Chúng ta hẳn là không xa lạ gì với loại nấm bào ngư phải không, đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là món ngon trong bữa ăn của nhiều gia đình. Ngoài việc mua sẵn, hiện nay nhiều gia đình đã áp dụng mô hình trồng nấm bào ngư tại nhà.
Vậy nấm bào ngư có trồng tại nhà không? Cách trồng nấm bào ngư xám hay trắng tại nhà dễ hay khó? Và cần lưu ý điều gì khi trồng loại nấm này? Cùng Đồng Thành Công tìm hiểu hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu một vài thông tin về cây nấm bào ngư
Nấm bào ngư là một loại nấm tươi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng trong việc giải độc, bảo vệ các tế bào gan, giúp kháng virus, kháng ung thư và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Theo kinh nghiệm của người trong nghề, so với các loại nấm khác trên thị trường, nấm bào ngư khá dễ trồng trên nền các loại rơm rạ, bã mía và mùn cưa… Cây nấm phát triển khỏe mạnh cho nên nếu đây là lần đầu tiên bạn trồng nấm thì bạn hãy thử áp dụng cách trồng nấm bào ngư ở nhà nhé. Không chỉ vì bổ dưỡng hay hương vị thơm ngon mà loại nấm bào ngư khá dễ trồng, mau lớn.
Điều kiện sinh trưởng của cây nấm bào ngư
Bạn đừng nghĩ mình phải chuẩn bị các nguyên liệu hay giá thể đắt tiền vì cách trồng nấm bào ngư tại nhà thực sự rất đơn giản. Quá trình trồng nấm có khá nhiều giai đoạn và mỗi bước sẽ yêu cầu một điều kiện môi trường khác nhau. Cụ thể là:
Giai đoạn ban đầu
- Giá thể: Mỗi loại nấm sẽ cần một chất nền khác nhau và quan trọng là bà con phải chọn đúng chất nền phù hợp. Đối với nấm bào ngư, bạn nên chọn chất nền gồm mùn cưa, rơm rạ, bã cà phê và bìa cứng là đủ để cây phát triển tốt.
- Nhiệt độ: Mức nhiệt độ lý tưởng nhất để trồng nấm bào ngư là khoảng 20 – 24 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm chậm quá trình xâm lấn, nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì lại làm gia tăng tốc độ phát triển khiến cây nấm nhiễm bẩn cao.
- Không khí: Cần đảm bảo không khí trong lành và tăng cường lưu thông không khí để tăng cường quá trình trao đổi chất.
- Khu vực trồng không có ánh sáng hoặc ánh sáng yếu: Giữ cây nấm ở bóng tối sẽ giúp ngăn tình trạng nấm bị dập sớm, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn để cây trong bóng tối hoàn toàn, bạn có thể đặt nấm này trong tủ, trong hộp hoặc phòng tối.
Giai đoạn đậu quả
Đây được xem là giai đoạn khá thú vị trong cách trồng nấm bào ngư tại nhà vì bạn có thể quan sát chúng dần lớn lên trông thấy.
- Ánh sáng: Khác với các loại cây rau, cây nấm không cần đến ánh sáng trực tiếp, nấm bào ngư chỉ cần ánh sáng gián tiếp để hấp thụ dinh dưỡng từ chất hữu cơ. Vậy nên, bạn có thể đặt cây nấm ở nơi gần cửa sổ hoặc bóng râm.
- Độ ẩm cao: Độ ẩm lý tưởng trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám là khoảng từ 80 – 95% nên nếu ở nơi quá khô thì bà con nên tiến hành phun nước 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm.
- Nhiệt độ: Thông thường nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây nấm trong giai đoạn này là khoảng 10 – 25 độ C vì thế cây nấm dễ trồng trong nhà.
- Trao đổi không khí: Trong cách trồng cây nấm bào ngư, việc trao đổi và lưu thông trong không khí trong lành là điều rất cần thiết.
Hướng dẫn cách trồng nấm bào ngư tại nhà đơn giản
Hiện tại, có 2 cách trồng nấm bào ngư tại nhà mà bà con có thể tham khảo và đánh giá xem điều kiện của mình phù hợp với cách trồng nào nhé:
Cách trồng nấm bào ngư từ phôi
Trong cách trồng nấm bào ngư bằng phôi, bà con thực hiện theo các bước trồng nấm bào ngư dưới đây:
- Bước 1: Bạn tìm mua phôi giống nấm tại những cửa hàng chuyên bán cây giống uy tín.
