Trong trồng trọt, mật độ cây trồng có một vài trò đặc biệt quan trọng và là yếu tố mà bà con cần chú trọng. Mỗi loại cây trồng đương nhiên sẽ có những cách canh tác riêng, đồng thời có sự tính toán số lượng một cách tối ưu, điều này đã quyết định đến một nửa thành công của quá trình canh tác rồi.
Nếu bạn đang tìm hiểu về cách tính mật độ cây trồng, số lượng cây trên một diện tích đất nhưng không biết làm thế nào thì hãy tham khảo ngay những thông tin mà Đồng Thành Công chia sẻ dưới đây nhé.
Vai trò quan trọng của mật độ cây trồng trong trồng trọt
Canh tác cây trồng phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mùa vụ, thời tiết, điều kiện chăm sóc. Bà con thường có câu được mùa mất giá, nhưng được giá thì mất mùa, cho nên việc chọn cây trồng sao cho phù hợp, trồng đúng số lượng là rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo được năng suất tốt, vừa được giá vừa được mùa.
Trồng cây với mật độ tính toán trước sẽ giúp cho bà con tiết kiệm được rất nhiều thứ như khi sử dụng phân bón thì phân sẽ được rải đều hơn, có quy tắc hơn nên lượng phân bón cho cây đảm bảo vừa đủ, không chênh lệch giữa các khu vực. Ngoài ra, khi đã có sự tính toán trước về số lượng thì bạn còn có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguyên liệu, công cụ cần thiết trong suốt quá trình canh tác. Việc bạn mua vật tư nông nghiệp với số lượng lớn sẽ nhận được khá nhiều ưu đãi về giá.
Khi trồng cây đúng mật độ thì các loại cây cũng sẽ có được điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đầu tiên chúng nhận được lượng ánh sáng phù hợp để quang hợp, giúp cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra chúng có được quá trình sinh trưởng tốt nhất khi được chăm sóc, phân bón khoa học, đúng cách. Bên cạnh đó việc này còn giúp tận dụng diện tích trồng cây, ít tốn công chăm sóc hơn.
Trong nông nghiệp, các yếu tố như đất đai, nước, khí hậu ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quyết định. Mỗi khu vực hay vùng miền lại có đặc thù riêng, nên thường chỉ thích hợp với một số cây trồng nhất định. Vì thế, khi bạn lựa chọn trồng một giống cây thời vụ nào đó thì cần hiểu rõ về đặc điểm, thời gian chăm sóc, cách trồng xem có phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng hay không.
Một số khó khăn thường gặp khi trồng cây không đúng mật độ là:
+ Nếu trồng quá dày
Sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, khiến cây chậm lớn, chậm ra hoa, kết trái và dễ bị còi cọc.
Tốn nhiều công sức và thời gian trong việc chăm sóc.
Tạo điều kiện để những loại sâu bệnh phát triển, rất khó xử lý nếu bệnh lan rộng.
+ Nếu trồng quá thưa thớt
Khiến lãng phí tài nguyên đất đai.
Khiến quá trình chăm sóc cây trồng gặp nhiều khó khăn.
Không tận dụng hết tài nguyên, hiệu quả thu về không cao.
Áp dụng công thức tính mật độ cho những giống cây trồng nào?
Trong trồng trọt, có khá nhiều cách tính mật độ cây trồng, tùy theo từng chủng loại cây sẽ có những cách tính khách nhau. Việc tính mật độ trong nông nghiệp thường sẽ phụ thuộc vào loại giống mà bạn lựa chọn.
Vì thế trước khi canh tác, bạn cần phân chia chủng loại giống cây theo mục đích sử dụng, đó là: cây ăn lá, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công trình hay cây dược liệu.
Bên cạnh đó, bà con cũng có thể phân chia theo thời gian thu hoạch như: cây trồng ngắn ngày, cây lâu năm, cây một vụ, cây nhiều vụ…
Với mỗi loại cây thì công thức tính mật độ và cách trồng cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể là:
+ Tính mật độ cho các loại cây dược liệu
Đây là những cây có thân thảo mềm, độ phủ tán vừa và nhỏ, có thể là cây bụi, cây dây leo cho nên khi trồng bà con có thể chia thành luống hoặc nhiều hàng.
+ Tính mật độ cho cây ăn quả
Bà con nên áp dụng cách trồng 1 hàng trên 1 luống. Trồng ở tâm luống, bởi rễ cây phát triển mạnh sẽ đâm xuyên ra xung quanh nên nếu trồng gần bờ luống không đảm bảo được cây phát triển tốt.
