Tư vấn chi tiết cách trồng chôm chôm cho bà con mới bắt đầu

22/10/2023

Chôm chôm là trái cây có nhiều chất dinh dưỡng, được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới. Bên cạnh công dụng ăn tươi, chúng còn được xuất khẩu đi các nước và mang lại nguồn thu nhập ấn tượng. Để cây đạt năng suất và hiệu quả cao, phát triển nhanh chóng, bà con phải tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật trồng chôm chôm thái.

Chôm chôm là trái cây được trồng phổ biến hiện nay
Chôm chôm là trái cây được rất nhiều người yêu thích

Trong bài viết hôm nay, công ty Đồng Thành Công sẽ gửi đến quý bà con cách trồng chôm chôm đạt kết quả tốt nhất và đạt giá trị kinh tế cao sau khi thu hoạch.

Khái quát chung về cây chôm chôm

Để biết chi tiết hơn về kỹ thuật trồng chôm chôm sau đây mời bạn cùng tìm hiểu qua về loại cây ăn trái này. Tại nước ta, chôm chôm được trồng nhiều ở đâu? Chúng được trồng chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Những năm trở lại đây nhu cầu về các loại cây ăn trái nhiều, vì lẽ đó mà diện tích trồng chôm chôm cũng tăng đáng kể.

Vườn cây chôm chôm sai trĩu quả là công sức của bà con
Vườn cây chôm chôm sai trĩu quả là mong ước của bà con

Loại cây này thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa thoát nước tốt… Tuy nhiên, để chúng khỏe mạnh và phát triển nhanh cần phải trồng nơi có tầng canh tác dày, thoát nước tốt và độ pH từ 4.5-6.5. Để chôm chôm sinh trưởng tốt thì nhiệt độ trung bình từ 20 độ C đến 30 độ C, lượng mưa khoảng 2000-5000mm.

Tại nước ta hiện có vô số giống chôm chôm khác nhau, điển hình: Chôm chôm trốc, chôm chôm thái, chôm chôm nhãn, chôm chôm dính…

Cách trồng chôm chôm đơn giản, hiệu quả nhất

Trái chôm chôm mang hương vị rất đặc trưng, nên được mọi người ưa chuộng. Nhưng trồng chôm chôm bao lâu có trái giúp bà con tăng giá trị kinh tế sau khi thu hoạch. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách trồng chôm chôm đúng kỹ thuật, đơn giản và nhanh ra quả nhất để bà con tham khảo:

Áp dụng kỹ thuật trồng chôm chôm đúng cách để đạt năng suất tốt
Áp dụng kỹ thuật trồng chôm chôm đúng cách để đạt hiệu quả cao

+ Khoảng cách trồng cây chôm chôm

Cần phải duy trì khoảng cách phù hợp, giúp cây có không gian sinh trưởng và phát triển, đặc biệt còn được cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết. Khoảng cách trồng cây chôm chôm thái tiêu chuẩn là 10x10m, đối với đất có độ phì thấp thì khoảng cách thích hợp là 8x8m hay 9x9m.

+ Hố trồng cây

Công đoạn chuẩn bị hố trồng giúp quá trình trồng cây được diễn ra tốt hơn. Một số yêu cầu cơ bản khi chuẩn bị đào hố trồng như sau:

Cần bón 10-15kg phân chuồng ủ hoai mục, 200-300g lân trộn cùng đất và 50g basudin 10H rồi lấp đầy mặt hố.

+ Cách trồng chôm chôm thái

Bà con cần phải thực hiện đúng kỹ thuật trồng cây chôm chôm theo từng bước để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao. Cách trồng chôm chôm từ hạt như sau:

Bạn hãy đào một lỗ nhỏ ở giữa hố và đảm bảo rằng độ sâu của hố lớn hơn chiều cao của túi cây giống từ 3-4cm.

Sử dụng một số loại thuốc như ridomil, dithane M-45, mancozeb… phun vào hố để diệt nấm bệnh trước khi cho cây vào trồng. Liều lượng phun phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.

Dùng dao nhọn để rạch túi bọc bầu đất của chôm chôm, cắt bỏ rễ cái, sau đó mới đặt vào hố.

Trong quá trình lấp đất cần phải nén chặt đất ở xung quanh, giúp cây được cố định, tránh bị gió làm lung lay gốc. Lưu ý, bạn tuyệt đối không trồng âm vì sẽ lấp khu vực thân cây.

Hãy làm bồn cho cây có đường kính tầm 1-1.5m để hạn chế nước thoát ra bên ngoài khi tưới.

Tiến hành cắm cọc, buộc cành tránh gió lay gốc khi trồng. Bên cạnh đó, sử dụng tàu dừa để che nắng theo chiều hướng đông và hướng tây để bảo vệ cây được tốt nhất.

