Trong quá trình canh tác, vấn đề lớn nhất mà bà con gặp phải chính là tìm giải pháp để kiểm soát các loại sâu bệnh hại đến cây trồng. Có vô số loại bệnh hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của các loại cây, một trong số đó phải kể đến chính là bệnh nấm mốc trắng trên cây.
Sclerotinia hay còn gọi là nấm mốc trắng, đây là loại bệnh trên các loại cây trồng mà không người nông dân nào muốn gặp phải. Nó có nhiều chủng loại khác nhau, nếu tình trạng nghiêm trọng có thể khiến cây bị chết. Để hiểu rõ hơn về tình trạng cây bị nấm trắng, mời bạn cùng Đồng Thành Công tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.
Cây bị nấm trắng là gì?
Sclerotinia được hiểu là bệnh thối rễ ở cây trồng do loài nấm Sclerotinia sclerotiorum và S. Minor gây nên. Dấu hiệu nhận biết của bệnh nấm phấn trắng là xuất hiện của những đốm nhỏ màu trắng. Loài nấm hại này có thể tồn tại lâu dài trong đất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng.
Một số bà con nông dân còn gọi bệnh nấm Sclerotinia là bệnh mốc trắng, bệnh đốm phấn, bệnh thối thân và bệnh bạc lá hoa… Thời điểm bệnh nấm trắng ở cây xuất hiện nhiều nhất là mùa hè hoặc mùa thu, thông thường virus gây bệnh sẽ phát sinh khi thời tiết mát mẻ và càng rõ ràng hơn khi trời ấm dần lên.
Bệnh này có thể lây nhiễm ở nhiều loại cây trồng, bao gồm cả cây cảnh và rau xanh. Nó gây nên những thiệt hại nghiêm trọng trên các cây thân rỗng, cụ thể là các giống cỏ. Dù diện tích canh tác lớn hay nhỏ thì nấm mốc trắng cũng có thể gây mất mùa đáng kể, vì thế mà bà con cần hiểu rõ về bệnh nấm phấn trắng này trong quá trình canh tác.
Vòng đời của nấm mốc trắng trên cây
Nấm mốc trắng khi tấn công có thể làm giảm đáng kể năng suất của cây trồng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mùa vụ mà còn ảnh hưởng lớn đến sản lượng, đặc biệt nó còn có khả năng lây nhiễm trở lại qua hạt của các cây đã nhiễm bệnh.
Loài nấm trắng trên lá cây này có thể tồn tại trong đất đến 5 năm hoặc hơn trước khi cây chủ xuất hiện. Sau đó nó sẽ lây nhiễm trực tiếp vào cây thông quan rễ.
S. sclerotiorum tạo ra những vết tròn nhỏ trên bề mặt lá cây, thân cây và được gọi là apothecia. Chúng nhìn khá giống với những cây nấm nhỏ, dẹt.
Dưới tác động của nước, mưa, tưới tiêu hoặc từ những kích thích nhẹ của sương mù, các bào tử sẽ được đẩy ra khỏi apothecia và rơi xuống cây. Trong điều kiện thuận lợi, các bào tử được giải phóng sẽ lây nhiễm nhanh chóng đến các cây trồng. Vào cuối mùa sinh trưởng, các bào tử mới sẽ duy trì sự tồn tại cho đến mùa kế tiếp hoặc cho đến khi chúng tìm được “vật chủ” tiếp theo.
Nhận biết dấu hiệu nấm mốc trắng trên cây trồng
Các triệu chứng của bệnh nấm trắng trên cây khá đa dạng và thường có nhiều điểm tương đồng với những bệnh hại khác. Tuy nhiên có một vài dấu hiệu nổi bật nhất chính là sự xuất hiện của nấm mốc màu trắng và hạch nấm – các thân nhỏ màu đen.
Thông thường, lá bắt đầu xuất hiện các vết bệnh và chuyển sang màu vàng, cuối cùng bị héo rồi rụng khỏi cây. Sau đó, bà con sẽ nhìn thấy nấm trắng mịn phát triển trên thân và quả, tiếp theo là hình thành các hạch nấm màu đen rồi tạo thành một khối nấm. Đôi khi dấu hiệu nhận biết đầu tiên là thân cây bị thối mềm, ướt. Điều này khiến cho cây bị đổ và chết, đặc biệt là ở những cây có thân rỗng.
