Tìm hiểu chi tiết về các loại cây ăn quả có múi

08/09/2023

Các loại cây ăn quả có múi như bưởi, chanh, quýt… có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đem đến hiệu quả kinh tế tốt, vì thế hiện nay chúng đang được trồng phổ biến. Những loại cây này không chỉ tô điểm cho sân vườn thêm đẹp mà còn đem lại rất nhiều những công dụng khác nhau.

Các loại cây ăn quả có múi được rất nhiều người thích
Các loại cây ăn quả có múi được nhiều người yêu thích

Để tìm hiểu rõ hơn về nhóm cây này cũng như thông tin về kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả có múi thì bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đồng Thành Công nhé.

Một số loại cây ăn quả có múi được yêu thích nhất

Cây có múi là loại cây đang được trồng phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó có một số loại nổi bật đang được các gia đình đặc biệt ưa chuộng đó là:

Các loại cây ăn quả có múi chứa hàm lượng dưỡng chất cao
Các loại cây ăn quả có múi chứa hàm lượng vitamin cao

+ Cây chanh

Cây chanh là loại cây ăn quả có múi đang được trồng ở nhiều nơi với đa dạng các công dụng. Chúng có thể trồng trong chậu hoặc sân vườn với mục đích để làm cảnh, tạo không gian xanh, lấy quả hoặc làm kinh tế đều được.

Cây chanh là loại cây ăn trái có múi quen thuộc với các gia đình
Cây chanh là loại cây ăn trái có múi quen thuộc với người Việt

Quả và lá chanh được sử dụng để chế biến nước uống giải khát, thức ăn, làm mứt, làm gia vị kết hợp cùng nhiều món ăn ngon

Trong y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rễ cây chanh còn có thể làm thuốc trị được nhiều bệnh như: nôn ói, kén ăn ở trẻ, nhức đầu, cảm cúm, giảm đau… Chanh kết hợp với, sả, gừng, mật ong… còn được xem là loại thức uống rất tốt cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

+ Cây chanh cẩm thạch

Cùng họ nhà chanh, các giống cây ăn quả có múi này cũng đang được nhiều người tìm mua nhờ vẻ ngoài bắt mắt. Lá chanh cẩm thạch có màu xanh với viền màu trắng cực kỳ đẹp mắt, quả chanh màu vàng khá giống với màu đá cẩm thạch.

Chanh cẩm thạch là một loại chanh mới đang được trồng rộng rãi
Cây chanh cẩm thạch là một giống chanh mới đang được trồng rộng rãi

Đây là một loại cây cảnh đẹp, chúng phù hợp đặt ở nhiều không gian tiểu cảnh khác nhau. Với tán lá rộng, lá xanh tươi quanh năm, hương thơm thanh mát, chắc hẳn nhiều gia chủ còn chọn đây là cây nội thất trang trí cho không gian sống..

Với hương vị chua gắt nên loại chanh này thường được sử dụng để làm mứt hoặc pha nước giải khát. Đây sẽ là món đồ uống thơm mát, giải nhiệt hiệu quả vào những ngày hè oi bức.

+ Cây tắc – cây quất

Cây quất hay cây tắc là cây thường xanh với lá đẹp, chúng thường chọn để trưng bày trong ngày Tết với ý nghĩa về sự may mắn. Loại cây ăn quả có múi này có thể sử dụng làm cây nhỏ bonsai để bàn hay cây lớn để trang trí giữa phòng khách, trước hiên nhà…

Tắc đem đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Tắc đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Ngoài công dụng trang trí, quất – tắc còn được dùng để pha trà uống bởi chúng có chứa hàm lượng vitamin C, A, B2… cao, rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời còn giúp chữa bệnh phong hàn, các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.