Khoảng thời gian đầu, bà con có thể trồng kết hợp một số loại rau dưới gốc cây để giữ ẩm đất và tránh cỏ dại mọc um tùm.

Cách chăm sóc chôm chôm sau khi trồng

Trong kỹ thuật trồng chôm chôm indo thì giai đoạn chăm sóc sau khi trồng cần được bà con quan tâm. Việc tuân thủ các bước sẽ tránh được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra đối với cây trồng. Sau đây, công ty Đồng Thành Công đưa ra quy trình chăm sóc chôm chôm hiệu quả để bà con tham khảo.

Chăm sóc kỹ càng để vườn cây luôn sai trĩu quả
Chăm sóc cẩn thận để vườn cây luôn sai trĩu quả

+ Tưới nước

Tưới nước là công đoạn quan trọng nhất trong cách trồng cây chôm chôm. Nhiều người không biết chôm chôm trồng vào thời gian nào là hợp lý. Thời điểm lý tưởng để trồng loại cây này là vào đầu mùa mưa, bà con không phải tưới nước quá nhiều mà cây vẫn phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, những cây trồng vào mùa khô phải thường xuyên tưới nước, đặc biệt với tháng đầu tiên. Bà con hãy lưu ý, để tránh ngập úng, phải có liều lượng tưới phù hợp, nếu không rễ cây bị thoái hóa, thối rễ và chết.

+ Cắt tỉa cành chôm chôm

Ở mỗi giai đoạn và thời điểm thì cắt tỉa cành sẽ có lưu ý và yêu cầu khác nhau. Trong cách trồng chôm chôm chôm bằng hạt cần được tuân thủ việc tỉa cành như sau:

Khi trồng xong, bạn phải cắt ngọn ở độ cao khoảng 50-70cm, giúp việc mọc cành mới từ thân và gốc được dễ dàng hơn. Không những thế, công đoạn này sẽ giúp cây có được cành chắc khỏe, mập mạp.

Cành chôm chôm phải mọc đều quanh thân từ 4-5 cành, trong đó cành thấp nhất phải nằm ở vị trí cách gốc từ 60 – 70cm trở nên. Khi cành mọc dài thì bà con chú ý cắt ngọn, chỉ để dài tầm 30-40cm.

Việc tỉa cành phải được tiến hành thường xuyên và đều đặn trong 18 tháng đầu sau khi trồng. Sau đó, việc tỉa, cắt sẽ ít cần thực hiện, chỉ làm khi cây xuất hiện sâu bệnh, cành bị cong queo, mọc chồng lên nhau.

+ Tiến hành bón phân chôm chôm

Cách trồng chôm chôm thái vô cùng đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên, sau khi trồng cũng cần phải bón phân để chúng phát triển nhanh chóng. Loại cây này có nhu cầu cao về phân kali và nitơ. Quy trình bón phân như sau:

Giai đoạn cây con:

Khoảng 30-40 ngày sau khi trồng thì bón 1 lần, mỗi gốc cho 50-100g NPK 15:15:15, bạn có thể sử dụng thêm phân bón lá vi lượng.

Giai đoạn cây ra hoa và khi đậu trái:

Năm thứ 2: Mỗi gốc bón 200g urê, 80g KCL. Bón vào 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Năm thứ 3: NPK theo tỷ lệ 2:1:2, mỗi gốc bón 1.5kg. Chia thành hai lần bón là trước khi ra hoa và sau khi thu hoạch.

Giai đoạn kinh doanh:

Sau thu hoạch: Mỗi cây bón 7-10kg phân hữu cơ hoai mục và 650g urê + 550g lân + 100g k2o.

Trước khi hoa nở: Với mỗi cây cần bón 800g lân, 300g urê, 300g k2o, giúp cây  phân hóa mầm hoa tốt hơn.

Nuôi trái: Bón mỗi cây 200g k2o + 650g urê + 550g lân, giúp chôm chôm giảm rụng trái non.

Trước thu hoạch 1 tháng: Bón cho mỗi cây 300g lân + 300g urê + 350g k2o.

+ Phòng trừ sâu bệnh gây hại

Quá trình trồng cây chôm chôm thái đòi hỏi bà con cần có kiến thức chuyên môn để chăm sóc chúng được tốt nhất. Vì thế diệt trừ sâu hại cho cây là bước không thể bỏ qua trong kỹ thuật trồng chôm chôm. Bà con cần thường xuyên quan sát cây, nếu phát hiện sâu bệnh cần phòng ngừa ngay để không làm ảnh hưởng đến năng suất cây chôm chôm.

Trên đây công ty Đồng Thành Công đã gửi đến bạn cách trồng chôm chôm bằng hạt hiệu quả, đem lại năng suất vượt trội và giá trị kinh tế ổn định. Mong rằng qua bài viết trên bà con có thể áp dụng kỹ thuật trồng cây chôm chôm thái vào khu vườn của chính mình một cách tốt nhất.