Tìm hiểu cách làm chậu xi măng đơn giản ngay tại nhà

26/08/2024

Hiện nay, chậu xi măng đang được ứng dụng một cách rộng rãi trong trang trí nhờ vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của nó. Nếu như sở thích trồng cây và chọn mua những chiếc chậu xinh xắn đang trở thành một thói quen tốn kém thì tại sao bạn không thử các cách làm chậu bằng xi măng ngay tại nhà?

Trong nội dung bài viết dưới đây, Đồng Thành Công sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về cách làm chậu xi măng đơn giản nhất. Xem ngay thông tin dưới đây.

Chậu xi măng được ứng dụng rộng rãi trong việc trồng cây
Sản phẩm chậu xi măng được ứng dụng rộng rãi trong việc trồng cây

Tìm hiểu đặc điểm chung của chậu cây bằng xi măng

Trước khi tìm hiểu về cách làm chậu xi măng siêu nhẹ, chúng ta hãy điểm qua một vài thông tin về loại chậu cảnh này nhé. Các loại chậu cây cảnh bằng xi măng đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Sản phẩm này có một số những đặc điểm nổi bật như sau:

+ Độ bền ưu việt hơn so với một số chất liệu khác

So với những chất liệu từ gỗ, nhựa, vỏ chai được dùng để làm chậu cây thì xi măng có độ bền vượt trội hơn. Trong suốt thời gian sử dụng, các tính chất vật lý hầu như không thay đổi.

Với độ cứng cáp cao, loại chậu này không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, ít khi bị vỡ.

Đây là loại chậu có độ bền khá ưu việt
Đây là loại chậu có độ bền được đánh giá cao

+ Có thể bảo vệ cây an toàn

Sau một thời gian sử dụng, những loại chậu nhựa hay gỗ có thể bị rách, bể, xuống cấp, điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Nhưng chậu bằng xi măng thì hoàn toàn khác, nó có thể bảo vệ tốt cho cây nhờ sự cứng cáp của mình.

Ưu điểm của loại chậu cây cảnh này càng được thể hiện rõ ràng hơn khi cây phải ứng phó với trời mưa gió, bão lớn. Nhờ trọng lượng nặng nên cây trồng trong chậu xi măng sẽ không bị nghiêng đổ hay bị thổi bay.

Cây trồng trong chậu xi măng được bảo vệ an toàn
Cây trồng trong chậu xi măng được bảo vệ một cách an toàn

+ Làm ra được chậu có kích cỡ lớn

Phần lớn chậu cây có kích cỡ và trọng lượng lớn đều làm từ xi măng mới có thể bảo đảm chịu khối lượng của cây to. Bên cạnh đó, nhờ độ dày cùng khả năng cách nhiệt, loại chậu này giúp rễ cây phát triển tốt hơn.

Sau khi biết được các ưu điểm của loại chậu này, còn chần chờ gì mà chưa bắt tay ngay vào cách làm chậu cảnh bằng xi măng tại nhà.

Dòng chậu xi măng có những sản phẩm kích thước lớn
Dòng chậu xi măng có những sản phẩm cực kỳ lớn

Một số điểm hạn chế của loại chậu cây bằng xi măng

Tuy sở hữu nhiều lợi ích nhưng loại chậu cây cảnh này vẫn tồn tại một số những hạn chế nhỏ, có thể kể đến như:

  • Mẫu mã không phong phú, tính thẩm mỹ không cao.
  • Chậu có khối lượng lớn nên khi muốn di chuyển cây thường khó khăn, tốn sức lực.
  • Mức độ thoát nước của loại chậu này khá kém, rễ cây khó thở hơn, vì vậy cần làm tơi đất bề mặt đất thường xuyên để cây dễ hô hấp.
Hạn chế ở chậu xi măng là hình thức chưa ấn tượng
Hạn chế ở chậu xi măng là hình thức chưa thực sự ấn tượng

Những nguyên liệu cần chuẩn bị khi tự làm chậu xi măng trồng cây

Để tiến hành cách làm chậu xi măng nhẹ ngay tại nhà các bạn cần chuẩn bị một số những vật dụng và nguyên vật liệu dưới đây:

  • Bạn nên chuẩn bị một số vật liệu nhựa tái chế như bát nhựa, thân chai xà phòng, vỏ chai nước…
  • Lưu ý vỏ hộp nhựa nên có hình dáng phù hợp nhu cầu trồng cây và các loại cây trồng để làm khuôn và khuôn phải cần có độ cứng nhất định để chịu được áp lực từ xi măng.
  • Chuẩn bị hai khuôn, một khuôn lớn bên ngoài và một khuôn nhỏ bên trong để tạo thành khung của chậu cây.
  • Chuẩn bị dầu ăn để chống dính hỗn hợp xi măng sau khi tiến hành tháo vỏ khuôn.
  • Ngoài ra còn có cát, xi măng, bàn chải bọt, mũi khoan và máy khoan.

