Mách bạn những cách trị sâu cuốn lá hiệu quả nhanh

04/05/2024

Sâu cuốn lá là loại côn trùng gây bệnh hại lúa, chúng tấn công cây lúa trong giai đoạn làm đòng, trổ bông. Vì thế khi bị sâu cuốn lá tấn công, cây sẽ kém phát triển và ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch. Vì thế mà bà con cần nắm được cách trị sâu cuốn lá đúng cách để cây lúa khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Sâu cuốn lá là một loại sâu bệnh gây hại
Sâu cuốn lá là một loại sâu bệnh gây hại mùa màng

Bài viết ngày hôm nay công ty Đồng Thành Công sẽ gửi đến bạn một số cách trị sâu cuốn lá nhanh chóng và hiệu quả.

Tìm hiểu về sâu cuốn lá

Trước khi đến với cách trị sâu cuốn lá thì bà con cần phải hiểu về loại sâu gây bệnh này. Sâu cuốn lá thường gây hại trên diện rộng ở giai đoạn khi lúa đẻ nhánh. Chúng phát triển nhanh và mạnh khiến lúa bị lép hạt gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và thu nhập của người nông dân.

Sâu cuốn lá tấn công khiến cho cây chậm phát triển
Sâu cuốn lá tấn công khiến cho cây trồng sinh trưởng kém

Sâu cuốn lá tấn công bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại ở bên trong. Loại sâu này sẽ ăn phần thịt lá, chừa lại lớp biểu bì khiến cho lá giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục dẫn đến cây sinh trưởng yếu. Ngoài ra, nếu sâu gây hại lúc lúa trổ đòng khiến hạt lép, kém năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện tích rộng làm ruộng trở nên xơ xác rất nhiều.

Theo như một số nghiên cứu có hai loại sâu chính:

  • Sâu cuốn lá nhỏ: Loại sâu này sẽ cuốn lá lúa theo chiều dọc của gân lá, sau đó ẩn mình ở bên trong, gặm các chất xanh của lá, chỉ để lại phần biểu bì. Khi sâu tấn công mạnh, lúa trở nên kém phát triển và giảm năng suất.
  • Sâu cuốn lá lớn: Chúng sẽ cắn cụt đầu lá và ăn khuyết mép lá. Trên các cánh đồng, sâu sẽ phá hại thành các chùm, mật độ sâu nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng lúa. Tổ sâu còn làm rỗ đồng, khiến đòng bị nghẹn. Vì thế, bà con cần phải có cách trị sâu cuốn lá kịp thời tránh làm mất năng suất của lúa.

Sâu cuốn lá có đặc điểm sinh thái nào?

Sâu thường hoạt động đẻ trứng vào đêm, ban ngày sẽ ẩn nấp, xu tính mạnh với ánh sáng và hầu như con cái mạnh hơn đực. Chúng tìm đến những thửa ruộng xanh tốt đẻ trứng, mỗi giống cái sẽ đẻ trên 100 quả trứng và rải rác trên lá lúa.

Loại sâu này thường gây hại trên bề mặt lá lúa
Loại sâu này thường gây hại nghiêm trọng trên bề mặt lá lúa

Sâu non 1 tuổi sẽ linh hoạt, bò trên khắp mặt lá, chui vào nõn, bao lá cũ hoặc mặt trong bẹ.

Giai đoạn từ 2-3 tuổi trở đi, nó sẽ nhả tơ để khâu hai mép lá, cuộn thành tổ để nằm bên trong gây hại.

Khi đã lớn, sâu di chuyển ra bao cũ để phá lá mới, mỗi con gây hại 4-9 lá. Thời gian di chuyển vào buổi chiều và tối, những ngày râm mát, trời mưa sẽ di chuyển bất kỳ lúc nào.

Khi sâu non đủ sức chuyển vàng hồng và chui khỏi bao, bò xuống gốc lúa, dệt kén mỏng hóa nhộng.

Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá trên cây lúa

Sâu gây hại lúa sẽ ăn mô lá, chỉ thừa lại phần biểu bì màu trắng làm mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp của cây lúa. Nó sẽ cuốn thành ống và nằm bên trong để gây hại. Khi lúa bị tấn công sẽ xơ xác, nhìn xa thấy bạc trắng và khả năng sinh trưởng giảm đáng kể.

