Hướng dẫn cách trồng lan kiếm nở hoa rực rỡ mà không phải ai cũng biết

21/11/2023

Hiện nay, không chỉ lan phi điệp mà đến cả lan kiếm cũng là một cái tên rất hot trong giới chơi lan. Cây lan kiếm không chỉ có nhiều loại khác nhau mà mặt hoa cũng rất phong phú, thậm chí còn cả những loài đột biến với giá trị rất lớn đáng để chơi và kinh doanh.

Lan kiếm là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng
Lan kiếm là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích

Vậy thì cách trồng lan kiếm mới mua về được tiến hành như thế nào là đúng, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh và sai hoa? Cùng Đồng Thành Công tìm hiểu ngay thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thông tin về cây lan kiếm

Trước khi tìm hiểu về cách trồng lan kiếm thì chúng ta cùng điểm qua vài thông tin về loại cây cảnh này nhé. Lan kiếm có danh pháp khoa học là Cymbidium, đây là một chi gồm 60 loài phân bố rộng rãi ở châu Á nhiệt đới và khu vực cận nhiệt đới.

Hoa lan kiếm sở hữu vẻ đẹp cực kỳ tinh tế, thanh cao
Hoa lan kiếm sở hữu vẻ đẹp cực kỳ thanh cao, tinh tế

Lan kiếm thuộc loại thân thảo, phân nhánh và mọc thành từng bụi. Phần thân cây là những bẹ lá dày mọc từ gốc, có màu xanh mướt, phần lá có hình lưỡi kiếm, khá cứng, có chiều dài 50 – 70cm, chiều rộng 3 – 5cm. Điều khá thú vị là lá lan kiếm có thể thay đổi theo môi trường, thời tiết. Hoa lan kiếm có màu sắc rực rỡ và hương thơm dịu nhẹ, mỗi cây có 2 – 3 cành hoa và mỗi năm có đến 3 lần ra hoa.

Hiện nay lan kiếm có 4 loại phổ biến là lan kiếm tiên vũ, lan kiếm lô hội, lan kiếm dừa và lan kiếm hai màu.

Hướng dẫn chi tiết về cách trồng lan kiếm đúng khoa học

Để cây lan kiếm có thể sinh trưởng tốt thì bạn cần nắm được cách trồng lan kiếm đơn giản nhất được chia sẻ chi tiết dưới đây:

Trồng lan kiếm tại nhà là xu hướng của rất nhiều người
Trồng lan kiếm tại nhà là xu hướng của nhiều gia đình

+ Giá thể trồng cây

Là một loại địa lan, lan kiếm thích nghi với nhiều loại giá thể khác nhau, miễn sao có thể giữ đủ ẩm, thoát nước tốt, thoáng khí là được. Chúng ta có thể kể đến như những loại giá thể phổ thông nhất như: vỏ thông, dớn cọng, gỗ băm nhỏ, trấu hun, vỏ lạc hun, đá bọt, giá thể tổng hợp, than củi, viên sỏi nhẹ, xơ dừa… Mỗi loại giá thể sẽ có một công dụng, chức năng riêng, cần sự kết hợp giữa các loại giá thể để tạo nên một hỗn hợp giá thể tốt nhất cho cây trồng.

Tất nhiên, bạn cần xử lý giá thể thật sạch trước khi trồng lan để đảm bảo cây có được môi trường sống sạch nhất, không chứa mầm bệnh.

Bạn có thể sử dụng phân bón lót đi kèm khi trồng cây lan kiếm, loại được sử dụng nhiều nhất là phân trâu, bò ủ hoai mục kết hợp giá thể hoặc phân trùn quế. Với hỗn hợp giá thể này, cây lan kiếm có thể phát triển khỏe mạnh nhất.

+ Lựa chọn chậu trồng lan kiếm

Trong kỹ thuật cách trồng lan này, đây là loại lan thích trồng trong chậu bởi chúng ưa ẩm và không cần quá thoáng gió.

