Hiện nay, măng tây dần phổ biến hơn ở nước ta bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách trồng măng tây nhìn chung không quá phức tạp, bạn có thể trồng bằng cây hoặc bằng hạt đều được.
Trong nội dung bài viết dưới đây, Đồng Thành Công sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn đọc về cách trồng măng tây chi tiết nhất. Cùng tham khảo để dễ dàng canh tác ngay tại nhà nhé.
Tìm hiểu chung về măng tây
Cây măng tây có tên khoa học là Asparagus Officinalis, là một loài thực vật lâu năm và có nguồn gốc từ các nước Bắc Phi, châu Âu và Tây Á. Loài cây này du nhập vào nước ta từ vào khoảng năm 1960 và được trồng nhiều ở khu vực Đông Anh – Hà Nội, Kiến An – Hải Phòng hay Đức Trọng – Lâm Đồng.
Măng tây có phần thân dày, xốp, có màu nâu sáng, đường kính chừng 5-6 mm. Đặc biệt thân cây mọc ngầm trong đất, có nhiều rễ dài nên thường được gọi là cây thân rễ. Phần thân vươn khỏi mặt đất có lá hình kim. Măng tây cũng có hoa, nhưng hoa cực kỳ nhỏ, có màu lục, hình chuông và mọc ở nách lá. Quả măng tây hình cầu, dày và có màu đỏ đặc trưng.
Măng tây có 3 màu sắc phổ biến: trắng, tím và xanh. Trong đó, cây màu tím chứa nhiều chất photochemical và anthocyanins, giúp cây măng có màu tím độc đáo. Còn măng tây xanh khi được trồng ở khu vực ít ánh sáng sẽ tạo ra loại măng tây trắng. Đây là một loại cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe nên ngày càng được ưa chuộng trong bữa cơm gia đình.
Với những ưu điểm tuyệt vời như thế thì hẳn bạn không cần băn khoăn về việc có nên trồng măng tây không. Hãy ghi ngay cách trồng và chăm sóc cây măng tây xanh được chia sẻ dưới đây để có được nông sản sạch sử dụng tại nhà nhé.
Những điều cần biết khi thực hiện cách trồng măng tây
+ Nên trồng măng tây mùa nào?
Câu hỏi cách trồng măng tây vào mùa nào thích hợp được khá nhiều bà con quan tâm. Theo kinh nghiệm chung, thời điểm gieo trồng măng tây tốt nhất là vào vụ thu đông từ cuối tháng 8 – tháng 3 và vụ xuân hè từ tháng 2 – tháng 6.
+ Điều kiện nhiệt độ
Cây măng tây có thể phát triển tốt ở trong môi trường khí hậu mát, ưa nắng và cần tưới nhiều nước, nhưng khả năng chịu rét và ngập úng kém, trong điều kiện trời nắng nóng thì loại cây này cũng khó sinh trưởng tốt. Nhiệt độ lý tưởng nhất để trồng măng tây là khoảng 25 – 30°C.
+ Chọn đất trồng
Măng tây là loại cây khá kén đất trồng, đất trồng phải giàu mùn, độ phì nhiêu và nhiều phù sa, loại đất tốt nhất để trồng cây là đất thịt nhẹ, đất phù sa hoặc đất pha cát. Tuy nhiên đất trồng có mực nước ngầm thấp trên 1,5m cũng như đảm bảo việc làm đất kỹ càng, cày xới, bón phân để đảm bảo giàu dinh dưỡng hữu cơ.
Đất cần có độ pH trong khoảng 6,5 – 7. Cây măng tây không nên trồng trên các loại đất sỏi đá, đất phèn hay đất ngập úng.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng măng tây tại nhà
Rất nhiều người băn khoăn cách trồng măng tây có khó không? Nhìn chung cách ươm và trồng măng tây khá đơn giản, bạn có thể thu hoạch chỉ sau 6 tháng và duy trì việc thu hoạch trong 4-8 năm tiếp theo. Thời điểm vàng để tiến hành thu hoạch măng tây là từ tháng 3 đến tháng 5.
Trồng măng tây công nghệ cao bằng hạt
Đầu tiên, bạn đem hạt giống đi ngâm trong nước ấm (tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh) trong 12 giờ. Sau đó, vớt ra để ráo rồi đem ủ chúng trong khăn ẩm khoảng 9-12 ngày để hạt nứt nanh. Tiếp đến, bạn đem ươm hạt giống vào các bầu cây hoặc trồng trực tiếp trên đất ở vườn ươm.
Nếu ươm hạt vào bầu, bạn nên chọn những loại bao polyetylen có kích thước 7×12 cm và dưới đáy có đục sẵn lỗ thoát nước. Cho đất sạch, tro trấu và phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 3 đất : 1 phân) vào bầu, rồi dùng que chọc 1 lỗ có độ sâu 0,5 – 1cm, đặt hạt giống vào và nhẹ nhàng lấp lại.
