Trồng cây lâm nghiệp là một phương án hiệu quả nhất để làm giàu và phát triển kinh tế bền vững. Để cây có thể sinh trưởng tốt, đem lại năng suất cao thì bà con cần nắm được những kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp trong quá trình canh tác. Điều này đảm bảo cho cây phát triển nhanh, mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trong nội dung bài viết dưới đây, Đồng Thành Công sẽ chia sẻ vài hướng dẫn trồng cây lâm nghiệp để hạn chế những rủi ro không mong muốn cũng như giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.
Kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp có ý nghĩa ra sao?
Hiện nay, nước ta vẫn đang phát động một cách khá nhiều những dự án phát triển cây trồng lâm nghiệp khác nhau nhưng kết quả thì không phải dự án nào cũng đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Sở dĩ gặp phải vấn đề này là do một số những nguyên nhân chính như: Sự thờ ơ của người dân địa phương khi không có được phương pháp trồng thích hợp với địa phương, việc tiến hành nửa vời không có trách nhiệm hay chuyên môn, lựa chọn cây giống và vị trí trồng không phù hợp…
Và nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến chính là không có được kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp đúng kỹ thuật.
Vì thế để phát triển các cây trồng lâm nghiệp được hiệu quả nhất, thu được năng suất tốt nhất thì bà con nông dân cần nắm được kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp chi tiết nhất. Việc có được những kinh nghiệm hữu ích sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về từng chủng loại cây, đặc tính cây để có cách trồng, cách chăm sóc thích hợp nhất. Vậy còn chần chờ gì mà chưa cùng Đồng Thành Công tham khảo nội dung này.
Hướng dẫn chuẩn bị đất trồng cây lâm nghiệp
Chuẩn bị đất trồng cây chính là một trong những tiêu chí quan trọng trong kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp. Có một số những công việc quan trọng cần chuẩn bị là:
- Phát quang: Đất mới được khai hoang hoặc nương rẫy để lâu ngày cần tiến hành phát quang, đốt và dọn sạch cỏ.
- San ủi: Tạo một mặt bằng thuận lợi cho quá trình canh tác, song không ủi quá sâu làm mất đi lớp đất mặt.
- Cày bừa: Tùy theo giống cây trồng lâm nghiệp được chọn để tiến hành cày, bừa cho đất trồng được tơi xốp.
- Xử lý đất: Đất canh tác trước đó đã được thực hiện việc xử lý sạch bệnh trước khi bắt đầu trồng.
Tiêu chuẩn lựa chọn giống cây lâm nghiệp chất lượng
Chuẩn bị giống cây trồng chính là bước quan trọng tiếp theo trong cách trồng cây lâm nghiệp. Khi chọn giống cây trồng, bà con cần quan tâm đến một số những nội dung chính như sau:
- Chọn cây giống lâm nghiệp có khả năng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không dập nát hay hư hại để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
- Các loại cây lâm nghiệp được chọn để canh tác đảm bảo phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình cũng như với nhu cầu và mục đích trồng.
- Chọn những cây đem về năng suất tốt, hiệu quả khai thác cao nhất về cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Mua giống cây trồng lâm nghiệp uy tín, chất lượng tại các nhà cung cấp có kinh nghiệm, rõ nguồn gốc rõ ràng, có giá bán tốt, dịch vụ đảm bảo nhất.
- Vận chuyển cây trồng: Cần quan sát sự sinh trưởng để chọn cây bứng cho phù hợp. Trước ngày bứng cây để đem đi trồng thì cần tưới nhiều nước, sử dụng các loại khay chuyên dụng để bốc xếp cây thẳng hàng, tránh làm vỡ bầu cây hay làm cây dập gãy.
Có được giống cây lâm nghiệp khỏe mạnh, chất lượng sẽ giúp cho quá trình canh tác được hiệu quả hơn, tạo nền tảng tốt nhất ngay từ bước đầu tiên để cây sinh trưởng tốt.
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp đúng cách
Nắm được kinh nghiệm trồng cây lâm nghiệp chính là nội dung đặc biệt quan trọng mà bà con cần quan tâm khi phát triển nhóm cây trồng này. Có một số nội dung cơ bản mà bạn nên nắm được khi canh tác cây giống lâm nghiệp như sau:
- Thời vụ trồng cây: Thời điểm tốt nhất để trồng cây lâm nghiệp chính là vào mùa mưa, với lượng mưa đủ lớn thì đất trồng đảm bảo có được độ ẩm cần thiết.
