Hướng dẫn cách trồng dừa Mã Lai đúng kỹ thuật nhất

22/02/2024

Dừa Mã Lai là một giống dừa đang được bà con nông dân đặc biệt ưa chuộng. Giống dừa này hiện đang được trồng nhiều ở các tỉnh miền tây. So với các giống dừa khác trên thị trường thì dừa Mã Lai đem lại năng suất rất cao, cây lùn, sai trái và dễ thu hoạch. Loại dừa này còn được người dùng yêu thích bởi nước ngọt, cơm mềm và thơm ngon. Hiện nay, có nhiều bà con áp dụng cách trồng dừa Mã Lai để làm kinh tế, và cách trồng loại cây này cũng không quá phức tạp.

Để trồng cây được hiệu quả và đem lại năng suất cao, mời bạn đọc cùng tham khảo ngay hướng dẫn kỹ thuật trồng dừa Mã Lai chi tiết dưới đây nhé.

Dừa Mã Lai đang được bà con nông dân đặc biệt ưa chuộng
Dừa Mã Lai đang được bà con nông dân trồng phổ biến

Giới thiệu chung về cách trồng dừa Mã Lai

Để trồng cây ăn quả này được hiệu quả thì bà con cần tìm hiểu kỹ về cách trồng dừa xiêm Mã Lai nhé. Điều này sẽ giúp bạn thu được chất lượng và năng suất cao, đồng thời giảm công sức chăm sóc của bà con.

Cây dừa Mã Lai đem đến năng suất cao
Cây dừa Mã Lai đem đến năng suất cao cho bà con

+ Dừa Mã Lai là dừa gì?

Đây thực chất là giống mới của dừa Xiêm đỏ, chúng có nguồn gốc từ thái Lan và được bà con đặt tên là dừa Mã Lai cho dễ nhớ. Tại Việt Nam, giống dừa này đã được lai tạo thành giống thuần, khác hoàn toàn với dừa Xiêm đỏ bình thường.

+ Thời điểm thích hợp nhất để trồng dừa Mã Lai

Do đặc tính cây dừa cần nhiều nước để sinh trưởng tốt trong thời gian đầu, cho nên bà con nên chọn thời điểm trồng phù hợp để giảm công sức chăm sóc cây. Mùa mưa là thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành việc gieo trồng. Vì lúc này, bà con có thể tận dụng nguồn nước từ thời tiết để cây phát triển tốt hơn.

+ Một số lưu ý khi trồng cây dừa Mã Lai

Theo kinh nghiệm có được, giống dừa này khá dễ trồng. Tuy nhiên, trong cách trồng dừa Mã Lai này, bà con cần lưu ý để một số vấn đề sau:

Khi chọn đất canh tác nên ưu tiên đất giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt.

Khi chọn giống, nên ưu tiên giống tốt, không bị nứt vỏ hay sâu bệnh tấn công.

Nên bón phân cho cây theo từng giai đoạn và chăm sóc cây định kỳ.

Lên kế hoạch tưới nước hoặc trồng vào mùa mưa để tận dụng nguồn nước.

Phòng ngừa sâu bệnh hại tấn công trong quá trình canh tác.

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu trong cách trồng dừa Mã Lai

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng dừa Mã Lai, bà con cần chuẩn bị những yếu tố sau:

Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết khi trồng dừa Mã Lai
Chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu cần thiết khi trồng dừa Mã Lai

+ Chọn giống dừa

Đây là khâu đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và năng suất của dừa sau này. Vì thế mà các bạn cần lựa chọn những cây giống có khả năng phát triển tốt, đường kính khoảng 0,35m, chiều cao từ 10-12m, không có dấu hiệu nào của sâu bệnh.

+ Chọn đất thích hợp

Dừa Mã Lai rất dễ trồng, có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây có thể phát triển tốt và đem lại năng suất cao thì bạn nên chọn những vùng đất có độ tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu mùn, độ pH tối thiểu 4,8.

