Hạt mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại quả khô”, hạt thơm ngon, béo bùi, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào phù hợp với mọi người. Vì thế mà hiện nay nhu cầu về phát triển cây mắc ca đang được bà con nông dân ở nhiều khu vực quan tâm với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, đem đến nguồn thu nhập ổn định.
Vậy bạn đã biết gì về cây mắc ca? Cùng Đồng Thành Công theo dõi ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về cây trồng này nhé.
Những thông tin cơ bản về cây mắc ca mà bạn nên biết
Mắc ca có tên khoa học là Macadamia thuộc họ Proteaceae, đây là một cây thân gỗ có xuất xứ từ châu Đại Dương. Hạt mắc ca cũng được xếp trong nhóm hạt ngon nhất thế giới, thích hợp trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới như Indonesia, Australia, Brazil, New Zealand, Kenya và Nam Phi.
Macca là một loại cây được du nhập về nước ta, nơi được trồng thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam chính là vùng đất Ba Vì (Hà Nội). Sau quá trình thử nghiệm, cây đã trồng phổ biến hơn ở Đăk Lăk, Lâm Đồng… Cây có tuổi thọ kinh doanh từ 40-60 năm, có rễ cọc kém phát triển, cùng với tán cây rộng, rễ nông nên sẽ khả năng chống chịu trước thời tiết gió bão không được cao.
Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cây macca
Đặc điểm hình thái
Thân cây thẳng đứng, phân nhiều cành, cành hình trụ có nhiều vị trí lồi nhỏ, vỏ ngoài của cây hơi thô, không vết nhăn, màu thẫm, vết cắt vỏ có màu hồng nhẹ.
Lá mọc theo vòng hoặc mọc đối xứng, phiến lá có chiều dài 75-250 mm, cứng cáp, hình bầu dục hẹp, hoặc dài. Viên lá hình sóng, gân lá, gân con và các gân nhỏ chằng chịt ở cả 2 mặt lá
Hoa mọc từ nách lá, phát triển ở 2-3 hoặc nhiều mặt của đầu cành. Số lượng hoa mọc thành từng đôi hoa hoặc 3, 4 hoa cùng mọc trên cuống hoa, cuống hoa dài chừng 3-4 mm.
Quả hình cầu có núm lôi, màu xanh, đường kính chừng 25 mm hoặc to hơn. Vỏ quả xanh dày khoảng 3mm, khi chín vỏ quả nứt ra theo đường hợp tuyến, trong đó là hạt hình cầu. Hạt là tên gọi của quả khô, được hợp thành bởi vỏ cứng và nhân hạt.
Mắc ca là cây song tử diệp điển hình, rể chính không phát triển, rễ chùm lớn, mặt ngang của rễ phân bố trong phạm vi tán cây.
Đặc điểm sinh trưởng của cây macca
Để trồng được cây macca, thì cần tìm hiểu về những điều kiện khu vực trồng có phù hợp với cây hay không, điều này giúp cho quá trình trồng và chăm sóc cây dễ dàng hơn.
- Đất trồng: Cây macca thích hợp trồng ở những nơi có tầng đất dày khoảng trên 50cm. Đất cơ giới nhẹ, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, độ pH từ 4-6,5.
- Ánh sáng: Cây trồng này khá ưa sáng, hãy lưu ý không nên trồng chúng dưới tán của loại cây khác.
- Nhiệt độ: Khả năng chịu lạnh tương đối tốt, nhiệt độ khoảng từ 15 – 30 độ C, nhiệt độ lý tưởng nhất là 20-25 độ C.
- Lượng mưa: Thích hợp nhất cho cây trồng phát triển tốt là 1.600-2.500 mm.
- Độ cao: Thích hợp trồng ở độ cao 10-1.200 m so với mặt nước biển, cây đặc biệt là ở những nơi ít gió phơn, sương muối.
- Địa hình: Nên trồng cây ở những nơi bằng phẳng với độ dốc dưới 200.
Tư vấn cách trồng cây mắc ca đúng kỹ thuật
+ Tiêu chuẩn chọn cây ghép để trồng: Cây ghép có thời gian trên 6 tháng; chiều cao chồi ghép đã hóa gỗ trên 20cm, đường kính cổ rễ từ 1-1,5cm. Cây sinh trưởng tốt, lá xanh, phiến lá bình thường, không sâu bệnh.
+ Phương thức, thời vụ và mật độ trồng
Cây mắc ca được trồng theo 2 phương pháp là trồng thuần loại hoặc trồng xen với chè, cà phê, hồ tiêu:
Trồng thuần loài với mật độ từ 205 cây/ha (khoảng cách 7x7m) đến 278 cây/ha (khoảng cách 6x6m).
Trồng xen với mật độ 124 cây/ha (khoảng cách 9x9m), 138 cây/ha (khoảng cách 12x6m).
Thời vụ trồng lý tưởng nhất là vào mùa xuân với những tỉnh phía Bắc, vào đầu mùa mưa đối với các tỉnh phía Nam.
