Sầu riêng đang là cây ăn trái được nhiều nhà vườn quan tâm do chúng mang lại giá trị kinh tế cao. Để đạt chất lượng và năng suất vượt trội, người nông dân phải tiến hành đúng quy trình trồng từ lúc ra trái đến khi thu hoạch. Bên cạnh đó, chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái vô cùng quan trọng bởi nó có những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quả.
Mặc dù vậy, nhiều bà con vẫn chưa nắm rõ các phương pháp bón phân, chăm sóc trái sầu hợp lý trong thời kỳ này. Trong bài viết này, công ty Đồng Thành Công sẽ chia sẻ đến bạn kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái đạt hiệu quả cao nhất nhé.
Cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả
+ Tưới nước cho cây sầu riêng
Thông thường các chủ vườn trồng sầu riêng sẽ không cung cấp nước cho cây trong thời kỳ xổ nhụy. Tuy nhiên, sầu riêng xổ nhụy thường kéo dài từ 6-10 ngày, nếu cây không được tưới nước trong suốt một khoảng thời gian dài như thế, nhất là vào mùa nắng, chúng sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu và rụng trái.
Trong trường hợp cây đang bị thiếu nước nghiêm trọng, nếu gặp những cơn mưa đột ngột sẽ rất dễ bị sốc nước và rụng trái. Vì thế, khi cây xổ nhụy, người trồng vẫn nên duy trì cung cấp nước để giữ ẩm trên bề mặt đất. Khi cây đã xổ nhụy dứt điểm, bạn từ từ tưới nước trở lại, từ 10-30% qua mỗi lần tưới.
Một lưu ý nhỏ dành cho những nhà nông đang chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái, nếu trong thời gian cây xổ nhụy, mang bông hoặc kết trái, nhưng gặp thời tiết nắng nóng khiến chúng mất nước đột ngột. Lúc này, phương pháp hiệu quả nhất là phun nước lên tán của lá để hạ nhiệt.
Bà con nên tưới nước vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ sáng) và buổi chiều mát (khoảng 16 giờ – 18 giờ), không được tưới vào buổi trưa vì khiến cây bị sốc nhiệt do thời tiết oi bức, nắng nóng. Giai đoạn cây mang bông, trái non vô cùng nhạy cảm, vì thế nguồn nước mà bạn sử dụng để tưới cần đảm bảo không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, tránh ảnh hưởng đến chất lượng của sầu riêng.
+ Bón phân để chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái non
Nhiều bà con không dám bón phân sau khi cây xổ nhụy vì chúng sẽ ra đọt dẫn đến rụng trái. Kể cả việc sử dụng phương pháp xiết nước trong thời kỳ ra quả và không bón phân thì cây vẫn sẽ bị suy yếu, thiếu dưỡng chất và rụng trái.
Người trồng sầu riêng khi làm đúng quy trình thì cây đã cho ra một lần đọt trước khi xổ nhụy. Sau khoảng 1-2 tháng, chúng mới đi đọt lại, khi ấy trái sầu đã qua giai đoạn rụng trái non, nếu có rụng thì chỉ là một vài quả và vẫn có thể dễ dàng kiểm soát được.
Nhà vườn cần trang bị đầy đủ các kiến thức về chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái để đạt giá trị kinh tế ổn định sau khi thu hoạch. Giúp cây có hiệu quả tốt nhất thì dưới đây công ty Đồng Thành Công đưa ra phương pháp bón phân cho cây sầu để bạn tham khảo.
Phân bón vô cơ NPK
Thời điểm bón: Bà con dùng phân bón khi cây xổ nhụy khoảng 7 ngày và định kỳ từ 6-10 ngày/ lần, chia thành nhiều lần để bón. Trước 45-60 ngày, thời điểm trái còn non, cần bón NPK theo công thức 1:1:1 để cung cấp thêm dưỡng chất. Sau 46-60 ngày, khi quả đã lớn, bà con bón NPK với hàm lượng kali cao hơn và kali ở dạng K2SO4.
Bón phân hữu cơ cho sầu riêng
Thời điểm thích hợp để bón: Người trồng hãy bón phân hữu cơ cho cây sau khi chúng xổ nhụy 1 tháng đối với giống Ri6 và 1.5 tháng với giống monthong.