- Mật độ, khoảng cách trồng cây lâm nghiệp: Dựa trên mục đích trồng và theo chủng loại giống cây để bà con xác định chính xác về mật độ và khoảng cách trồng cây cho thích hợp nhất. Cụ thể như sau:
- Với các loài cây trồng phòng hộ để che phủ đất hay chắn gió, chắn bão có thể trồng dày với khoảng cách (1m x 0,5m), (1m x 1m), (2m x 1m).
- Cây trồng lấy gỗ: Khoảng cách thích hợp thường là 3m x 2m.
- Cây ăn quả: Nên đảm bảo khoảng cách (5m x 4m), (5m x 5m), (6m x 5m).
- Kích thước luống: Bà con nên lên luống trồng cây với chiều rộng 1 – 1,2m và chiều dài 5 – 10m.
- Chuẩn bị hố trồng cây: Bà con nên tiến hành đào hố trước khi trồng cây lâm nghiệp từ 1-2 tuần. Tùy từng loại cây để chuẩn bị hố cho phù hợp, cụ thể với lâm nghiệp nên đảm bảo kích thước 30 – 40cm, còn cây ăn quả có kích thước 60 – 80cm. Riêng cây trồng ở vùng có tầng cát dày thì nên đào sâu ở khoảng 80 – 100 cm. Khi đào hố bà con nên để riêng lớp đất mặt để kết hợp cùng phân chuồng, phân NPK, giá thể… để bón lót, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt hơn.
- Quy trình trồng cây lâm nghiệp chí tiết: Xé bỏ túi nilon bên ngoài bầu cây nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu cây, đặt cây thẳng đứng vào hố đã chuẩn bị và lấp dần từng lớp xung quanh gốc cây một cách chặt chẽ. Nên tiến hành việc tưới ngay sau khi trồng cây.
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây lâm nghiệp
Sau khi áp dụng các kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp, bà con cần tiến hành các bước chăm sóc cây đúng kỹ thuật để đảm bảo các loại cây sinh trưởng tốt nhất. Cụ thể như sau:
- Tưới nước: Tiến hành việc nước tưới cho cây giống lâm nghiệp trên vùng đất khô hạn, đặc biệt trong giai đoạn mới trồng.
- Làm cỏ, vun gốc cho cây: Tiến hành dọn cỏ sạch sẽ quanh gốc cây với bán kính từ 0,5 – 1m, cùng với đó tiến hành vun lớp đất mặt vào gốc cây. Lưu ý, không được cuốc sâu trong quá trình vun gốc để tránh làm ảnh hưởng đến rễ cây.
- Tỉa cành, tạo tán cho cây: Trong kinh nghiệm trồng cây lâm nghiệp thì bà con cũng cần quan tâm tỉa cành, tạo tán để cây có được bộ khung vững chắc, cành lá phân bố đều, hạn chế vấn đề sâu bệnh hại.
- Bón phân cho cây lâm nghiệp: Sử dụng phân bón với định lượng hợp lý dựa trên giống cây, tuổi cây, thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cây cũng như thành phần dinh dưỡng có trong đất.
- Hỗ trợ thụ phấn: Đối với một số loài cây có hoa đơn tính khác gốc hoặc cây có hoa lưỡng tính nhưng không tự thụ phấn được thì bà con phải tiến hành hỗ trợ thụ phấn khi cần thiết.
- Phòng trừ sâu bệnh: Chọn cây giống lâm nghiệp có chất lượng tốt, cây khỏe, cùng với đó tiến hành tưới nước, bón phân, đốn, tỉa thường xuyên. chăm sóc đúng cách, kịp thời phát hiện sâu bệnh… Thực hiện việc xử lý sâu, bệnh đúng cách để tiêu diệt tận gốc mầm bệnh.
Lưu ý: Những giải pháp kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp được áp dụng linh hoạt tùy theo từng giống cây, tùy theo đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu ở từng vùng. Vì thế canh tác loại cây giống nào thì bà con hãy tìm hiểu chi tiết về cách trồng của loại cây đó nhé.
Trên đây là tư vấn chi tiết về kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến quý bà con. Hy vọng nhờ có những thông tin này, việc canh tác các loại cây giống lâm nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn, thu về hiệu quả tốt nhất. Còn cần được hỗ trợ thêm thông tin nào khác về cách trồng cây hoặc tư vấn mua giống cây trồng, bà con hãy liên hệ ngay đến hotline của công ty DTC nhé.
Bài viết liên quan
Mách bạn cách trồng hành tây tại nhà cho hiệu quả cao
Giải đáp thông tin: Cây lưỡi hổ có hoa không?
Danh sách các loại cây cảnh tán tròn được yêu thích nhất
Tư vấn cách trồng su su tại nhà cho năng suất cao
TOP 10+ cây phong thủy trong nhà mang đến may mắn tài lộc
Hướng dẫn cách trồng cây chanh chi tiết cho quả sai trĩu