Cách trồng đu đủ tại nhà đơn giản, ít sâu bệnh và sai trĩu quả

03/02/2024

Đu đủ là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có nguồn vitamin A – C dồi dào. Ăn đu đủ có thể hỗ trợ làm giảm các tình trạng thoái hóa điểm vàng ở mắt, tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng chống các bệnh ung thư… Vị ngọt mát, dễ ăn cũng khiến cho loại trái cây này ngày càng được nhiều người yêu thích. Trồng đu đủ không khó cho nên hiện nay nhiều gia đình đang tự trồng loại cây ăn trái này tại nhà.

Đu đủ là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng
Đu đủ là loại trái cây giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

Cùng Đồng Thành Công tham khảo ngay cách trồng đu đủ sai quả, đúng kỹ thuật, đem lại năng suất cao được nhắc đến dưới đây nhé.

Thời vụ trồng cây đu đủ thích hợp nhất

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết cách trồng đu đủ từ hạt, bà con cần lựa chọn được thời điểm lý tưởng để canh tác loại cây ăn trái này. Bạn có thể trồng đu đủ quanh năm, tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện gieo trồng của mỗi vùng để có thể chia thành các thời vụ thích hợp.

Lựa chọn thời điểm trồng đu đủ phù hợp
Lựa chọn thời điểm trồng đu đủ phù hợp với từng vùng

Đối với khu vực chủ động được nguồn nước tưới: Nên trồng từ tháng 6 – tháng 8 dương lịch.

Đối với khu vực ít chủ động nguồn nước tưới thì nên trồng từ tháng 10 – tháng 11 dương lịch.

Bên cạnh đó, đối với mỗi giống cây đu đủ cũng sẽ có thời vụ trồng khác nhau. Ví dụ: Giống đu đủ lùn chia thành các thời vụ khác nhau ở từng vùng miền như sau:

Miền Bắc: Trồng vụ Xuân từ tháng 2 – tháng 4 và vụ thu từ tháng 8 – tháng 10.

Miền Trung: Vụ xuân từ tháng 12 – tháng 1. Vụ hè thu trồng khoảng tháng 5- tháng 6.

Miền Trung: Thường trồng vào mùa mưa từ tháng 4 – tháng 5.

Công tác chuẩn bị trước khi trồng đu đủ

Để thực hiện đúng kỹ thuật trồng đu đủ làm giàu, bà con cần đảm bảo công tác chuẩn bị như sau:

Chuẩn bị cây giống chất lượng khi trồng đu đủ
Bà con cần chuẩn bị cây giống chất lượng khi trồng đu đủ

+ Đất trồng

Cây đu đủ sinh trưởng được trong nhiều môi trường đất. Tuy nhiên chúng sẽ phát triển tốt và cho năng suất nếu trồng ở đất thịt, đất phù sa có khả thoát nước tốt. Trước khi trồng nên tiến hành xử lý đất, phơi khô cho tơi xốp, tăng hiệu quả thoát nước.

Đối với vùng đất trũng, bà con nên làm luống cao khoảng 60cm. Có thể bón thêm các loại phân như phân bò hoai mục, phân chuồng, phân xanh, xơ dừa, để tăng độ dinh dưỡng cho đất trồng.

+ Hạt giống

Bạn có thể lấy hạt giống từ những quả đu đủ chín, những hạt cái có màu đen, mẩy, chắc. Ngâm hạt trong nước để lọc ra hạt cái và hạt đực, thường các hạt đực sẽ có màu nhạt hơn và nổi lên bề mặt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể mua hạt giống từ các đơn vị cung cấp giống cây trồng uy tín hoặc để rút ngắn thời gian thì mua luôn cây giống bán sẵn.

+ Ngâm ủ hạt giống

Trong hướng dẫn cách trồng đu đủ trong thùng xốp, các hạt giống cần phải xử lý trước khi đem đi ủ. Chọn lấy hạt cái và phơi khô dưới ánh nắng, sau đó rửa sạch và ngâm trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi – 3 lạnh. Ngâm chừng 5-6 tiếng rồi vớt ra ủ trong khăn ẩm trong khoảng 4-5 ngày. Hàng ngày, bạn tiến hành xịt nước để cấp ẩm cho khăn ủ. Kiểm tra đến khi hạt nứt nanh và nảy mầm là có thể mang đi gieo.

+ Chuẩn bị bầu đất

Có thể dùng bầu đất hoặc các khay ươm để gieo hạt đu đủ. Đất để ươm hạt nên kết hợp cùng với phân hữu cơ, mùn, xơ dừa để kích thích sự sinh trưởng của cây. Chia mỗi hạt vào 1 ô trong khay ươm hoặc 1 bầu đất, tiến hành nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến mầm cây.

