Tự tiến hành làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp bà con bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí hơn khi canh tác. Hơn nữa, cách ủ phân hữu cơ ngay tại nhà không quá phức tạp, ai cũng có thể tiến hành khi theo dõi những hướng dẫn dưới đây. Áp dụng cách ủ đúng sẽ có được nguồn phân bón chất lượng cho cây trồng các loại.
Vậy đâu là cách ủ phân hữu cơ hiệu quả nhất? Trong bài viết này cùng công ty Đồng Thành Công tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản nhé.
Hiểu thế nào là phân hữu cơ?
Phân hữu cơ là hỗn hợp chất hữu cơ chứa nhiều dinh dưỡng, được dùng cho các cây giống. Nguồn tạo ra loại phân này sẽ từ động vật, phế thải nông nghiệp như lá khô, rơm rạ, than bùn… hoặc ngay cả rác thải hằng ngày của con người cũng là nguồn phân bón hữu ích đấy nhé.
Phân bón truyền thống sẽ được làm ra từ những cách xưa mà ông cha ta để lại, đối với phân vi sinh thì sẽ dùng công nghệ tạo ra là chính. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ ủ ra được phân vi sinh tại nhà bằng những kinh nghiệm nhà nông của mình. Ngày nay, có vô số cách ủ phân hữu cơ khác nhau, mọi người hãy tham khảo từ các chuyên gia để chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Dưới đây là một số loại phân hữu cơ hữu phổ biến để bà con tham khảo.
+ Phân chuồng: Hỗn hợp chủ yếu gồm nước tiểu động vật, phân và chất độn. Nó sẽ cung cấp “thức ăn” cho cây và bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu.
+ Phân hữu cơ ủ từ rác: Là cỏ dại, thân lá cây, rác, rơm rạ… ủ cùng phân chuồng, lân, vôi… cho tới khi mục thành phân. Với cách ủ phân từ rác hữu cơ cũng giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng để chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
+ Phân xanh: Dùng các loại lá cây tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ, bởi chỉ sử dụng để bón lót.
+ Phân vi sinh: Là loại chế phẩm phân bón được sản xuất bằng phương pháp dùng vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường chất hữu cơ. Khi bón cho đất trồng các chủng loại này sẽ phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu để cây dễ hấp thụ, hay hút đạm khí trời để bổ sung cho cây và đất.
+ Phân sinh học hữu cơ: Là loại có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học và trộn thêm một số hoạt chất khác giúp tăng độ hữu hiệu của phân.
Cách ủ phân hữu cơ có những lợi ích nào với cây trồng
Hiện nay, để bổ sung thêm các dưỡng chất cho cây thì bên cạnh các loại phân hữu cơ nhiều người còn chọn phân vô cơ. Tuy nhiên, nếu xét về chất lượng thì cả hai loại đều tốt cho cây trồng. Phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân ủ, phân xanh và dạo gần đây còn có phân vi sinh. Do loại phân này khá ít nên bà con vẫn phải sử dụng phân hóa học vào nông nghiệp để đảm bảo năng suất cho cây.
Nhưng phân hữu cơ vẫn được các chuyên gia khuyến khích dùng, bởi chúng giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Vì vậy, mà những phương pháp ủ phân hữu cơ đều tận dụng các rác thải hoặc chế phẩm nông nghiệp.
Những cách ủ phân hữu cơ hiệu quả tại nhà
Ủ phân hữu cơ là cách làm truyền thống có từ xa xưa, cho dù công thức có thêm thắt hay thay đổi một vài chỗ. Song, hiệu quả nó mang đến cực kỳ tốt. Sau đây, công ty Đồng Thành Công sẽ gửi đến bà con các phương pháp ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản:
+ Phương pháp ủ phân gà, phân bò, phân lợn và phân xanh
Hầu hết, các loại phân này trong nông nghiệp sẽ được gọi chung là phân chuồng. Bởi vậy mà cách ủ phân hữu cơ cũng sẽ tương tự như nhau.
– Nguyên liệu
Phân chuồng: 1 tấn
Cám gạo: 2-4kg
Thuốc chế phẩm sinh học: 1 emzeo + 1 nấm trichoderma
Dụng cụ: Bạt che, ô doa, cuốc xẻng…
– Hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ: Bà con sẽ là theo 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Trộn đều hai chế phẩm sinh học trichoderma và emzeo với cám gạo đã chuẩn bị trước đó.
Bước 2: Rải một lớp phân chuồng dày tầm 8-10cm lên mặt đất. Tiếp đến đổ hỗn hợp vừa trộn lên trên. Cứ tiếp tục một lớp phân, 1 lớp chế phẩm sinh học cho đến khi hết.
Bước 3: Tưới nước sạch lên phần hỗn hợp vừa rải để giữ độ ẩm, độ ẩm phù hợp nhất tầm 50-60%. Theo kinh nghiệm của nhà nông, nếu nắm phân chuồng và bóp nhẹ có nước hơi rỉ qua kẽ ngón tay tức là độ ẩm đã đạt.
Bước 4: Bạn đảo đều phân và chất thành đống rồi lấy bạt để phủ lên ủ phân bón hữu cơ. Đống này thường cao 1.5-1.7m và đường kính là 2-4cm.