Thường sẽ có hai loại phân hữu cơ để bạn lựa chọn là phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng ủ hoai mục. Nhưng ở giai đoạn này, bà con nên ưu tiên dùng phân hữu cơ vi sinh và kết hợp thêm vi lượng, để phát huy được tác dụng nhanh hơn trong việc chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái.
Phun qua lá
Giúp hạn chế trái non rụng, nứt gai, nứt cuống, cho quả to tròn, xanh gai thì nên trộn các hoạt chất trung vi lượng và phân bón lá để phun, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sầu riêng.
Thời điểm thích hợp để bà con phun lá là sau khi cây xổ nhụy tầm 3-4 ngày và định kỳ là 10-15 ngày/lần. Một số loại thuốc nên sử dụng để phun như trung vi lượng canxi, đồng, bo-kẽm, sắt…
Cách dùng như sau: Phun lên toàn bộ cây, chủ yếu là mặt dưới lá và trái sầu.
+ Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái bằng các biện pháp phòng trừ nấm bệnh hại
Quá trình khi cây mang trái đều dồn các dưỡng chất để nuôi quả, nên chúng có sức đề kháng kém, bị suy yếu, thậm chí dễ bị các loại sâu bệnh tấn công. Vì thế, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của trái sầu riêng
Một số nấm bệnh, sâu gây hại thường gặp: Bọ cánh cứng, sâu tấn công trái, xén tóc đục thân, rệp… Đặc biệt vào mùa nắng nóng bạn cần phải chú ý phòng ngừa nhện. Khi phát hiện sâu bệnh tấn công cần dùng chế phẩm sinh học SCT 08, SCT 10… phun trực tiếp lên cây trồng. Bạn nên phun nhiều lần tùy theo thể trạng của cây và mỗi lần cách nhau 4-7 ngày.
Trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái người nông dân cần đặc biệt lưu ý các bệnh sau: Bệnh xì mủ, bệnh nấm gây thối trái, cháy lá… Cách phòng ngừa đó là sử dụng SCT 03, phytopin gold… phun trực tiếp lên cành, thân, lá và trái của cây trồng khoảng 10 ngày/lần.
Tuy nhiên, để có thể chăm sóc sầu riêng được tốt nhất và đảm bảo an toàn cho cây thì bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm chính hãng nhé.
Tỉa trái thế nào để có được chất lượng tốt nhất
Hầu hết các nhà vườn khi thấy cây sầu đậu nhiều quả thì vô cùng thích, tuy nhiên lại không xem cây có khả năng nuôi trái hay không. Vì thế dẫn đến quả nhỏ, còi, thiếu chất dinh dưỡng, vàng gai và dễ bị rụng. Vậy chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái thế nào để đạt năng suất vượt trội? Dưới đây công ty Đồng Thành Công sẽ gửi đến bà con quy trình tỉa trái sầu có được hiệu quả tốt nhất.
Thời điểm phù hợp: Có thể bắt đầu tỉa sau khi đậu trái khoảng 15-20 ngày.
Cách tỉa: Bà con nên chia thành 3 lần tỉa, mỗi lần cách nhau 6-10 ngày.
Nên tỉa những bông ra sau vì chúng sẽ hút hết chất dinh dưỡng và gây rụng trái non. Khi cây chưa đủ trái, người nông dân vẫn có thể để đợt bông tiếp theo, nhưng với điều kiện cây đủ lực và khỏe mạnh.
Hy vọng rằng những kinh nghiệm và kiến thức về cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái của công ty Đồng Thành Công sẽ giúp ích cho bà con trong suốt quá trình canh tác. Nếu như bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm các thông tin có liên quan đến cách trồng sầu riêng, hãy gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Những ý tưởng thiết kế nhà vườn đẹp được ưa chuộng nhất
Thông tin chung về các loại sâu bệnh hại cây trồng phổ biến
Top 8+ Cây trồng viền ấn tượng nhất cho các công trình hiện nay
Tư vấn thiết kế cảnh quan bệnh viện “Xanh – Sạch – Đẹp”
Tư vấn cách uốn cây tùng La Hán đơn giản và chi tiết tại nhà
{TOP} 8+ Cây trồng ở mộ gia tiên hợp với phong thủy âm trạch