Tìm hiểu chi tiết về cách trị nhện đỏ trên cây trồng

17/11/2023

Nhện đỏ là một loài côn trùng đa thực, chúng không còn xa lạ với người nông dân Việt Nam. Tuy vòng đời ngắn nhưng nhện đỏ sinh sản rất nhanh chóng, chính điều này đã gây hại nghiêm trọng đến các loại cây trồng khác nhau.

Nhện đỏ gây hại nghiêm trọng đến cây trồng
Nhện đỏ gây hại nghiêm trọng đến các loại cây trồng

Vậy cây bị nhện đó có biểu hiện thế nào, cách trị nhện đỏ ra sao hiệu quả, cùng Đồng Thành Công tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm chung của nhện đỏ

Trước khi tìm hiểu về biểu hiện cây bị nhện đỏ hay cách phòng trừ thì chúng ta cần tìm hiểu về loại côn trùng gây hại này. Nhện đỏ có kích thước cơ thể khá nhỏ, hình bầu dục, nhọn ở đuôi, hai đốt cuối cùng có màu đỏ chót và lưng có nhiều lông cứng.

Hình ảnh về loài nhện đỏ đang phá hoại cây trồng
Hình ảnh về loài nhện đỏ đang gây hại đến cây trồng

Nhện mới nở có màu xanh lợt. Con trưởng thành đẻ trứng ở mặt lá dưới phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng rồi chuyển sang màu hồng. Cả loại ấu trùng và trưởng thành đều tập trung nhiều ở mặt dưới của các phiến lá non, nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho lá cây bị vàng hoặc phồng rộp. Khi mật độ cao sẽ làm lá cây khô cháy.

Hoa và trái cũng bị nhện đỏ chích, chúng hút chất dinh dưỡng của hoa và quả làm cho trái bị vàng, sạm nứt còn hoa thì có thể bị thối.

Một số dấu hiệu cây bị nhện đỏ nổi bật nhất

Việc sớm phát hiện biểu hiện cây bị nhện đỏ tấn công sẽ giúp bà con đưa ra cách phòng trừ nhện đỏ kịp thời, tránh gây thiệt hại lớn đến chất lượng và năng suất cây trồng.

Nhện đỏ tấn công làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây
Nhện đỏ tấn công làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây

+ Cách thức lan truyền của nhện đỏ

Nhện đỏ lan truyền từ cây trồng này sang cây trồng khác, cành này qua cành khác nhờ tập tính giăng tơ, gió hoặc những dụng cụ làm vườn.

+ Đặc điểm gây hại và hậu quả của bệnh này

Nhện đỏ thường gây hại trên các loại rau màu như dưa leo, cà chua, dưa lưới, bầu, bí, mướp; các loại hoa như: hoa mai, hoa cúc, hoa hồng, hoa hướng dương và gây hại nghiêm trọng trên những loại cây ăn quả như: bưởi, nho, cam, quýt… Loại côn trùng này gây hại bằng cách chích hút vào thân cây, tập trung ở cả hai mặt lá. Chúng có thể di chuyển rất nhanh, nhả tơ tấn công cây và tạo ra màng tơ trắng xám trên lá.

Khi nhện chích hút nhựa cây, cắn biểu bì sẽ làm khả năng quang hợp của cây bị giảm, tăng thoát hơi nước, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Cây sẽ bị mất màu xanh, lá ngả vàng.

Biểu hiện cây bị nhện đỏ ở mức nhẹ thì lá xuất hiện những đốm trắng li ti như hạt bụi, dần chuyển sang vàng, cằn lại, phồng rộp, khô cứng và rụng dần. Còn với các cây trồng bị hại nặng, lá cây sẽ chuyển thành trắng bạc, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Khi mật độ nhện đỏ tăng cao, cả chồi non, cành non cũng bị tấn công, cành cây khô và chết.

Bên cạnh đó, nhện đỏ còn làm cho trái bị ngả vàng, sạm và nứt khi trái dần lớn lên. Hoa có thể bị héo, rụng dần. Đặc biệt, nhện đỏ còn truyền bệnh virus cho cây, khiến cây trồng mắc thêm nhiều căn bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Vòng đời của nhện đỏ ngắn nhưng mật độ sản sinh rất nhanh, các thế hệ chồng chéo nên chúng có thể kháng thuốc trừ sâu hóa học, mức độ gây hại khi đó càng nặng nề hơn. Vì vậy, bà con cần sớm phát hiện và tìm các biện pháp phòng trừ nhện đỏ nhanh chóng để ngăn ngừa lây lan và bảo vệ cây trồng.

