng không phù hợp cho đất nhiễm mặn.
+ Phân lân
Phosphat với 15 – 25% P: Dạng bột mịn, có màu nâu thẫm hay nâu nhạt, ít hút ẩm cho nên rất dễ dàng trong việc bảo quản. Phân có tỷ lệ vôi cao, chúng có tác dụng khử chua, chúng được sử dụng để bón lót.
Phân apatit chứa 17 – 38% P: Là loại bột mịn, màu nâu hay xám nâu. Tính chất có phần giống phân phosphat ở trên.
Supe lân có khoảng 16 – 20% P: Cũng là dạng bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám. Ưu điểm là có thể sử dụng cho các loại đất kiềm, đất trung tính, đất chua.
+ Phân kali
Phân kali chloride có chứa khoảng 50 – 60% hàm lượng kali, thêm một ít muối ăn NaCl. Nó là dạng bột màu hồng, độ rời tốt, dễ bón.
Phân kali sunphat có 45 – 50% K, 18% lưu huỳnh. Thích hợp với cà phê, cây chè, rau cải…
Phân kali – magie sunphat với hàm lượng 20 – 30% K2O, 5 – 7% MgO và 16 – 22% S. Loại phân này khô, hạt to, dễ bón.
Loại phân bón hỗn hợp
Phân trộn thường sử dụng như NPK, NPK+TE… được tạo nên bằng cách trộn nhiều nguyên liệu với nhau theo một tỷ lệ phù hợp. Các chất này thường không sinh ra phản ứng với nhau.
Phân phức hợp như DAP, KNO3, KPO4… cũng được sản xuất bằng cách trộn nhiều nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, các chất này sẽ phản ứng với nhau tạo ra hỗn hợp ổn định để bổ sung dinh dưỡng chất cho cây.
Tác dụng của phân bón vô cơ là gì?
Tùy theo các nguyên tố được cung cấp trong phân bón vô cơ mà chúng đem đến những tác dụng như sau:
– N trong phân vô cơ được cây hấp thụ sẽ tham gia vào nhiều chất dinh dưỡng trong cây như clorophin, protit, acid amin, các enzym và các loại vitamin… Những chất thúc đẩy quá trình sinh trưởng, giúp cho cây phân cành nhanh và ra nhiều lá hơn. Điều này giúp cho năng suất cây trồng sẽ được cải thiện.
– P tham gia vào thành phần các protein, enzym, các amino acid… Nhờ thế nó giúp hình thành nên các bộ phận mới của cây, kích thích phát triển rễ. Nhờ thế mà cây vững, ít đổ ngã và chống chịu được hạn.
– K cần thiết trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá chất dinh dưỡng. Nó giúp gia tăng khả năng chống chịu đối với các yếu tố bên ngoài, và chống được các loại bệnh. Kali giúp cây có thể chịu hạn, chịu rét và ít đổ ngã. Ngoài ra còn giúp gia tăng chất lượng và năng suất cho cây trồng.
Một số tác hại của phân vô cơ với môi trường
Phân vô cơ đem lại nhiều lợi ích tốt cho các loại cây trồng. Tuy nhiên, nó cũng dễ dàng làm đảo lộn hệ sinh thái của môi trường. Các chất hóa học có thể làm chết các loại vi sinh vật có lợi trong đất và các loại thủy sinh ở nguồn nước.
Nó còn có nguy cơ gây nên sự tích tụ hóa chất độc hại, khiến môi trường bị ô nhiễm. Việc sử dụng lâu dài sẽ khiến độ pH của đất thay đổi, gia tăng các vấn đề sâu bệnh. Thậm chí còn giải phóng khí nhà kính làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên, gây biến đổi khí hậu.
Vậy nên, dù đem lại nhiều lợi ích cho cây trồng nhưng cũng có những mặt gây hại cho môi trường, vì thế bà con nông dân nên sử dụng với lượng thích hợp.
Hướng dẫn cách sử dụng phân vô cơ hiệu quả, đúng cách
Để sử dụng phân bón vô cơ hiệu quả thì có một số vấn đề mà bạn nên quan tâm như sau:
+ Xác định loại cây trồng: Mỗi loại cây trồng lại có những yêu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì thế bà con nông dân nên xác định nhu cầu dinh dưỡng của chúng trước khi sử dụng phân vô cơ.
+ Xác định lượng phân phù hợp: Bà con cần xác định lượng phân mà cây trồng cần bằng cách tham khảo chi tiết hướng dẫn sử dụng nhé.
+ Thực hiện cách dùng phân vô cơ đúng chuẩn: Bạn có thể tiến hành việc phân bón bằng cách rải chúng trực tiếp lên mặt đất hoặc trộn vào đất trước khi trồng cây.
+ Theo dõi tình trạng của cây trồng: Bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng của cây trồng và có sự điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp nhất.
+ Chú ý đến tần suất sử dụng: Sử dụng phân bón quá nhiều có thể gây hại cho cây trồng và gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến tần suất sử dụng và đảm bảo sử dụng đúng liều lượng nhé.
+ Bảo quản phân bón đúng cách: Bạn nên bảo quản các sản phẩm phân bón ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi có ánh nắng trực tiếp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng phân.
Đến đây, bà con cùng quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sản phẩm phân bón vô cơ là gì, công dụng cũng như cách sử dụng hiệu quả. Còn cần tìm hiểu thêm thông tin nào khác về các loại phân bón hoặc hỗ trợ mua hàng, quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến số hotline của Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Danh sách các loại cây rừng ở Việt Nam nổi bật nhất
Cách trồng măng tây nhanh – gọn – hiệu quả tại nhà
15+ Cây trồng trong nhà không cần ánh sáng và tốt cho sức khoẻ
TOP 10+ Cây trồng công viên đẹp giúp cảnh quan thêm ấn tượng
Hướng dẫn cách trồng chuối tiêu nhanh chóng và đơn giản
Cách trồng đu đủ tại nhà đơn giản, ít sâu bệnh và sai trĩu quả