+ Xử lý đất trồng, đào và lấp hố
Tiến hành phát dọn đất trồng để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng. Cuốc lật đất hoặc với đất, rẫy cỏ từ 1,5 – 2m2 xung quanh vị trí hố trồng, nhặt rễ cây lớn, với đất dốc (<20 độ) nên làm bậc thang với mặt băng rộng 2-4m;
Đào hố trồng cây với kích thước 80 x 80 x 60cm, hố được đào ít nhất 1 – 1,5 tháng trước khi trồng để phơi ải, khi đào chú ý nên để lớp đất mặt riêng để trộn cùng phân lót khi lấp hố.
Bón lót cho các hố trồng cây với định lượng 50kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh, 500g NPK và 300g vôi bột được trộn đều cho mỗi hố. Lấp hố bằng đất mặt, tạo hình mai rùa cao hơn đất tự nhiên 2-3cm.
+ Kỹ thuật trồng cây mắc ca
Trên mỗi đơn vị diện tích trồng khoảng 4 – 5 dòng mắc ca, bố trí từng dòng theo hàng xen kẽ nhau để gia tăng tỷ lệ đậu quả, giúp chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn, giảm nguy cơ mất mùa.
Dùng cuốc tạo một lỗ sâu 40 cm ở giữa hố đã chuẩn bị ở trên, kích thước vừa đủ để đặt vừa bầu cây.
Rạch bỏ túi nilon khỏi bầu đất, đặt bầu thẳng thắn trong lòng hố, lấp đất và nén chặt xung quanh gốc cây 40cm tạo thành hình mai rùa, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 5cm để thoát nước dễ dàng khi mưa.
Dùng 3 cọc dài 60 – 80cm cắm thành hình tam giác, cách gốc cây 40-50cm, buộc chụm phần đầu cọc lại tương ứng với 2/3 chiều cao cây và buộc chúng vào thân cây để bảo vệ cây khỏi bị gió bão. Tủ rơm rạ, cỏ quanh gốc cây để giữ ẩm và ngăn cỏ dại.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây mắc ca cho hiệu quả cao
+ Chăm sóc
Nếu trồng cây xong mà không có mưa thì nên tưới cây liên tục trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non, trong 2 tháng kế tiếp tưới cây 1 tuần 1 lần, lượng nước 10 – 15 lít/ cây. Xới xáo, làm cỏ xung quanh gốc cây từ 0,8 – 1m, mỗi năm chăm sóc cho cây 2 lần và thực hiện thường kỳ hàng năm.
+ Bón thúc
Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi, bón phân cho cây vào tháng 1 – 2 hàng năm bằng phân chuồng kết hợp với phân NPK và vôi bột. Cuốc rãnh 25 – 35cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân xuống rồi rắc vôi bột, cho tiếp một lớp đất mặt mỏng và cuối cùng rải phân NPK và lấp đất.
+ Phòng trừ sâu hại
Quét vôi xung quanh phần gốc cây mắc ca mỗi năm 2 lần: Lần 1 vào khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau và lần 2 vào tháng 7-8 để phòng sâu hại. Vị trí quét từ phần dưới gốc cây quét lên thân cây khoảng 50-80cm. Kiểm tra thân cây thường xuyên, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục.
+ Tỉa cành tạo tán
Tiến hành việc cắt tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai sau khi trồng.
Tùy vào tình hình cụ thể, với cây phát triển ngọn mạnh thì tiến hành cắt ngọn thân chính để đảm bảo việc phân cành, đối với những cây phát triển ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn ở cành bên.
Cắt ngọn tiến hành 3 lần: lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1m, lần 2 ở vị trí cách 0,6 – 0,8m so với lần cắt đầu, lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6 – 0,8m;
Mua giống cây mắc ca ở đâu đảm bảo chất lượng, giá rẻ?
Đây là câu hỏi mà bà con cực kỳ quan tâm khi có nhu cầu canh tác cây công nghiệp này. Bởi cây giống có chất lượng tốt, khỏe mạnh thì mới đảm bảo sinh trưởng tốt, đem về năng suất tốt nhất khi thu hoạch. Vậy ở HCM hiện nay thì đơn vị nào là địa chỉ bán sản phẩm giống cây trồng mắc ca tin cậy nhất để bạn có thể yên tâm lựa chọn.
Trong rất nhiều những vườn ươm được nhắc đến thì Đồng Thành Công chính là địa chỉ uy tín hàng đầu mà các khách hàng có thể lựa chọn cho mình. Tại đây, quý khách hàng có thể tìm được vô vàn những sản phẩm cây giống công nghiệp để phục vụ cho việc canh tác, trong đó cây mắc ca là một trong những sản phẩm rất được quan tâm. Những cây trồng đưa đến tay khách hàng đều đảm bảo có được chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn cao, có giá thành rẻ… để bạn yên tâm lựa chọn.
Nếu cần tư vấn thêm thông tin nào khác về cách trồng cây, chăm sóc cây hay tìm hiểu báo giá cây giống thì hãy liên hệ ngay đến Đồng Thành Công nhé.