- Bước 2: Bà con tiến hành chia đều các nguyên liệu trồng nấm và cho vào trong từng bịch nilon rồi dùng tay gập 2 đáy túi lại theo góc vuông, sau đó cho rơm rạ vào đáy và đè thật chặt xuống đáy túi với độ dày khoảng 5cm.
- Bước 3: Rải phôi nấm xung quanh thành túi nilon và nhớ tiến hành ép sát phôi ra ngoài thành túi.
- Bước 4: Tiếp tục cho lớp rơm thứ 2 lên rồi thực hiện việc rải phôi tương tự cho đến khi đủ 4 lớp. Đến lớp rơm trên cùng, bạn hãy rắc phôi lên trên mặt rơm, để dành một vòng tròn nhỏ để nhét miếng bông gòn sau đó cột chặt miệng túi lại. Lưu ý mỗi tầng rơm sẽ dày khoảng 5 – 7cm và mỗi túi nilon như thế sẽ cấy khoảng 50g giống nấm.
- Bước 5: Sau khi thực hiện xong, bạn cho cây nấm sinh trưởng trong điều kiện thích hợp ở mỗi giai đoạn. Sau 25 ngày, bạn có thể kiểm tra để thấy cây nấm bắt đầu sinh trưởng, lúc này mở nút thắt miệng túi nilon và rạch khoảng 6 – 8 vết mỗi bịch để cây nấm phát triển. Lưu ý là không được rạch đáy hay miệng túi. Trong thời gian này, đừng quên phun sương từ 4 – 6 lần cho mỗi túi nấm.
- Bước 6: Đến khi tai nấm có đường kính khoảng chừng 3 – 5 cm là có thể thu hoạch được. Hái xong, bạn không cần tưới nước ngay mà nên chờ vài tiếng sau hãy tưới. Sau khi thu hoạch, bạn có thể chờ thêm 1 tuần để cây nấm sinh trưởng tán mới.
Tư vấn cách trồng nấm bào ngư trong thùng xốp
Tương tự như kỹ thuật trồng nấm bào ngư tại nhà bằng phôi, bạn cũng cần tìm điểm mua phôi nấm để bắt đầu tiến hành. Sau đây là hướng dẫn trồng nấm bào ngư trong thùng xốp chi tiết nhất.
- Bước 1: Bạn chọn vị trí trồng nấm trong nhà phù hợp, chú ý đến khu vực có độ ẩm cao, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó, bạn chọn thùng xốp có độ cao chừng 40cm rồi đục lỗ ở xung quanh để tạo sự thông thoáng và dán miếng nilon trong lên mặt thùng xốp để giữ độ ẩm.
- Bước 2: Bạn cho phôi nấm vào thùng rồi xếp chồng lên nhau, đừng quên tháo bông gòn ở miệng phôi ra nhé.
- Bước 3: Trong cách nuôi trồng nấm bào ngư, bạn dùng bình xịt phun sương để tưới nấm để tạo độ ẩm tốt.
- Bước 4: Đến khi thấy nấm phát triển, bạn hãy tưới nước vào tai nấm để cây lớn nhanh. Chú ý vào ngày nắng nóng, bạn nên cho thêm một vài cục đá vào để làm giảm nhiệt độ bên trong thùng xốp nhé.
- Bước 5: Vậy trồng nấm bào ngư bao lâu thu hoạch? Sau khoảng 10 ngày, bà con có thể thu hoạch nấm. Khi thu hoạch bạn cần dùng tay nắm sát cổ nấm rồi lắc nhẹ để rút cả chùm nấm ra. Sau khi thu hoạch xong, bạn chờ thêm 1 tuần rồi tiếp tục chăm sóc để thu hoạch những đợt kế tiếp.
Trên đây là những tư vấn chi tiết về cách trồng nấm bào ngư tại nhà để bà con tham khảo và áp dụng. Hy vọng với chia sẻ này bạn sẽ thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư trong nhà và thu được năng suất tốt nhất. Còn cần tìm hiểu thêm thông tin nào khác trong quá trình canh tác, quý bạn đọc hãy xem ngay website Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
10 Loại cây treo tường ấn tượng giúp không gian nổi bật
Cách trồng ớt đúng chuẩn, sai trái dành cho người mới
Tìm hiểu về những tác dụng của xơ dừa đối với cây trồng
Tư vấn cách trồng tỏi ngay tại nhà đảm bảo hiệu quả
Top những cây có hương thơm mà bạn nên đặt trong nhà
Cây lưỡi hổ có độc không? Lưu ý khi trồng loại cây này