Gừng là một loại gia vị phổ biến trong các món ăn của người Việt. Bên cạnh đó, chúng còn là một bài thuốc quý trong đông y. Trong nhóm cây gia vị, gừng là một loại cây dễ trồng, phát triển nhanh, không tốn nhiều công sức chăm sóc. Vì thế mà hiện nay, một số khu vực áp dụng cách trồng gừng trên quy mô lớn với hiệu quả kinh tế khá tốt.
Vậy phải làm thế nào để trồng gừng tại nhà không tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn đem đến củ to? Hãy cùng Đồng Thành Công đi tìm hiểu chi tiết về cách trồng gừng tại nhà trong bài viết này nhé.
Những điều cần chuẩn bị trước khi trồng gừng
Cách trồng gừng trong chậu hiện nay được rất nhiều người quan tâm với mong muốn tự trồng loại cây này tại nhà. Sau đâu là những điều cần chuẩn bị để tiến hành việc trồng gừng hiệu quả:
+ Nên trồng gừng vào tháng mấy?
Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng tốt là ở mức trên 20 độ C. Vì vậy, thời vụ trồng gừng hợp nhất ở miền Bắc là vào mùa Xuân, từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Ở các tỉnh miền Nam nên trồng cây này vào mùa mưa, từ tháng 4- tháng 5.
+ Đất trồng
Cây gừng có thể phát triển trong nhiều loại đất khác nhau như đất ẩm, đất xấu và khu vực có bóng râm. Nếu trồng gừng trên đồng ruộng, bạn cần phủ luống trước khi cây lớn. Tuy nhiên, khi cây đã sinh trưởng cao thì chỉ cần phủ ở gốc.
Để đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất, thì bà con nên trồng gừng trong đất có khả năng thoát nước tốt. Trước khi trồng, đất cần được tiến hành làm sạch, cày sâu 20cm để đảm bảo độ tơi xốp.
Sau đó, tiến hành bón phân và chế phẩm sinh học trước khi lên luống. Chiều cao của luống từ 10-20cm và rộng 40-50cm (trồng 2 hàng/ luống), mặt luống san phẳng và đào thêm rãnh thoát nước.
Nếu trồng gừng trong bầu hoặc túi, bạn cũng tiến hành khâu chuẩn bị đất tương tự như trên. Đường kính của túi hoặc bầu đạt từ 40-50cm đủ để củ gừng thoải mái sinh trưởng.
+ Dụng cụ trồng cây
Nếu diện tích rộng bạn hãy trồng trực tiếp ra đất vườn, ruộng. Ngoài ra, cũng có thể tận dụng chậu, thùng xốp hoặc bao xi măng cũ để trồng gừng. Trước khi đem trồng hãy rửa bao xi măng thật sạch, đục lỗ ở đáy bao để thoát nước.
+ Chọn giống
Người dân trồng tại gia đình thường hay mua phải gừng non làm giống khiến củ dễ thối, tỉ lệ sống thấp. Để biết củ gừng có đủ điều kiện trồng hay không, bạn hãy quan sát một số đặc điểm sau đây: Bên trong củ gừng màu vàng đậm, đỉnh sinh trưởng của củ có eo thắt lại. Đây là dấu hiệu củ gừng đã già và thích hợp để làm giống.
Hiện nay, có nhiều loại giống gừng được trồng, tuy nhiên, có 2 loại phổ biến nhất là giống gừng Trâu và gừng Gié. Bà con nên lựa chọn giống gừng phù hợp với mục đích và điều kiện trồng cây của mình.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng gừng tại nhà
Để trồng cây gừng, trước tiên bà con cần ủ ẩm củ gừng bằng cách xếp chúng thành một đống lớn, sau đó phun nước toàn bộ đống gừng và dùng một lớp bọc đậy lên trên để giữ độ ẩm. Việc ủ ẩm cần tiến hành 2 ngày/lần.
Khi củ gừng đã nảy mầm, bạn có thể tách chúng thành từng đốt để trồng. Trước khi trồng và chờ sau khi đã lành vết cắt thì có thể bôi thuốc diệt nấm và rệp lên củ gừng. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra các mắt gừng trong quá trình ủ, nếu thấy có mắt gừng chín ép thì cần tách bỏ chúng.
Khi trồng cây gừng, bạn nên trồng từ 2-3 mầm trong một bao, đảm bảo các mắt mầm hướng lên trên và sau đó tiến hành phủ đất mịn lên trên củ. Nên ấn chặt tay để củ gừng đứng thẳng và không bị nghiêng, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất trồng. Nếu diện tích đất rộng, bạn có thể lên luống để có được năng suất cao hơn.
Bên cạnh cách trồng gừng trong đất, bạn có thể trồng chúng bằng nước, tuy nhiên cách trồng này không đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Chi tiết về chế độ chăm sóc cây gừng
Sau khi hoàn tất cách trồng gừng, bạn cần thực hiện quy trình chăm sóc để cây nhanh lớn và cho năng suất cao. Cụ thể như sau:
Tưới nước
Cây gừng ưa ẩm nhưng không chịu được ứ đọng nước cho nên cần được tưới nước đúng. Trong giai đoạn mới trồng bạn nên tưới 2 lần/ngày, khi cây ra nhiều lá thì giảm xuống còn 1 lần/ngày. Gần thời gian thu hoạch, hãy ngừng tưới nước để củ đạt được chất lượng tốt nhất.
Bón phân
Trong kỹ thuật trồng gừng, để cây phát triển tốt bạn nên bón phân thường xuyên, sử dụng các loại phân hữu cơ an toàn với môi trường và con người. Nên hòa tan phân vào nước và tiến hành tưới cho cây, tần suất khoảng 2 tháng/ 1 lần. Bên cạnh đó tiến hành cần nhổ cỏ dại và vun xới đất để che kín nhánh gừng.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây gừng ít bị sâu bệnh phá hại nhưng khi mầm mới nhú thì dễ bị ốc sên ăn. Nếu thấy dấu hiệu thối củ, rễ, thân hoặc lá khi khô thì nên nhổ bỏ cả gốc gừng để tránh lây lan sang các cây khác.
Thu hoạch gừng sau khi trồng
Tùy vào nhu cầu sử dụng, thời gian thu hoạch gừng có thể khác nhau, thường thì bạn có thể thu hoạch từ 5 tháng trở đi. Khi thu hoạch, bạn hãy cẩn thận để tránh làm gãy, dập nát củ nhé. Từ 7 – 8 tháng sau khi trồng, cây gừng sẽ già, lá héo, lúc này ngừng tưới nước để chuẩn bị thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch và bảo quản gừng ở nơi thoáng mát.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng gừng mà Đồng Thành Công muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin có được, bạn sẽ tiến hành quá trình canh tác được thuận lợi, thu về hiệu quả cao. Để có thêm thông tin về cách trồng các loại cây khác, hãy xem thêm những bài đăng tại Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Kỹ thuật cách trồng chanh dây tại nhà đạt năng suất cao
Top những loại cây có gai dễ tìm và phổ biến nhất
10 Loại cây chịu hạn tốt nhất không cần chăm vẫn sống tốt
Cách nhận biết và phòng trừ bệnh rỉ sắt trên cây trồng hiệu quả
Bạn có biết lý do vì sao lá cây có màu xanh lục?
{TOP} 5+ Mẫu thiết kế cảnh quan resort ấn tượng và sáng tạo nhất