Các cách ủ phân chuồng hoai mục đạt tiêu chuẩn chất lượng

20/11/2023

Trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm … lượng phân của vật nuôi thải ra là rất lớn. Từ rất lâu trước đây, bà con nông dân đã biết cách tận dụng nguồn phân chuồng vào hoạt động canh tác nông nghiệp.

Sử dụng phân chuồng để bón cho các loại cây trồng
Sử dụng phân chuồng để bổ sung dinh dưỡng cho các loại cây trồng

Vậy bạn đã hiểu rõ phân chuồng là gì? Cách ủ phân chuồng nhanh nhất, hiệu quả nhất thế nào hay không? Hãy cùng Đồng Thành Công tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Phân chuồng là gì?

Đây là dòng phân hữu cơ được tạo thành từ hỗn hợp phân và nước tiểu của gia súc, gia cầm và các loại phế phụ phẩm nông nghiệp khác (rau, cỏ, rơm, rạ …), rác thải hữu cơ và phân xanh… được ủ bằng phương pháp truyền thống hoặc sử dụng các loại chế phẩm sinh học để ủ.

Phân chuồng là phân hữu cơ được bà con sử dụng phổ biến
Phân chuồng là phân hữu cơ được bà con sử dụng rộng rãi

Có rất nhiều loại phân chuồng khác nhau, tùy theo đối tượng nuôi mà chúng ta thu được: phân gà, phân trâu, phân bò, phân lợn, phân thỏ, phân dơi, phân trùn quế….

Nhiều bà con băn khoăn là có nên sử dụng phân tươi hay không? Câu trả lời đương nhiên sẽ là Không nhé. Bởi bên trong phân tươi đôi khi chứa những mầm bệnh như virus và vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người. Tiêu biểu phải kể đến chính là Salmonella cùng một số chủng E.coli. Các con bệnh này là rủi ro rất lớn khi tưới vào cây trồng hoặc những cây cho củ quả như: cà rốt, cà chua, củ cải, dâu tây… Vì thế mà trước sử dụng bà con cần tiến hành cách ủ phân chuồng hoai mục.

Ưu điểm của phân chuồng hữu cơ đối với cây trồng

Trong phân chuồng ủ hữu cơ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi đối với cây trồng. Chúng ta có thể kể đến như:

Phân chuồng đem đến lợi ích cho cây trồng
Phân chuồng đem đến rất nhiều lợi ích cho cây trồng

+ Các chất hữu cơ có trong phân chuồng ủ hoai mục giúp cải thiện cấu trúc đất, để đất trồng giữ mùn và độ ẩm tốt hơn.

+ Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn có lợi, chúng sẽ tiết ra chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng một cách tự nhiên.

+ Phân chuồng còn là loại phân bón khá thân thiện với môi trường, hầu như không gây hại cho cây trồng và môi trường sống.

+ Việc ủ phân chuồng cũng giúp hạn chế việc sử dụng các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu.

+ Ngoài ra chúng còn góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của cây trồng, cây xanh tươi và ít rụng lá.

Hướng dẫn cách ủ phân chuồng bán hoai mục chi tiết

Trong kỹ thuật ủ phân chuồng, bạn có thể áp dụng cách ủ phân chuồng bán hoai mục như sau:

Chuẩn bị các nguyên liệu trước khi tiến hành ủ phân
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trước khi tiến hành ủ phân

+ Công đoạn chuẩn bị

Phân chuồng: 1 tấn.

Phế thải nông nghiệp: Như thân cây ngô, rơm rạ, lá cây, cỏ khoảng 300kg (phối trộn sao cho tỉ lệ C/N khoảng 20 – 25/1).

Vôi bột: 40kg.

Lân nung chảy: Từ 25 – 30kg

Nước sạch, bạt che, dụng cụ đảo trộn…

Vị trí ủ: Nơi khô mát, tránh mưa gió, có thể sử dụng nền xi măng hoặc nền đất.

+ Cách tiến hành

Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị ở trên.

Tưới nước sạch vào hỗn hợp nguyên liệu ủ sao cho đạt độ ẩm đạt khoảng: 45- 50% (nắm nhẹ nguyên liệu thấy có nước rỉ qua kẽ tay).

Đánh đống để ủ với chiều cao 1,6m và chiều rộng 2m sau đó đậy bạt đống ủ.

Thời gian ủ là khoảng 15 – 20 ngày là bạn đã thu được sản phẩm phân chuồng bán hoai mục.

