Cây mai là một loại cây cảnh quen thuộc với chúng ta, chúng xuất hiện ở nhiều không gian khác nhau từ nhà ở, văn phòng, công ty… với hình ảnh vô cùng ấn tượng. Đặc biệt với những người chơi mai chuyên nghiệp thì việc tạo ra những dáng mai độc đáo là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, khi chơi mai tại nhà, rất nhiều chủ vườn có mong muốn học hỏi kinh nghiệm về cách uốn cây mai để có được một thế cây độc lạ nhất.
Vậy cách uốn cây mai được thực hiện như thế nào đúng kỹ thuật? Cùng Đồng Thành Công tìm hiểu về kỹ thuật uốn mai chi tiết được nhắc đến dưới đây nhé.
Vì sao cần phải tiến hành các cách uốn mai
Giá trị của cây mai vàng không chỉ được đánh giá thông qua màu sắc của hoa mà còn được thể hiện rõ nét qua hình dáng của cây. Những thế mai đẹp sẽ được gửi gắm vào trong đó những ý nghĩa sâu sắc mà người chơi hoa muốn thể hiện. Mỗi dáng, mỗi thế sẽ mang nét đẹp và ý nghĩa riêng, tùy vào sở thích, mong muốn của người chơi mai mà cây sẽ được uốn theo nhiều kiểu dáng khác nhau.
Những việc cần làm trước khi thực hiện cách uốn cây mai
Điều tối kỵ trong cách tạo dáng cho cây mai chính là sự xuất hiện của những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn ra phía sau… Do đó, trước khi tạo dáng cho cây mai nhà mình thì các bạn nên chú ý đến các cành nhánh như trên để loại bỏ chúng. Khi uốn cành, cần tiến hành cắt tỉa bớt lá hoặc các cành quá sát vào nhau để thuận tiện hơn cho việc tiến hành công đoạn uốn cành.
+ Cách chọn thời điểm uốn mai thích hợp
Thường các nhà vườn sẽ tiến hành vào khoảng vào cuối hè hoặc cuối tháng 7, khi thực hiện cách uốn cây cảnh đẹp vào thời điểm này thì cây sẽ sớm phát triển những chồi mới. Với cây mai vàng sớm rụng lá, chảy nhựa nhiều thì không nên uốn vào đầu hay giữa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.
+ Lựa chọn dây uốn
Có một số loại dây được dùng trong cách tạo dáng cây mai vàng mà những người chơi cây thường chọn là: dây kẽm, đồng, chì, dây có vải quấn quanh. Bạn có thể mua dây uốn cành dễ dàng tại các cửa hàng dụng cụ cây cảnh.
Có nhiều nhà vườn ưu tiên sử dụng loại dây có vải quấn quanh, bởi có thể bảo vệ được cây, tránh nhiệt độ từ ánh nắng làm bỏng cây mai. Tuy nhiên, nhược điểm của loại dây này là dễ gây nên tình trạng nấm mốc tại các vùng mưa nhiều.
Một sự lựa chọn khác là dây đồng hay dây chì, loại này dễ làm, giá thành thấp lại có thể tái sử dụng. Và đương nhiên, bạn cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ cây.
Hướng dẫn cách uốn cây mai chi tiết nhất
Để tiến hành cách uốn mai vàng con dễ dàng, mời bạn tham khảo các hướng dẫn chi tiết dưới đây của Đồng Thành Công nhé
+ Cách tạo dáng gốc mai
Gốc mai là phần quan trọng trong tất cả các dáng, thế của cây vì khi nhìn vào cây cảnh này, người ta thường chú ý ngay đến phần gốc. Nếu muốn có một gốc mai đẹp thì cần áp dụng cách uốn mai con, tùy theo dáng cây mà bạn muốn để sửa góc theo thế đứng, thế nghiêng, thế nằm…
Tạo dáng cho gốc mai sẽ được tiến hành bằng cách cắt gọt, đục đẽo cho lồi lõm, làm lão hóa và giúp gia tăng thêm giá trị của cây.
Nếu đó là mai già thì bạn cần phải moi rễ lên, căng kéo, sắp xếp lại và để chúng nằm hoàn toàn nằm trên miệng chậu thì mới đẹp.