Sau khi chọn được khu vực đất phù hợp, bạn sẽ thực hiện việc đào hố với khoảng cách trồng dừa Mã Lai là 5 x 5m, trồng theo hình nanh sấu.

Cách trồng dừa Mã Lai đem lại năng suất cao

Sau khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ thì bà con có thể bắt tay vào việc trồng dừa với những bước được hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Thực hiện kỹ thuật trồng dừa Mã Lai để mang lại năng suất cao
Thực hiện kỹ thuật trồng dừa Mã Lai để có được năng suất cao

+ Đào hố trồng cây

Đầu tiên, bà con cần tạo hố trồng dừa với khoảng cách và kích thước như sau:

Với đất xốp: Hố có kích thước 50x50x05cm.

Với đất nặng: Hố có kích thước 60x60x90cm.

Với các hố vừa đào, bà con tiến hành bón lót các loại phân hữu cơ với Trichoderma để bổ sung dinh dưỡng.

Nếu trồng dừa ở vùng đất thấp, việc tạo mô trồng sẽ hạn chế tình trạng đọng nước cho cây. Mô trồng dừa có kích thước 60-80cm và cao 30-40cm.

+ Gieo cây giống xuống đất

Trong kỹ thuật trồng dừa xiêm Mã Lai, bà con cần sử dụng các giống cây chất lượng để gieo trồng.Bà con cần cắt tỉa lại bộ rễ cây sao cho chiều cao đạt khoảng chừng 5-10cm là được.

Sau đó, đặt cây giống vào hố đã chuẩn bị trước đó, phủ thêm một lớp đất mỏng, dùng tay nén chặt đất xuống để cố định cây con đứng vững. Thêm vào đó, bà con có thể dùng thêm cọc chống và dây kẽm để tăng độ chắc chắn cho cây. Vậy là hoàn tất cách trồng dừa xiêm lùn Mã Lai.

Hướng dẫn cách chăm sóc dừa Mã Lai mới trồng

Bước tiếp theo cần làm sau khi trồng cây dừa Mã Lai là chăm sóc cây trong giải đoạn đầu. Quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ giúp cho cây phát triển tốt nhất.

Cây dừa Mã Lai ưa nước, bà con cần đảm bảo việc tưới nước thường xuyên. Thời gian tưới từ 2-3 lần/ ngày. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến vấn đề ngập úng trong khu vực trồng dừa, cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt.

Bà con hãy chăm sóc cây dừa Mã Lai đúng quy trình
Bà con cần tiến hành chăm sóc cây dừa Mã Lai đúng quy trình

Tùy thuộc vào từng khu vực trồng dừa mà bạn sẽ tiến hành bón với lượng phân phù hợp. Có hai cách bón phân để bà con có thể tham khảo là:

Xới đất xung quanh gốc cây để bón phân. Khi bón xong thì bà con sẽ dùng bùn phủ một lớp mỏng để phân hòa tan nhanh, tránh tình trạng rửa trôi. Hoặc đào lỗ nhỏ xung quanh gốc và bón phân vào đó, tiến hành tưới nước để các dưỡng chất thấm sâu vào đó nuôi cây.

Bạn nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ và hạn chế bón phân hóa học để giúp đất trồng được tơi xốp, bảo vệ môi trường và giúp cây dừa cho trái sai nhất.

Chăm sóc định kỳ cho đến khi cây dừa Mã Lai cho trái thì sử dụng dùng thanh gỗ để chống đỡ các buồng dừa, hạn chế tình trạng gãy ngã khi gió và bão.

Nếu trồng và chăm sóc đúng cách thì dừa Mã Lai sẽ cho trái sau khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng.

Trên đây là hướng dẫn của Đồng Thành Công về cách trồng dừa Mã Lai năng suất cao, chất lượng tốt mà bà con nên lưu lại. Với kinh nghiệm có được chắc chắn việc trồng dừa sẽ đem lại hiệu quả tốt, giúp bà con thu được giá trị kinh tế cao. Còn thắc mắc thêm thông tin nào khác hãy liên hệ ngay đến số hotline của Đồng Thành Công nhé.