+ Cây bưởi

Cây bưởi là một trong những cây ăn quả có múi mà nhiều người biết đến, các bộ phận của cây có công dụng trong việc chữa nhiều loại bệnh, ngoài ra bưởi còn được sử dụng để chiết xuất tinh dầu thơm… Cây bưởi hiện nay được trồng nhiều trong khuôn vườn sân vườn, trồng chậu làm cây kiểng vừa giúp cảnh quan thêm đẹp, lại vừa thu quả ngon.

Bưởi là cây ăn quả quen thuộc với mỗi chúng ta
Bưởi là cây ăn quả quen thuộc được nhiều người yêu thích

Bưởi là cây đa năng: quả để ăn, hoa ướp thơm thức ăn, làm bánh trái, vỏ và hạt dùng để làm thực phẩm, lá bưởi trị được nhiều bệnh… Vì thế chúng là loại cây không thể thiếu trong vườn của người các gia đình hiện nay.

+ Cây quýt

Quýt là loại cây ăn quả có múi được trồng phổ biến với nhiều mục đích như trồng ngoài vườn làm cây lấy quả, trồng trong chậu làm cây cảnh trang trí…

Cây quýt được trồng rộng rãi ở nhiều khu vực
Cây quýt được trồng phổ biến ở nhiều khu vực

Quả quýt thường được ăn tươi, làm mứt, làm đồ hộp, nước giải khát hay làm rượu… Một số giống quýt ngọt còn phù hợp với trẻ sơ sinh, người già yếu, người bị bệnh đường ruột, bệnh dạ dày. Vỏ quýt có tác dụng lợi tiểu, làm khỏe dạ dày, trị ho, chữa ợ hơi, điều trị huyết áp cao, chướng bụng, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn… Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của cây cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Một số kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả có múi

Cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền nông nghiệp. Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc nhóm cây này không dễ dàng nếu bà con không nắm được các kỹ thuật liên quan. Dưới đây là thông tin về kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi mà bạn nên nắm được:

Chăm sóc cẩn thận để các loại cây ăn quả sinh trưởng tốt
Chăm sóc cẩn thận để các loại cây ăn quả phát triển tốt

+ Lựa chọn giống

Cây giống cây ăn quả có múi thường có 2 loại: cây chiết và cây ghép. Giống cây chiết thì giữ nguyên được đặc tính di truyền từ cây mẹ, nhân giống nhanh, cây thấp, phân cành cân đối, thuận tiện cho việc chăm sóc nhưng tuổi thọ cây không cao.

Cây ghép thì sinh trưởng tốt nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của bộ rễ và khả năng thích nghi nhanh chóng với điều kiện môi trường, đất đai. Cây cũng có thể chống chịu với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét, rễ cứng cáp, tuổi thọ cao.

Khi chọn cây giống cần đảm bảo khỏe mạnh, lá xanh tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh hại.

+ Thời vụ và mật độ trồng

Thời điểm trồng các loại cây ăn quả có múi tốt nhất là khoảng cuối mùa khô đầu mùa mưa (từ tháng 4 – tháng 5). Sau khi cây vừa phục hồi sẽ đón ngay những cơn mưa đầu mùa, vì thế ít phải tưới nước, cây sinh trưởng tốt hơn.

Mật độ trồng cây nhóm cây này thường là 5 x 5m. Tương đương khoảng 700 cây/hecta. Riêng cây bưởi thì hạn chế trồng chung với quýt đường, cam sành, chanh không hạt và các giống cây có múi khác.

+ Đất trồng

Đất thịt pha là thích hợp nhất cho các loại cây này, khả năng nước tốt, lượng mưa dao động từ 1000 – 2000mm/ năm. Đất có pH khoảng 5.5 – 7.0. Nếu trồng ở vùng trũng thì bà con nên tiến hành đắp mô, đào mương, còn trồng ở vùng cao thì đánh hố với kích thước 60 x 60 x 60cm, điều này sẽ thuận tiện cho tưới nước và bón phân.

+ Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi chi tiết

Đào hố hoặc đắp mô cần tiến hành trước 1 tháng. Hố đảm bảo kích thước 60 x 60 x 60cm. Mỗi hố trộn từ 30 – 40kg phân hữu cơ + 0,5kg lân nung chảy + 0,3kg kali hữu cơ. Nếu cần thiết thì bổ sung thêm vôi bột. Trộn đều đất và phân sau đó lấp hố lại, tưới nước. Sau 1 tháng thì có thể trồng cây.

Cách trồng như sau:

Dùng cuốc đào một  lỗ ở chính giữa hố trồng, kích thước lỗ lớn hơn bầu ươm 1 chút, xé lớp vỏ nilon bên ngoài một cách nhẹ nhàng và đặt cây giống vào giữa hố. Lấp đất chặt và nén nhẹ đất xung quanh gốc cây. Sau đó cắm cọc cố định để tránh gió làm lay cây, động rễ.

Sau khi trồng xong bà con cần tưới nước ngay, dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc, sau 5-7 ngày tiến hành tưới lại, giữ ẩm cho gốc cây trong 1 tháng đầu tiên để cây hồi phục nhanh hơn.

+ Kỹ thuật chăm sóc

  • Tưới nước: Mùa khô cần tưới nước thường xuyên và phủ gốc giữ ẩm. Mùa mưa nếu mưa liên tục cần đào rãnh thoát nước.
  • Làm cỏ: Để hạn chế cỏ dại xâm lấn thì nên trồng xen các loại cây họ đậu đỗ. Chúng vừa có tác dụng giữ ẩm, vừa cải thiện kinh tế.
  • Cắt tỉa cành: Sau khi cây hồi phục thì cần hãm ngọn ở chiều cao 50 – 70cm, giữ lại 3 – 5 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều. Tiếp tục hãm các chồi này để phát triển cành thứ cấp. Khi cây lớn, nên cắt bỏ các cành già cỗi, tạo dáng đều.

+ Hướng dẫn cách bón phân

  • Năm đầu tiên: Lượng phân trong hố còn dồi dào, chỉ cần bón thúc bằng phân urê  tỷ lệ 1%,  pha loãng vào nước để tưới. Mỗi lần cách nhau 20-30 ngày.
  • Năm thứ 2-3: Mỗi gốc bón 30 – 40kg phân chuồng + 300 lân nung chảy, bón 30% lượng phân cá (đạm cá, đậu tương) và kali (chuối ủ), trichoderma. Chia thành 4 lần bón.
  • Năm thứ 3 trở đi: Cây cần nhiều dinh dưỡng hơn nên bà con cần tăng lượng phân lên 50kg phân chuồng + 500g lân bón, 50% lượng phân cá và kali, trichoderma.

+ Phòng trừ xử lý sâu bệnh hại

Bà con cần tiến hành theo dõi thường xuyên và phòng trừ các loại sâu bệnh hại cho cây như: Sâu vẽ bùa, sâu nhớt, nhện đỏ, sâu đục cành, sâu đục thân hay các loại bệnh như bệnh greening, bệnh loét do vi khuẩn, bệnh sẹo…

+ Bảo quản và thu hoạch

Trái của cây ăn quả có múi cũng cần phải bao sớm. Khi trái to có đường kính 2,2-2,5cm thì bà con dùng túi nilon có chiều dài 30 – 60cm, đường kính 20-40cm, thủng hai đầu để bao quả. Dùng túi nilon bao trùm trái từ phần cuống xuống, dùng dây buộc túi vừa chặt. Túi nilon cắt bỏ phần đáy để giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn côn trùng, sâu tấn công.

Trên đây là thông tin về một số loại cây có múi thường được trồng tại sân vườn cũng như kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi cơ bản nhất để bạn tham khảo. Hy vọng với những kinh nghiệm có được, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc canh tác. Còn cần giải đáp thêm thông tin nào khác về các loại cây cảnh hãy liên hệ đến công ty Đồng Thành Công nhé.