Chơi cây tùng La Hán cảnh là một xu hướng đang được săn đón thời gian gần đây. Với những người chơi cây cảnh chuyên nghiệp, một cây tùng La Hàn đẹp không chỉ cần có sức sống xanh tươi mà còn đến từ thế cây độc đáo. Có được kinh nghiệm trong cách uốn cây tùng La Hán sẽ giúp bạn có được một cây cảnh đầy tính nghệ thuật.
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật uốn tùng La Hán mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến bạn đọc. Cùng tham khảo các thông tin này để hiểu rõ hơn về các thế cây nhé.
Giới thiệu các thế uốn tùng La Hán cơ bản nhất
Trước khi đi tìm hiểu về cách uốn tùng La Hán, chúng ta cần hiểu rõ về các thế đẹp của lại cây này. Trong nghệ thuật chơi cây cảnh, “dáng cây” chính là thuật ngữ rất quen thuộc với những người yêu thích và có chuyên môn về lĩnh vực này. Cũng giống như các loại cây cảnh bonsai khác, dáng cây tùng La Hán cũng có 4 loại thế cơ bản với các “cốt cách” riêng như:
Tùng La Hán dáng trực
Cây tùng La Hán dáng trực có phần thân mọc thẳng đứng và không đổi hướng khi phát triển, thân cây thuôn dần từ gốc đến ngọn. Với cây dáng trực quân tử thì ngay từ khi cây bắt đầu sinh trưởng đến khi phát triển lớn mạnh, cây luôn mọc thẳng đứng và hoàn toàn không bị biến đổi. Cũng vì thế mà cây mang cái tên gọi như người quân tử hiên ngang, bản lĩnh, dẫu phong ba bão táp, cuộc sống khắc nghiệt cũng vẫn giữ được cốt cách thanh cao cùng vẻ khí phách, kiên cường.
Tham khảo ngay: Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất cách uốn cây mai vàng
Trái với sự hiếm hoi trong dáng trực quân tử của tùng La Hán, ở ngoài tự nhiên chúng ta thường dễ dàng bắt gặp tùng La Hán dáng trực lắc hơn. Thân cây không mọc thẳng mà lắc từ dưới lên đến ngọn, cây có thể được các nghệ nhân áp dụng cách uốn cây tùng La Hán theo chủ ý riêng.
Tùng La Hán dáng xiêu
Cây tùng sở hữu dáng xiêu đem đến một vẻ đẹp tinh tế và mềm mại hơn khi trục cây không dựng thẳng mà hơi nghiêng nằm ngang. Tùng La Hán dáng xiêu không phải sinh ra đã thế mà thường trải qua tác động của tiết khiến cho cây đổ nghiêng. Nhưng vẻ đẹp dịu dàng như hình ảnh của người phụ nữ khiến cho dáng cây này thu hút nhiều người chơi cây cảnh. Từ nét nghĩa sâu xa, cây biểu thị cho sức mạnh nội tại bên trong, dẫu trăm ngàn ngang trái thì cây dáng xiêu vẫn vươn mình xanh tốt. Vì thế trong các cách uốn tùng La Hán thì thế cây này cũng rất được yêu thích.
Tùng La Hán dáng hoành
Khi quan sát, bạn sẽ nhận thấy trục của thân tùng La Hán dáng hoành thường nằm ngang hẳn so với mặt chậu. Nếu trước kia tùng La Hán dáng hoành chỉ xuất hiện tại các gia đình quý tộc, thể hiện sự bề thế, uy phong của gia chủ thì ngày nay người ra yêu thích nó không đơn giản bởi nét thẩm mỹ độc đáo mà còn thể hiện những ý nghĩa phong thủy tốt đẹp về sự may mắn, tài lộc.
Tùng La Hán dáng huyền
Cây tùng dáng huyền mang vẻ đẹp từ gian khổ, khó khăn nên điều đầu tiên ấn tượng người nhìn chính là chiều sâu của nó. Dáng huyền toát lên được cái hồn, vừa mang sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, lại vừa kiên cường, mãnh liệt. Vì những cây tùng La Hán dáng huyền thường chỉ mọc trên sườn núi, đá dốc. Gia chủ khi lựa chọn cách uốn cây tùng La Hán kiểu này nên phối cùng tiểu cảnh vườn Nhật để tăng thêm sự hút.
Với các thế uốn tùng La Hán được giới thiệu ở trên, các chủ vườn sẽ tiến hành uốn tùng La Hán con để có được những tác phẩm hoàn mỹ nhất.
Hướng dẫn chi tiết cách uốn cây tùng La Hán
Sau khi nắm được thông tin về các dáng cây tùng, thì việc tiếp theo chính là bắt tay vào cách uốn thế cây tùng La Hán. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết cách uốn cây cảnh này để bạn đọc cùng tham khảo.
Đầu tiên, bạn cần chọn một cây tùng lâu năm, trong to khỏe, không bị sâu hại hay bệnh tật, cành nhánh nhiều (lưu ý, nhánh có đủ dạng lớn, bé, mọc dài ngắn các phía…), bộ rễ khỏe, thân có độ nghiêng tự nhiên. Lấy cây ra khỏi chậu và đặt ở các vị trí thích hợp để dễ quan sát khi định hình tư thế và chọn kiểu dáng đẹp cho cây.
Bước uốn cây tùng La Hán tiếp theo chính là dùng dây kim loại quấn theo đúng chiều nghiêng của thân, sau đó uốn tạo dáng khống chế thân theo ý định của mình.
Căn cứ vào tư thế của thân chính để tiến hành uốn cành chính một cách tương ứng, sau đó cân nhắc đến vị trí chính – phụ của những cành tiếp theo, độ thưa dày của lá, các tầng của tán…
Hãy tạo hình cho cành lớn, cành nhỏ của cây với một bố cục hợp lý và phân tầng cành lá cho cây tùng bonsai. Tiếp đến trong cách uốn cây tùng La Hán là thực hiện việc cắt bỏ những nhánh, cành thừa để bước tiếp theo có cơ sở cắt tỉa tiếp.
Bước tiếp theo là cắt sửa bộ rễ, bỏ những rễ quá dài để kích thích mọc rễ mới khi trồng vào chậu. Đừng quên chọn những chậu cảnh phù hợp với thế của cây nhé.
Đến đây về cơ bản đã hoàn thành xong cách uốn cây tùng La Hán nhỏ tại nhà. Hy vọng với những bước đơn giản mà Đồng Thành Công tư vấn thì bạn sẽ thực hiện một cách dễ dàng. Nếu muốn tìm hiểu kỹ càng các thông tin về cách tạo dáng cây thì hãy xem thêm các bài đăng của Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Mùa mưa trồng rau gì? Các loại rau lý tưởng cho mùa mưa
{TOP} 10+ Thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự ấn tượng 2024
Cây bị xoăn lá là bệnh gì? Cách phòng trừ hiệu quả nhất
Cách trồng đu đủ tại nhà đơn giản, ít sâu bệnh và sai trĩu quả
10+ Loại cây hút bức xạ máy tính mà bạn nên trồng trong nhà
Tư vấn cách trồng su su tại nhà cho năng suất cao