Sử dụng cách ủ phân chuồng bán hoai mục để bón cây hoặc tiếp tục dùng các loại chế phẩm sinh học để ủ tiếp thành phân chuồng hoai mục. Nếu sử dụng để bón cây, bạn nên trộn thêm cùng với nấm trichoderma trước khi bón với lượng khoảng: 2kg nấm trichoderma cùng 1 – 1.5 tấn phân chuồng bán hoai mục.

+ Cách ủ phân chuồng hoai mục từ phân bán hoai mục

Pha 2kg nấm trichoderma với khoảng 50 lít nước sạch, tưới đều vào hỗn hợp phân chuồng bán hoai mục đã thu được ở trên.

Đậy bạt ủ tiếp trong khoảng 15 – 20 ngày nữa là thu được phân chuồng hoai mục.

Nghiền, sàng, sau đó đóng bao bảo quản và sử dụng dần để bón cây.

Cách ủ phân chuồng hoai mục nhờ chế phẩm Trichoderma

Sau khi đã thu gom đủ số lượng cần ủ, bạn có thể bắt tay vào việc tiến hành cách ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học Trichoderma theo các bước sau:

Sử dụng chế phẩm Trichoderma là cách ủ phân chuồng hiệu quả
Sử dụng chế phẩm Trichoderma là cách hiệu quả để ủ phân chuồng

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu đầy đủ, gồm có

+ 1 tấn phân chuồng (phân lợn, gà, bò, dê, thỏ…)

+ 20kg phân lân

+ 6kg cám gạo

+ 1 gói 200gr khử hôi Emzeo.

+ 1 gói 200gr nấm Trichoderma Bacillus

+ Nước sạch

Bước 2:

Đầu tiên rải 1 lớp phân chuồng lên mặt đất với độ dày khoảng 10 phân. Rồi trộn đều 1 gói chế phẩm Trichoderma + 5kg cám gạo để rắc lên trên mặt phân chuồng, sau đó tưới nước sao cho độ ẩm đạt khoảng 50 – 55% là được.

Đánh đống phân chuồng với chiều cao khoảng 1.6m, đường kính đống ủ chừng 1.8 – 2.2m, rồi tiến hành đậy bạt thật kín để tránh mưa nắng. Sau khoảng 30- 35 ngày sau là có thể dùng phân ủ.

Để khử mùi hôi và đẩy nhanh quá trình phân hủy bạn có thể dùng thêm 1 gói chế phẩm Emzeo trộn với 1kg cám gạo rồi rắc đều lên bề mặt đống ủ. Trong quá trình ủ, trong 3- 5 ngày đầu thì nhiệt độ sẽ tăng lên đến 65 độ C. Nhiệt độ đạt mức 70 độ C thì bạn hãy mở bạt che phủ hoặc tưới thêm nước.

Bước 3:

Sau khi kết thúc 35 ngày ủ, bạn có thể xay, nghiền, sàng lọc phân để đóng bao để bảo quản. Lúc này chúng ta sẽ thu được phân hữu cơ được sản xuất từ phân chuồng.

Một số thông tin cần lưu ý trong cách ủ phân chuồng

Để thực hiện kỹ thuật ủ phân chuồng đúng cách thì các bạn cần phải lưu ý một số những điều sau:

Bà con nên lựa chọn khu vực thích hợp để ủ phân chuồng
Bà con nên lựa chọn khu vực thích hợp để tiến hành ủ phân chuồng

+ Chọn địa điểm phù hợp, khu vực được chọn phải thuận tiện cho cả việc ủ và sử dụng phân đã ủ. Địa điểm lý tưởng là khu vực có khả năng thoát nước tốt, cách xa nơi ở để tránh gây ô nhiễm.

+ Sử dụng loại bạt che chất lượng để giúp phân không bị rửa trôi và ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

+ Giữ ẩm cho phân ủ nhất là vào mùa hè, tuy nhiên bạn cũng phải điều chỉnh độ ẩm vừa phải chứ không nhỏ giọt quá nhiều.

+ Để cách ủ phân chuồng hiệu quả bạn nên để nhiệt độ 110- 160 độ F để các loại vi khuẩn có lợi có được môi trường phù hợp phát triển.

Trên đây, Đồng Thành Công đã hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách ủ phân chuồng hoai mục, đến đây hẳn là bạn đã nắm rõ được quy trình và dễ dàng áp dụng vào thực tiễn rồi phải không. Còn bất cứ thắc mắc nào khác cần được hỗ trợ trong quá trình canh tác hãy liên hệ đến ngay với Đồng Thành Công để được giải đáp nhé.