Cây hoa lan kiếm có tốc độ phát triển nhanh chóng, vì thế chúng ta cần chọn loại chậu có đáy sâu vừa phải, miệng loe rộng. Bộ rễ của lan kiếm phát triển mạnh mẽ, nếu chậu quá nông sẽ thiếu không gian để cây phát triển, chậu quá sâu thì kín khí và tốn giá thể. Về chất liệu chậu, chúng ta thường sử dụng chậu xi măng hoặc chậu sứ.

+ Chuẩn bị giống cây

Giống cây lan kiếm hiện nay được nhân giống bằng 3 phương pháp dễ dàng nhất, đó chính là tách thân từ cây mẹ hoặc nhân giống từ hạt, hoặc nuôi cấy mô.

Đối với lan kiếm được nhân giống từ hạt hoặc nuôi cấy mô, bạn chỉ cần tách cây ra khỏi bầu và đặt chúng vào trong chậu trồng là được. Đối với cây lan kiếm được tách từ bụi cây mẹ, bạn cần tiến hành xử lý vết cắt bằng keo liền sẹo và tuyệt đối không để nước bám vào vì rất dễ bị thối nhũn.

Cây lan kiếm sở hữu sức sống mạnh mẽ nên các bạn không cần quá lo lắng nhé, chúng khá dễ thích nghi.

+ Cách trồng lan kiếm vào chậu

Bạn cho giá thể theo thứ tự kích thước to xuống dưới cùng, giá thể nhỏ ở trên. Thường thì mình sẽ để để đáy chậu là các miếng xốp không hút nước, để kênh lên cho chậu có được khả năng thoát nước tốt và thoáng khí hơn. Sau đó bắt đầu đổ giá thể lên trên để khoảng ¾ chậu thì đặt cây lan kiếm và tiếp tục rải giá thể xung quanh.

Các bạn nên lưu ý để gốc cây lan kiếm hở, thoáng khí, tránh lấp chặt bởi dễ làm chúng bị úng nước dễ chết.

Sau đó đặt cây ở những nơi thoáng khí, tránh mưa nắng trực tiếp và đợi đến ngày hôm sau rồi tiến hành tưới đẫm cho cây. Những ngày sau đó thì tưới 1 lần/ ngày, nhưng hãy đảm bảo giá thể khô mới tiến hành tưới, tuyệt đối không để giá thể ẩm trong thời gian liên tục.

Chi tiết cách chăm sóc cây lan kiếm đúng kỹ thuật

Sau khi áp dụng cách trồng lan kiếm mới tách thì bạn cần áp dụng cách chăm sóc dưới đây để cây sinh trưởng tốt nhất nhé.

Tưới nước, chăm sóc cẩn thận để cây lan phát triển tốt
Tưới nước, chăm sóc cẩn thận để cây lan luôn xanh tươi

+ Tưới nước

Cây lan kiếm không thích hợp với môi trường đất ẩm ướt liên tục. Vì thế bạn cần kiểm tra giá thể trước khi tưới, nếu còn ẩm thì chưa cần tưới cho cây.

Về cách tưới, giá thể trồng lan kiếm thường thoát nước nhanh nên bạn sẽ cần tưới nước cho cây 2 lần/ ngày. Lần 1 tưới từ lá cho đến giá thể cho cây ngấm nước dần. Sau khoảng 10-15p tiến hành tưới lại cho giá thể ngấm đủ nước. Thời gian tưới cây thích hợp là buổi sáng từ 7-8 giờ hoặc chiều tối 5-7 giờ.

+ Chế độ nắng

Cây lan kiếm chịu nắng khá tốt, ánh sáng tự nhiên từ 50-70%. Bạn có thể sử dụng lưới để cản bớt ánh sáng mặt trời lại hoặc đặt chậu cây dưới bóng cây thưa hoặc dưới tầng 2 của giàn lan nhé.

+ Phân bón cho lan

Bạn có thể lựa chọn các loại phân bón hữu cơ và vô cơ cho lan kiếm. Với phân hữu cơ thì nên sử dụng phân trùn quế, phân trâu bò hoặc ủ nấm trichoderma. Với phân bón vô cơ, nên chọn các loại phân tan chậm cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trồng lan kiếm đơn giản nhất mà Đồng Thành Công muốn chia sẻ. Chúc các bạn thành công nhé!