Những cách trị nhện đỏ hiệu quả bạn nên áp dụng

Những cách phòng trừ nhện đỏ được Đồng Thành Công chia sẻ dưới đây sẽ giúp bà con kiểm sát và tiêu diệt loài côn trùng gây hại này nhanh chóng.

Sớm phát hiện để có phương án tiêu diệt nhện đỏ
Sớm phát hiện để có phương án phòng trừ nhện đỏ

Thường xuyên tưới phun sương

Tưới thường xuyên để cây trồng luôn có dư nhựa cung cấp cho phần nào nhựa bị nhện đỏ hút mất, cũng giúp cây không bị kiệt quệ. Nhện hay có ở mặt dưới của lá khi thời tiết khô nóng để hút dinh dưỡng của cây, việc thường xuyên tưới nước sẽ giúp rửa trôi bớt côn trùng gây hại cũng như làm bết dính các nhân của nhện khiến chúng không di chuyển được.

Đặc biệt, phun nước vào mùa nắng nóng còn giúp làm giảm mật độ nhện, bởi chúng thường thích sống trong các môi trường khô ráo. Trong điều kiện ẩm ướt, nhện đỏ tự bị đào thải và không còn “cơ hội” gây hại cho cây trồng.

Sử dụng bột mì, bột sắn, bột gạo

Đây là cách phòng trừ nhện đỏ bằng việc sử dụng những nguyên liệu sẵn có. Bà con có thể lấy 1 muỗng cà phê bột gạo, bột mì hoặc bột sắn pha với 2 lít nước rồi khuấy đều để có được hỗn hợp. Sử dụng hỗn hợp này phun lên các cây trồng bị nhện đỏ tấn công. Hỗn hợp này khiến dính chân nhện làm cho chúng không thể di chuyển và không thở được khi khô. Sau khi phun hỗn hợp 1 ngày, bà con nên phun lại bằng nước để rửa sạch lá để cây quang hợp bình thường.

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Sử dụng tinh dầu bạc hà là cách trị nhện đỏ hiệu quả khi mật độ ở mức thấp. Khi phun tinh dầu bạc hà lên cây sẽ có tác dụng lên phần da và mắt của nhện đỏ, làm cho chúng bị tiêu diệt ngay tức thì.

Biện pháp phòng trừ nhện đỏ nhờ thiên địch

Tạo điều kiện sinh sống lý tưởng cho các loài thiên địch của nhện đỏ cũng là một cách trị nhện đỏ trên cây cực kỳ an toàn mà nhiều bà con đang áp dụng. Đó có thể là các loại côn trùng săn mồi như bù lạch, ấu trùng bọ cánh gân, bọ trĩ bắt mồi, bọ rùa, bọ xít nhỏ… Những loài thiên địch này khi sinh sống trong khu vườn sẽ giúp giảm số lượng nhện đỏ.

Loại bỏ các cây bị nhện đỏ tấn công để ngăn chặn sự lây lan

Nhanh chóng dọn sạch những tàn dư thực vật, nhặt lá rụng, ngắt lá vàng và loại bỏ các phần cây bị nhiễm nhện đỏ chính là cách trị nhện đỏ hay mà bạn có thể tham khảo. Bỏ những lá cây bị nhện đỏ phá hoại vào túi ni lông kín và đem đốt hoặc cho vào thùng rác để tiêu diệt triệt để sự lây lan.

Dùng chế phẩm sinh học CNX-RS

Nếu bạn đang tìm cách trị nhện đỏ cho cây tối ưu nhất thì việc sử dụng chế phẩm sinh học CNX-RS. Chế phẩm này được Viện Di truyền nông nghiệp nghiên cứu và sản xuất từ là Nấm Xanh và Nấm Trắng. Hai loại nấm này có khả năng ký sinh, xâm nhiễm vào cơ thể của nhện đỏ, rệp sáp, côn trùng để tiêu diệt chúng với hiệu lực rất cao.

Điều đặc biệt là chế phẩm sinh học CNX-RS này có tác dụng kéo dài lên đến 30 ngày. Bà con có thể dùng để tưới gốc giúp diệt trừ các loại côn trùng gây hại mà không gây ảnh hưởng tới các vi sinh vật trong đất.

Qua những thông tin được nhắc đến hẳn là bạn đã hiểu rõ về tình trạng cây bị nhện đỏ cũng như cách trị nhện đỏ hiệu quả nhất trên cây trồng. Tin chắc khi nắm được những kinh nghiệm này việc canh tác cây trồng sẽ đảm bảo hơn. Còn cần tìm hiểu thêm thông tin nào khác về các kinh nghiệm trồng cây thì bạn hãy xem ngay tại Đồng Thành Công nhé.