Trong giai đoạn này, cứ sau 12 đến 15 tiếng thì bạn nên sử dụng bình phun hoặc hệ thống phun mưa để tưới cây. Ngoài ra, bạn nên dùng giàn che để ngăn chặn những ảnh hưởng của nắng mưa. Cây sẽ nảy mầm sau khoảng 7 ngày gieo trồng.
Cách trồng măng tây trên đất cát bằng cây
Nếu dự định trồng măng tây bằng cây, bạn có thể bỏ qua quá trình 15 ngày ươm hạt. Tuy nhiên, bạn cần tiến hành xử lý đất 1 tháng trước khi trồng.
Đầu tiên, đất cần được thực hiện xới đến độ sâu 40 – 50 cm, điều này giúp thân cây măng tây có thể mọc rễ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cần dọn sạch cỏ và phun thuốc diệt trừ mầm bệnh.
Trước 15-10 ngày ươm, tiến hành bón lót cho đất trồng khoảng 150 kg phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại, 4-5 kg phân lân/ 100 m2 và 7-8 kg vôi bột.
Sau đó, lên luống trồng cây với chiều 20-25 cm, chiều rộng khoảng 0,8 – 1 m để ngăn ngừa tình trạng ngập úng. Mỗi luống cây cách nhau ít nhất 90 cm để có thể tạo rãnh thoát nước ở giữa.
Khi trồng cây, bạn đào những hố sâu khoảng 20-30 cm giúp cho thân cây nhanh bén rễ, đồng thời đảm bảo khoảng cách giữa các hố là 40-50 cm để cây có đủ không gian và chất dinh dưỡng phát triển.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc măng tây chi tiết nhất
Để cây măng tây có thể sinh trưởng khỏe mạnh, cho chất lượng tốt, năng suất cao thì bà con nên lưu ý một số thông tin về chế độ chăm sóc như sau:
+ Tưới nước
Vào mùa nắng, bà con có thể tiến hành tưới nước thường xuyên, bên cạnh đó phủ thêm rơm rạ, tro trấu trên mặt luống cây để giữ ẩm. Lưu ý bạn không nên tưới cây sau 17h để tránh làm hư những mầm non mới nhú.
Vào mùa mưa, bạn nên kiểm tra rãnh thoát nước thường xuyên, tránh tình trạng ngập úng khiến cho cây thối rễ.
+ Cách bón phân
Sau khi trồng cây khoảng 15-20 ngày, bạn có thể tiến hành bón thúc cho cây bằng cách pha hợp chất NPK 15-15-15 với nước rồi tưới vào phần gốc cây.
Sau đó, cứ cách khoảng 10-15 ngày, bạn lại thực hiện việc bón thúc bằng phân NPK với tỷ lệ 16-16-8 và kết hợp thêm cũng các loại phân bón vi sinh khác. Bạn nên dừng bón phân trước khi thu hoạch 15 ngày.
+ Phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Cây măng tây có thể mắc các loại sâu bệnh như: Sâu xanh, các loại rệp, sâu đất, bọ trĩ và các loại nấm/virus. Để ngăn ngừa sâu bệnh và rầy rẹp, bạn nên dọn sạch cỏ, tỉa bỏ lá hư/ già và duy trì độ ẩm cho đất.
Trong trường hợp cây bị nấm và virus tấn công, bạn nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Carban, Kasai, Daconil, Carbenzim, Wofatox… để phòng trừ.
+ Thu hoạch cây măng tây
Về thu hoạch, bạn có thể thu hoạch sau 6-9 tháng trồng cây, thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất là vào buổi sáng sớm từ khoảng 4-9 giờ sáng. Bạn chỉ cần dùng tay xoay nhẹ gốc măng là có thể dễ dàng tách phần chồi măng ra. Khi thu hoạch xong, măng cây cần được được vào nơi thoáng mát để bảo quản.
Bạn có thể thu hoạch cây măng tây liên tục trong 15 ngày, sau đó tạm dừng để tiến hành bón phân và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Sau 3 tháng tiếp theo tiến hành cắt bỏ những cây già, đổi cây mẹ khác.
Trên đây là thông tin tư vấn chi tiết về cách trồng măng tây tại nhà cho bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng với các thông tin có được thì việc tiến hành sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, đồng thời hiệu quả thu về cũng rất xứng đáng. Còn băn khoăn điều gì cần được giải đáp thêm thì bạn đọc hãy liên hệ đến công ty Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Trồng cây gì đuổi gián? Top những cây đuổi gián hiệu quả nhất
{TOP} 5+ Mẫu thiết kế cảnh quan chung cư đẹp độc lạ ấn tượng nhất năm
Phân lân là gì? Tìm hiểu chi tiết về tác dụng, cách dùng
Hướng dẫn cách trồng rau cần nước cho năng suất cao
Hướng dẫn cách trồng rau muống hiệu quả ngay tại nhà
Tư vấn thông tin loại đất nào giữ nước tốt nhất