Chi tiết cách tính mật độ cây trồng trong trồng trọt
Tính mật độ cây trồng với hàng đơn
+ Về đối tượng được áp dụng
Để tính được mật độ cây trồng trong trồng trọt, thì trước tiên bà con cần phải hiểu rõ đối tượng được áp dụng cách trồng này là gì? Với hàng đơn thì được áp dụng cho một số loại cây ăn quả lâu năm, chẳng hạn như cam, chanh, vú sữa, bưởi, xoài, hồng xiêm, mít, ổi, na và tối…
+ Kỹ thuật trồng
Thông thường trong kỹ thuật trồng hàng đơn thì mật độ sẽ được chia thành: a (m) x b (m)
Cụ thể:
a: Là khoảng cách giữa các cây với nhau.
b: Là khoảng cách giữa hàng với hàng.
Còn b – a chính là khoảng cách rãnh thoát nước và đường đi khi chăm sóc cây.
Ví dụ:
Mật độ cây trồng của ổi là 3m x 4m, được hiểu là là khoảng cách giữa 2 cây là 3 và khoảng cách giữa các hàng là 4m. Tiếp đến độ rộng của rãnh thoát nước và đường đi là 1m = 4-3.
+ Cách tính mật độ và số lượng cây cần trồng theo hàng đơn
Nếu diện tích trồng được xác định theo thửa, theo khối hình chữ nhật thì bạn có thể sử dụng công thức tính sau: N = S/ (a x b ), Trong đó:
N: tổng số cây cần phải trồng
S: Diện tích đất trồng tính bằng m2.
a: Là khoảng cách giữa cây với cây (m).
b: Là khoảng cách giữa các hàng với hàng (m).
Ví dụ minh họa: Một mảnh đất 1 sào có diện tích 360m2, bạn có dự định trồng giống chanh tứ quý thì mật độ trồng sẽ là 3m x 4m. Lúc này sẽ cần chuẩn bị bao nhiêu cây giống?
Cách tính đơn giản như sau: Số cây trồng = 360/ (3 x 4) = 30 (cây).
Tính số lượng cây trồng cho hàng kép
Tiếp theo là cách tính số lượng cây trồng dành cho hàng kép. Cũng giống như hàng đơn, bạn cần phải xem đối tượng áp dụng là loại nào?
+ Về đối tượng
Cây trồng hàng kép thường được áp dụng với những loại cây ngắn ngày chẳng hạn như cây rau màu là ngô, đỗ, lạc, dâu tây hay một số giống cây dược liệu như trà hoa, ba kích, đinh lăng…
Đây chính là những giống cây thân bụi thấp, rễ chùm nông nên không lo phá luống đất. Cho nên bạn có thể hoàn toàn trồng theo hàng đôi hoặc hàng 3 hay ở mép luống đều được. Để trồng những loại giống cây này thì bà con cần đánh luống, độ rộng của luống phải bằng khoảng cách giữa các hàng với nhau.
Thông thường giữa hai luống sẽ có một rãnh nhỏ để di chuyển và thoát nước. Tuy nhiên, những giống cây thì sẽ có mật độ trồng rất thấp và khoảng cách giữa các cây thường ở mức 30 -50 cm.
+ Cách tính số lượng cây trồng theo hàng kép
Với diện tích trồng cây có hình dạng xác định thì mật độ sẽ được tính với công thức như sau: N = 2 * S / a (b+c). Trong đó:
N: Tổng số cây cần trồng.
S: Diện tích trồng cây.
a: Là khoảng cách giữa các cây trên 1 hàng.
b: Là khoảng cách 2 hàng trên luống.
c: Là khoảng cách giữa 2 hàng gần nhau trên 2 luống liên tiếp.
Lưu ý:
Công thức tính mật độ cây trồng trên đây chỉ mang tính tương đối chính xác và phải tùy thuộc vào từng loại cây. Ví dụ những cây tán rộng thì yêu cầu khoảng cách rộng hơn và số lượng cây trên diện tích sẽ giảm đi. Vì thế bà con nên áp dụng một cách linh hoạt để phù hợp với yêu cầu thực tế nhé.
Như vậy, trong bài viết ở trên Đồng Thành Công đã chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về cách tính số lượng cây, mật độ cây trồng trong trồng trọt và sản xuất. Hy vọng những thông tin này sẽ hưu ích với bà con và giúp bạn có được mùa màng bội thu.
Bài viết liên quan
Tư vấn cách trồng su su tại nhà cho năng suất cao
Hướng dẫn cách ủ bã cà phê bón cây chi tiết nhất
Gợi ý một số cây trồng bên cửa sổ được ưa chuộng hiện nay
Top 10 cây bonsai dáng trực ấn tượng và độc đáo nhất
Top các cây hoa nở quanh năm đẹp và ấn tượng nhất
10+ Loại cây hút bức xạ máy tính mà bạn nên trồng trong nhà