Để khay ươm hạt nơi thoáng mát, ánh nắng nhẹ, hằng ngày tiến hành tưới nước cho cây. Cây con đạt từ 4-5 lá, chiều cao 20cm thì có thể đem trồng ngoài vườn, ruộng.

Hướng dẫn cách trồng đu đủ cho trái ngọt mà bà con nên nắm được

Mật độ trồng đu đủ phù hợp nhất là khoảng 120 cây/sào. Khoảng cách giữa cây với cây là 1,5×1,5m để đảm bảo độ thông thoáng cho vườn, đồng thời giúp cho việc thu hoạch dễ dàng hơn. Dùng xẻng hoặc cuốc tạo hố trồng, kích thước khoảng 40x40x35cm.

Cách trồng đu đủ cho năng suất cao
Cách trồng đu đủ cho năng suất cao và chất lượng tốt

Bà con nên trồng cây đu đủ theo hướng Đông – Tây để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, giúp cây quang hợp tốt hơn. Dùng dao sắc để rạch bầu đất, gỡ bỏ phần túi bầu bên ngoài một cách nhẹ nhàng để không làm vỡ đất. Sau đó đặt cây giống xuống hố đã chuẩn bị và vun chặt đất vào gốc để cây đứng vững vàng hơn.

Sau khi áp dụng cách trồng đu đủ bằng hạt xong thì bà con cắm que để nâng đỡ ngọn cây, nên cắm cọc nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống nhé.

Chi tiết cách chăm sóc cây đu đủ sau khi trồng

Sau khi áp dụng cách trồng cây đu đủ tại nhà, bà con cần tiến hành chăm sóc đầy đủ và đúng cách để cây sinh trưởng nhanh chóng. Có một số yêu cầu cơ bản mà bà con cần lưu ý đó là:

Tiến hành chăm sóc đúng cách để cây đu đủ sinh trưởng tốt
Tiến hành chăm sóc đúng cách để cây đu đủ sai quả
  • Tưới nước: Trồng đu đủ cần nhiều nước song chúng cũng rất sợ úng. Vì thế bà con nên cung cấp đủ nước đồng thời đảm bảo việc thoát nước hiệu quả.
  • Làm cỏ: Cỏ dại phát triển sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây, cũng là nơi phát sinh nhiều bệnh hại, vì thế hãy làm cỏ thường xuyên trong quá trình trồng cây đủ đủ nhé.
  • Tủ gốc: Sử dụng rơm rạ hay cỏ khô để tủ quanh gốc đu đủ, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng. Giữ nước, duy trì độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để cây lớn lên khỏe mạnh.
  • Tỉa cành và hái trái: Tỉa nhánh con càng sớm càng tốt, cùng với đó khi cây vào thời kì đậu trái cần loại bỏ những quả bị méo, bị sâu bệnh đồng thời ngắt bỏ những lá già.
  • Phòng trừ bệnh: Trong kỹ thuật trồng cây đu đủ, việc phòng ngừa sâu bệnh là công việc quan trọng, cây trồng này dễ bị các loài sâu hại như bọ nhảy, rệp sáp, nhện đỏ… tấn công. Vì vậy, bạn nên sử dụng thuốc phòng ngừa sâu bệnh để ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Bón phân: Cung cấp phân bón đầy đủ giúp cây đu đủ lớn lên khỏe mạnh. Đối với bón phân cần tiến hành đầy đủ việc bón lót và bón thúc: Bón lót vào thời điểm làm đất, định lượng khoảng 1 – 3kg phân hữu cơ Organic 1. Bón thúc chia thành 3 đợt vào thời điểm sau khi trồng 1 tháng, khi cây được 3 tháng và trong giai đoạn 3- 7 tháng, mỗi lần bón 0.5 – 1kg phân NPK 20-20-15+TE / cây.
  • Thu hoạch: Sau khi trồng được 9 tháng, cây đu đủ sẽ ra đợt quả đầu tiên. Những quả gần chín sẽ xuất hiện những đốm vàng. Sau vài ngày quả sẽ chín cây, lúc này quả có vị ngọt lịm. Nếu thu hoạch khi quả còn xanh, chín ép thì chất lượng sẽ giảm.

Trên đây là hướng dẫn cách trồng đu đủ trong chậu chi tiết nhất để bạn đọc cùng tham khảo. Đồng Thành Công tin rằng khi bạn áp dụng đúng kỹ thuật trên thì bạn sẽ có được hiệu quả tốt, năng suất cao nhất. Còn cần được giải đáp thêm thông tin nào khác về cách trồng các loại cây hãy xem thêm tại Đồng Thành Công nhé.