Nếu bà con dùng thêm chế phẩm sinh học thì thời gian ủ tầm 20-30 ngày, trong quá trình ủ cần thường xuyên đảo phân 2-3 lần.
Để kiểm tra phân chuồng ủ có thành công thì bạn chỉ cần xem trong 3 ngày đầu nhiệt độ phân tăng lên 60 độ C không. Bên cạnh đó, cách ủ phân hữu cơ thành công thì phân sẽ không có mùi hôi nữa nhé.
+ Cách ủ vỏ lạc, vỏ cà phê, rơm rạ, vỏ trấu
Với cách ủ phân hữu cơ không mùi này sẽ không quá khác biệt nhiều. Đơn giản bà con sẽ thay phân chuồng thành các loại vỏ và thực hiện giống như trên mà thôi. Còn về nguyên liệu và quy trình thực hiện sẽ không khác cách làm đầu tiên.
– Nguyên liệu
Bên cạnh vỏ trấu, rơm rạ hay vỏ cà phê… thì bạn hãy bổ sung thêm một số loại chế phẩm sinh học không gây hại khác. Chú ý với cách ủ phân hữu cơ bằng vỏ lạc, cà phê, vỏ trấu… thì nguyên liệu nên có kích thước nhỏ, không nên quá lớn sẽ làm chậm quá trình ủ.
Ngoài ra, nếu sử dụng rơm rạ tươi thì nên ủ trước 20-30 ngày rồi mới cho vào trộn. Còn rơm khô thì chỉ cần tưới chút nước ấm trước khi ủ ít nhất 10 tiếng là được.
– Hướng dẫn ủ phân hữu cơ tại nhà chi tiết:
Trước tiên, bà con cần chọn nơi để ủ phân hợp lý nhất, chỗ ủ cần khô ráo, nếu không phải nền xi măng cần lót thêm tấm bạt nilon xuống dưới. Không những thế, bạn cũng có thể lựa chọn cách ủ phân hữu cơ trong thùng xốp hay chuồng nuôi không sử dụng đến để làm địa điểm ủ phân.
Khi tìm ra nơi ưng ý cần tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau. Sau đó, rải từng lớp cho đến khi đống phân cao 1.5m thì dừng lại. Cần phải tưới nước cho phân để chúng giữ được độ ẩm từ 40-50% nhé.
Sau khoảng 20 ngày thì dùng xẻng để đảo phân, trộn đều từ trên xuống, từ ngoài vào trong để tất cả được hấp thụ điều kiện tự nhiên. Khi trộn xong thì ủ phân hữu cơ bao lâu mới bón được? Bạn chỉ cần dùng bạt phủ kín và tiếp tục ủ thêm 35-40 ngày nữa là có thể bón cho cây.
+ Kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh chi tiết
Ủ phân bón hữu cơ vi sinh không khác với hai phương pháp được nêu ở trên. Bà con hãy tham khảo thêm về cách ủ này để có cái nhìn chính xác và tổng quan nhất nhé.
Nhưng các dưỡng chất ở trong cách ủ phân hữu cơ làm này sẽ nhiều và quy trình cũng phức tạp hơn. Nói một cách khác thì đây là phương pháp được mix từ hai cách làm trên lại với nhau.
– Nguyên liệu gồm:
Tất cả các phế thải từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thực phẩm, càng nhiều càng tốt.
Cám gạo
Than mùn
Mật mía
Chế phẩm sinh học có lợi: Emzon, em, emgro…
– Quy trình ủ như sau:
Địa điểm ủ phân
Nơi ủ phân phải khô thoáng, rộng rãi và thuận tiện cho việc vận chuyển và sử dụng. Địa điểm phải có chỗ để thoát nước nếu không việc ủ phân sẽ không thành công.
Trộn hỗn hợp mật mía và chế phẩm sinh học
Được coi là bước khác biệt nhất trong cách ủ phân hữu cơ vi sinh. Bà con dùng một phần mật mía và 1 phần chế phẩm sinh học vào ô doa để khuấy đều.
Tiến hành ủ phân
Hãy rải một lớp các nguyên liệu khó phân hủy xuống bên dưới như trấu, vỏ khô, mùn… Sau đó là một lớp phân, bạn hãy rắc thêm vài nắm cám gạo và tưới hỗn hợp vừa pha lên trên. Rồi cứ lặp lại như thế cho đến khi hết nguyên liệu, sử dụng bạt đậy lại để bắt đầu ủ.
Trên đây công ty Đồng Thành Công đã chia sẻ đến bà con những cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản và dễ dàng thực hiện. Nếu như bạn đang muốn tìm cho mình những loại phân hữu cơ chất lượng thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất nhé.
Bài viết liên quan
{TOP} 10+ Danh sách các loại cây cảnh đang HOT nhất hiện nay
Tư vấn cách trồng cây ăn quả hiệu quả cho năng suất cao
Phân lân là gì? Tìm hiểu chi tiết về tác dụng, cách dùng
Hướng dẫn cách trồng mướp tại nhà đem đến năng suất cao
Các mẫu thiết kế nhà vườn đẹp ở nông thôn được đánh giá cao
{TOP} 15+ Mẫu tiểu cảnh sân vườn mini trước nhà đẹp nhất 2024