Sâu sẽ ăn mô lá khiến cho cây lúa héo úa
Sâu sẽ ăn mô lá khiến cho cây lúa héo úa và còi cọc

Khi sâu gây hại trong lúc lúa làm đòng, khiến hạt lép, ảnh hưởng đến năng suất sau thu hoạch. Ngoài ra, những vết thương ở mép lá do sâu gây ra còn tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây nhiều bệnh hại lúa. Thửa ruộng rậm rạp, sạ quá dày hay bón nhiều phân thường bị hại lớn. Bà con lựa chọn cho mình cách trị sâu cuốn lá phù hợp để phòng ngừa chúng, giúp cây lúa luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Một số cách trị sâu cuốn lá hiệu quả và nhanh chóng

Giúp tăng năng suất lúa khi thu hoạch, bà con cần có các biện pháp để phòng ngừa sâu cuốn lá. Dưới đây công ty Đồng Thành Công sẽ gửi đến bạn các cách phòng trừ sâu cuốn lá hiệu quả nhé:

Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá
Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá để bảo vệ mùa màng

+ Biện pháp canh tác phù hợp

Cần phải vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại xung quanh bờ, khiến sâu không có chỗ ẩn náu để gây hại.

Sử dụng phân bón kali, lân, đạm cân đối, không được bón đạm muộn hoặc quá nhiều.

Bà con nên gieo sạ ở mật độ vừa phải, nhất là những giống lúa to, chịu phân.

Bạn cần phải thường xuyên thăm đồng, để nhanh chóng phát hiện và có cách trị sâu cuốn lá.

+ Áp dụng biện pháp sinh học

Trong cách trị sâu cuốn lá bằng phương pháp sinh học, bạn chú ý bảo vệ thiên dịch như: Nấm, ong mắt đỏ, các loại ăn thịt…

Ở giai đoạn lúa trước 40 ngày tuổi sau sạ hoặc trước 30 ngày sau cấy, sâu bệnh sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn, vì thế không cần phun thuốc  bảo vệ thiên dịch.

+ Dùng biện pháp hóa học

Nếu sâu bệnh ở mật độ cao, bà con sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Tasieu 5wg, fm-tox 25ec, vithadan 95wp. Phun thuốc khi sâu còn nhỏ sẽ có hiệu quả cao nhất.

Thời điểm để phun phù hợp nhất

Sự phát triển của sâu cuốn lá nhỏ sẽ phụ thuộc vào thời kỳ cây lúa. Cùng một cánh đồng sẽ có nhiều mảnh cấy ở các vụ khác nhau, vì thế mà trứng cũng nở ở nhiều thời điểm. Những thửa ruộng nhanh phát triển, cấy trước, nhiều đạm, gần khu dân cư, đường quốc lộ, trời tối sẽ có nhiều ánh điện nên mật độ bướm cao, từ đó trứng sâu nở sớm hơn.

Cần thăm ruộng 2 ngày/lần, khi kiểm tra bà con xua ngọn lá lúa nếu thấy mật độ bướm nhiều thì phun thuốc trừ sâu. Nếu lúa xuôi trái, sâu cuốn lá nhỏ sẽ ít gây hại, mặc dù mật độ bướm tăng cao.

Bạn chỉ nên phun thuốc trừ sâu khi thấy trên diện tích ruộng có mật độ sâu non tầm 50 con/m2 ở giai đoạn đẻ nhánh và 20 con/m2 ở giai đoạn làm đòng. Lưu ý cách trị sâu cuốn lá bằng thuốc hóa học để đạt hiệu quả cao nhất thì hãy tuân thủ đúng 4 nguyên tắc trong sử dụng thuốc.

Trên đây, công ty Đồng Thành Công đã gửi đến người trồng một số phương pháp phòng ngừa sâu cuốn lá kịp thời, tránh ảnh hưởng đến cây lúa. Hy vọng rằng, với cách trị sâu cuốn lá ở trên bạn có thể áp dụng để phòng ngừa chúng, giúp vụ mùa đạt năng suất cao.