Nấm mốc trắng phát triển trên cây tại vùng bị nhiễm bệnh trước khi hình thành hạch nấm. Những hạch này ở dạng hạt, có màu đen, đường kính từ 1/4 đến 1/2 inch, có một số loại nhỏ hơn. Ở những cây thân rỗng, hạch nấm còn có thể hình thành bên trong khoang thân.
Trên củ của các cây hoa như lay ơn, bệnh mốc trắng này sẽ bám vào củ và lây nhiễm sang những củ mới phát triển trên củ chính hoặc thân củ. Trên các loại củ khác như lục bình, bệnh nấm trắng gây ra hiện tượng thối ướt, khiến thân cây bị nhũn và xuất hiện mùi hôi.
Những loại cây thường bị tấn công bởi nấm mốc trắng
Có rất nhiều loại cây bị nấm trắng tấn công. Trong khu vườn nhà bạn, có những loại cây thường mắc bệnh này là:
+ Rau củ và trái cây: Rau xà lách, cà chua, đậu, dưa chuột, rau cần tây, đậu Hà Lan, diếp xoăn, khoai tây
+ Các loại cây hoa như: Hoa sen cạn, thược dược, hướng dương, hoa cúc, hoa mẫu đơn…
Ngoài những cái tên kể trên còn có rất nhiều cây trồng khác cũng bị nhiễm bệnh đốm phấn sương mai. Bà con nên thường xuyên quan sát cây trồng của mình để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp phòng trừ hiệu quả.
Các loại nấm mốc trắng trên cây thường gặp nhất
Hãy cùng Đồng Thành Công tìm hiểu sâu hơn một chút về hai loại nhiễm trùng của nấm trắng trên cây này.
+ Nhiễm nấm mốc trắng ở thân
Bệnh xuất hiện từ bộ phận rễ cây, do nấm cư trú trong đất và lây nhiễm vào phần thân cây. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể sẽ nhìn thấy trên bề mặt thân cây xuất hiện những chất màu trắng mịn. Thân cây bị nấm trắng sẽ dần chuyển sang màu nâu và bắt đầu bị thối rữa, sau đó bị chết.
+ Nhiễm nấm mốc trắng Arial
Phần nhiễm trùng xuất phát từ phần trên của cây trồng, nó xuất hiện ở thân, lá, hoa hay quả. Những vết nước xuất hiện sau đó lan dần và lớn lên. Thân cây cũng bị nấm mốc trắng, bông bao bọc, các bộ phận nhiễm bệnh cũng bị tẩy trắng, làm cho cây chết dần.
Nấm mốc trắng trên cây lây lan như thế nào?
Nhiều người nghĩ rằng khi một gốc cây bị nấm trắng thì nó sẽ lây nhiễm sang tất cả những cây trồng xung quanh. Điều này không phải là hoàn toàn chính xác, sự lây lan giữa cây này với cây khác có thể diễn ra. Thế nhưng một khi cây bị bệnh thì nó không lan vì các bào từ không được tạo ra từ giai đoạn nhiễm trùng trong mùa đó.
Nhiễm trùng nặng thường phát sinh từ các bào tử đã được hình thành ở mùa trước. Khi gặp môi trường thuận lợi trong mùa sau, bào tử nấm mốc trắng sẽ bắt đầu nảy mầm. Đây là lúc đất trồng được che bóng bởi những tán lá dày hoặc những hàng cây rậm rạp để giữ ẩm cho đất.
Khi nhiệt độ bên trong tán lá khoảng 40-60°F, các bào tử đạt đến kích thước 2 inch đầu tiên sẽ nảy mầm, tạo thành nấm và giải phóng bào tử. Các bào tử được thổi xa ít nhất 160 feet và bám trên cây chủ để bắt đầu hình thành quá trình nhiễm trùng mới.
Hướng dẫn chi tiết cách phòng ngừa cây bị nấm trắng
Có khá nhiều cách khác nhau để ngăn chặn sự bùng phát của bệnh nấm trắng ở cây, cụ thể như sau.
+ Khoảng cách giữa các cây trồng
Trồng cây với khoảng cách hợp lý là phương pháp phòng ngừa bệnh nấm trắng mịn trên cây tốt nhất. Khoảng trống giữa hàng với hàng và cây với cây sẽ giúp không khí lưu thông tốt hơn, nhất là ở cây tán dày, cây hoa màu.