Hướng dẫn cách làm chậu xi măng tại nhà

Có thể nói cách làm chậu hoa bằng xi măng không hề khó, bạn chỉ cần một chút kiên nhẫn, một chút khéo tay và thực hiện theo những bước được hướng dẫn dưới đây nhé.

Bước 1: Trộn xi măng

Để tiến hành cách làm chậu xi măng, bạn cần trộn đều hỗn hợp vữa xi với tỉ lệ: 1 xi măng : 1.5 cát : 1 đá mi. Tiếp đến là cho vào một lượng nước vừa đủ để có được hỗn hợp vữa lỏng.

Nếu có sẵn máy trộn, bạn có thể cho hỗn hợp ở trên vào và khuấy đảo nhiều lần để có được sự đồng nhất của bê tông.

Tiến hành trộn xi măng cùng các nguyên liệu làm chậu
Tiến hành trộn xi măng cùng các nguyên liệu khác

Bước 2: Tiến hành lắp ráp và bôi dầu lên khuôn

Bước tiếp theo trong cách làm chậu cây bằng xi măng là tiến hành lắp ráp các mảnh của khuôn bằng ốc nhựa sao cho các mảnh dính chắc chắn với nhau. Nếu sử dụng khuôn chậu lớn thì đừng quên khoan thêm một vài lỗ viền và siết thêm bằng bulong.

Sau khi lắp xong phần khuôn chậu, bạn quét nhớt thải hoặc dầu vào toàn bộ mặt ngoài của lòng trong và mặt trong của vỏ khuôn. Việc làm này sẽ giúp bạn “nhàn hạ” hơn trong công đoạn tháo khuôn.

Lắp ráp khuôn ngoài của chậu để làm chậu
Lắp ráp khuôn ngoài của chậu để chuẩn bị cho việc làm chậu

Bước 3: Lắp khuôn trong

Thực hiện thao tác ráp lòng trong với phần vỏ ngoài, cố định hai phần bằng ốc vít qua các tai trên vành miệng của khuôn.

Nếu bạn làm chậu xi măng có kích thước lớn thì nên chuẩn bị thêm lưới sắt ở giữa để tạo sự liên kết chắc chắn hơn.

Sau khi lắp xong khuôn, bạn hãy dùng một vật nặng như đá, bao cát, gạch… đè thêm vào khuôn chậu để đảm bảo không bị bung ốc đổ hỗn hợp xi măng vào.

Sau khuôn ngoài là ráp phần khuôn trong chậu
Sau khuôn ngoài là ráp phần khuôn bên trong của chậu

Bước 4: Đổ bê tông vào khuôn

Thực hiện việc đổ bê tông vào khuôn chậu, dùng búa gõ xung quanh để khử bọt, giúp bê tông được chắc chắn hơn. Đặt thêm vòng sắt xung quanh miệng chậu để gia tăng sự cứng cáp cho chậu cây.

Đổ phần bê tông vào khuôn đã chuẩn bị
Đổ phần bê tông đã trộn vào khuôn đã chuẩn bị

Bước 5: Chờ chậu khô và tháo khuôn

Sau khi đổ bê tông vào, đợi từ 2 đến 3 tiếng để bê tông se cứng và tiến hành tháo khuôn lòng trong của chậu. Không nên để quá lâu vì xi măng đông cứng thì rất khó tháo.

Sau khi tháo xong phần lòng trong, bạn đợi tiếp khoảng 18 đến 24 tiếng nữa thì tháo vỏ khuôn ngoài.

Khi chậu đã khô thì bạn có thể tháo khuôn
Khi chậu đã khô thì bạn có thể tiến hành tháo khuôn

Bước 6: Phơi khô và làm láng bề mặt chậu

Sau khi tháo khuôn, bạn chờ cho khi chậu xi măng khô trắng, tiếp đến trộn bột xi măng với một ít nước và dùng cọ quét đều lên toàn bộ bề mặt chậu. Việc này giúp cho chậu được láng và mịn hơn. Đợi thêm 2 tiếng nữa là có thể tiến hành sơn màu.

Phơi khô và làm láng lại bề mặt của chậu
Phơi khô và làm láng lại toàn bộ bề mặt của chậu

Bước 7: Đục lỗ đáy

Khoan thêm một lỗ ở dưới đáy chậu để đảm bảo khả năng thoát nước, thông hơi, tránh tình trạng ứ đọng nước gây úng rễ. Vậy là hoàn thành cách làm chậu xi măng tại nhà.

Trên đây là những tư vấn chi tiết về cách làm chậu xi măng đá mài mà Đồng Thành Công muốn chia sẻ đến bạn đọc. Với các bước đơn giản, chắc chắn bạn sẽ có được những chiếc chậu cây xinh xắn, đáng yêu. Nếu như không có quá nhiều thời gian để tự tay chuẩn bị, đừng quên liên hệ đến Đồng Thành Công để nhận tư vấn mua chậu cây cảnh với giá ưu đãi nhất nhé.