Mai cổ sẽ có nhiều cây có bộ rễ độc đáo, chúng được uốn thành hình chân thú Long, Lân, Quy, Phụng rất sinh động và đẹp mắt.
+ Uốn thân và cành cây mai vàng
Thứ tự trong cách uốn cây mai con là uốn thân trước sau đó uốn cành chính, tiếp đến là những cành quanh thân tính từ gốc lên đến ngọn cây mai. Uốn cành lớn rồi đến các cành nhỏ.
Để uốn thân cây, bạn sử dụng khung sắt tạo hình sẵn, cặp ôm sát vào thân cây rồi dùng dây kẽm buộc từ từ từng mối, từ gốc cây trở lên siết chặt, ép cho thân mai ôm lấy khung sắt. Lâu ngày, thân mai sẽ cong theo dáng như khung sắt. Đối với thân nhỏ, các bạn chỉ nên lấy dây kẽm để quấn dọc theo thân, rồi uốn vặn theo hướng xoắn ốc, dùng dây kẽm giữ lại theo dáng mà mình muốn. Bạn nên uốn từ từ, mỗi ngày một chút, lâu dần sẽ đúng theo dáng mà mình thích.
Tiếp theo là uốn mai con đẹp bằng cách cắt tỉa hoặc quấn dây. Với cách cắt tỉa, nếu muốn nhánh cây xoay về hướng nào thì cắt đọt ở nách lá về hướng đó là được. Bởi ngay tại nách lá sẽ mọc một chồi non xoay về hướng bạn muốn.
Việc tạo dáng mai bonsai bằng cách quấn dây đồng, dây kẽm thì bạn chỉ cần một sợi dây đủ lớn, dài gấp đôi nhánh cây mai để quấn dọc theo chiều kim đồng hồ ở nhánh cần uốn. Ưu điểm của cách uốn cây mai bằng dây quấn là nhanh và có thể uốn kéo một nhánh từ bên này sang bên kia thân. Tuy nhiên, cách này dễ làm dây kẽm ăn khuyết vào nhánh uốn, không được đẹp bằng cách cắt tỉa. Thời gian để tháo dây kẽm là từ 3 đến 4 tháng với cây mai tơ, đối với cây lớn thường là 1 năm.
+ Tỉa lá tạo dáng cho cây mai
Tỉa lá là bước khá quan trọng trong cách uốn mai từ nhỏ, thao tác này giúp cho cây mai thông thoáng, tôn lên nét đẹp của dáng cây. Tỉa lá, cắt bỏ các lá xấu, lá thừa, các đọt non mọc ra dài quá, che khuất mặt chính.
+ Làm lão hóa cây mai
Trong kỹ thuật uốn mai bonsai, sau khi đã tiến hành việc cắt tỉa xong, bạn có thể tăng giá trị cây mai bằng cách làm lão hóa như sử dụng phương pháp đục khoét hay chất hóa học để làm cây mai lão hóa nhanh hơn.
Muốn thân cây mai xù xì thì đập cho thân cây bầm dập, hoặc dùng kim châm xung quanh thân, nhưng phải chừa lại một đường rãnh nhỏ trên vỏ để dẫn nhựa nuôi cây. Vỏ cây mai sẽ nứt da thành sẹo sần sùi tạo nên nên vẻ già nua.
Trên đây là những hướng dẫn về cách uốn cây mai chi tiết mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến với quý khách hàng, bà con trồng mai. Hy vọng những kỹ thuật này sẽ giúp ích cho bạn trong việc trồng và chăm sóc cây hoa cảnh này. Còn thắc mắc thông tin nào khác vui lòng liên hệ đến Đồng Thành Công để được hỗ trợ thêm nhé.
Bài viết liên quan
Mùa thu trồng rau gì sinh trưởng tốt và cho năng suất cao
Điểm tên các loại cây lấy nhựa ở Việt Nam được trồng phổ biến
Cây bị úng nước: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa cây
10+ Các loại hoa leo tường ấn tượng giúp đẹp nhà mát cửa
Các cách cứu cây bị sốc nhiệt đơn giản và hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách uốn cây sung bonsai đúng kỹ thuật ngay tại nhà