+ Bón phân
Bón phân quá nhiều hoặc sử dụng phân bón có chứa quá nhiều nitơ cũng có thể tạo ra môi trường có thể bùng phát bệnh nấm phấn trắng. Nếu phân bón quá mức khiến tán lá cây um tùm, có thể khiến độ ẩm tăng cao và làm bệnh nấm phát triển nghiêm trọng hơn.
Bà con nên sử dụng đúng loại phân bón và bón theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất nhé. Ngoài ra, ở những khu vực đã từng từng phát sinh bệnh nấm mốc trắng trên cây thì bạn hãy tránh sử dụng các loại phân động vật.
+ Lựa chọn thời điểm trồng cây
Thời tiết mát mẻ cùng mức với độ ẩm quá mức sẽ là chất xúc tác để bùng phát sự phát triển của bệnh đốm trắng. Vì thế nếu có thể bạn nên trồng cây vào khoảng cuối mùa xuân đến cuối mùa hè. Nhiệt độ ấm có thể ức chế sự hình thành của nấm mốc trắng. Nếu dự báo thời tiết trời chuẩn bị nhiều mưa, hãy tạm dừng việc trồng trọt cho đến khi trời tạnh ráo hẳn nhé.
+ Tiến hành dọn cỏ dại
Nhiều loại cỏ dại là vật chủ của bệnh, nhất là các loại cỏ lá rộng. Việc tiêu diệt cỏ dại cũng với việc đảm bảo lưu thông thông khí cũng sẽ giúp ngăn chặn sự bùng phát hoặc ít nhất là giảm những ảnh hưởng của bệnh.
+ Kiểm soát sinh học
Có một số loại nấm được xác định là ký sinh trùng của loài Sclerotinia. Hiện nay, cũng có không ít những sản phẩm có chứa loại nấm này.
Các sản phẩm có chứa Coniothyrium minitans sẽ đem lại hiệu quả chống lại bệnh tật, hay các sản phẩm có chứa nấm Ulocladium oudemans (chủng U3).
Bên cạnh đó, những sản phẩm có chứa vi khuẩn Streptomyces lydicus WYEC 108 hay chứa Bacillus amyloliquefaciens, ví dụ như Bonide Revitalize cũng có thể được sử dụng để điều trị hiệu quả căn bệnh này.
+ Luân canh cây trồng
Trồng cây không phải ký chủ xen với cây ký chủ sẽ làm giảm khả năng tồn tại của bào tử theo thời gian. Những cây trồng không phải ký chủ mà bạn có thể tham khảo là ngô hoặc lúa mì.
+ Sử dụng thuốc diệt nấm
Mặc dù trong quá trình canh tác, nhiều bà con ngại sử dụng hóa chất nhưng đôi khi bạn vẫn phải sử dụng khi cần thiết. Có một số loại thuốc diệt nấm mốc trắng trên cây, bạn có thể tham khảo thông tin từ các chuyên gia để có được sự lựa chọn phù hợp nhé.
+ Chọn giống cây kháng bệnh
Hiện nay đã xuất hiện những giống kháng bệnh được các nhà lai tạo nhân giống ra. Hãy lựa chọn các loại cây cải dầu, đậu nành và cải bắp kháng bệnh để hiệu quả canh tác được tốt nhất.
Trên đây là thông tin về bệnh nấm mốc trắng trên cây mà công ty cây giống Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến quý bà con. Hy vọng với chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều hơn những kinh nghiệm trong quá trình canh tác. Còn cần được tư vấn thêm thông tin nào khác về các loại bệnh hại trên cây trồng hãy xem ngay trang Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
10+ Các loại cây cảnh dễ trồng ngoài trời đẹp và ấn tượng nhất
Top 10 cây cảnh nội thất ấn tượng, đang được ưa chuộng nhất
Hướng dẫn chi tiết cách trồng khoai lang chất lượng ngay tại nhà
Hướng dẫn cách trồng cây chuối hiệu quả và đạt năng suất cao
Nguyên nhân và cách chữa cây bị thối thân hiệu quả nhất
Đất chua trồng cây gì? Top những cây trồng trên đất chua