Hướng dẫn cách trồng mướp tại nhà đem đến năng suất cao

23/10/2023

Với các hộ gia đình có diện tích đất trồng nhỏ hẹp thì việc trồng cây trong thùng xốp là sự lựa chọn khá lý tưởng. Và trồng mướp cũng tương tự như thế. Nếu bạn đang có ý định trồng mướp tại nhà thì đừng bỏ qua những hướng dẫn cách trồng mướp được giới thiệu dưới đây nhé.

Mướp là một loại thực phẩm quen thuộc với các gia đình
Mướp là một loại thực phẩm quen thuộc với người Việt

Tin chắc với kỹ thuật trồng mướp được nhắc đến, bà con sẽ có được những cây trồng xanh tốt, vừa cho nhiều trái lại vừa tạo bóng mát cho không gian nhà mình..

Nên trồng mướp vào thời điểm nào?

Các loại mướp thông thường sẽ được trồng vào giai đoạn mùa xuân, ở miền Bắc vụ chính kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, còn ở miền Nam với khí hậu ấm áp hơn thì bà con sẽ trồng 2 vụ chính là Xuân Hè và Đông Xuân.

Chọn thời điểm lý tưởng để trồng mướp được hiệu quả
Chọn thời điểm phù hợp để trồng mướp được hiệu quả

Tư vấn cách trồng mướp sai quả cho những người mới

Để tiến hành kỹ thuật trồng mướp hương tại nhà, bà con cần tiến hành theo những hướng dẫn chi tiết được Đồng Thành Công nhắc đến dưới đây.

Nắm được kỹ thuật trồng mướp để việc canh tác được thuận lợi
Nắm được kỹ thuật trồng mướp để có quá trình canh tác thuận lợi

+ Chuẩn bị đất trồng

Loại đất phù hợp nhất để trồng cây mướp chính là đất trồng tơi xốp, khả năng thoát nước tốt cùng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, để đảm bảo tỷ lệ chất dinh dưỡng có trong đất là tốt nhất thì bạn có thể mua các loại đất hữu cơ được bán sẵn tại những cửa hàng vật tư nông nghiệp. Bạn cũng có thể tự trộn hỗn hợp đất trồng gồm đất phù sa và phân trùn quế (theo tỉ lệ 1:1), thêm vỏ trấu lên trên bề mặt khi gieo hạt.

Chuẩn bị đất trồng thoáng khí, tơi xốp để trồng mướp
Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, thoáng khí để trồng mướp

+ Ủ hạt mướp

Ngâm hạt giống trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi – 3 lạnh, trong vòng 4 – 6 giờ. Sau đó bạn vớt hạt ra, đem đi rửa sạch rồi ủ chúng vào khăn ẩm, ủ trong khoảng thời gian 36 – 48 tiếng, khi thấy hạt nứt nanh thì có thể đem gieo trồng.

Hạt mướp giống được chuẩn bị cho việc trồng cây mướp
Hạt mướp giống chất lượng được chuẩn bị cho việc trồng cây mướp

+ Gieo hạt mướp

Trong cách trồng mướp hương, bạn gieo hạt mướp đã nứt nanh xuống đất trồng đã chuẩn bị trước đó với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp thêm một lớp đất mỏng. Lưu ý chọn những ngày nắng ấm để gieo hạt, điều này giúp hạt nhanh chóng nảy mầm.

Gieo hạt mướp theo đúng các quy trình chi tiết
Gieo hạt mướp theo đúng hướng dẫn để hạt nhanh nảy mầm

Bà con cũng có thể gieo trực tiếp xuống mảnh đất ươm hoặc gieo trong các khay đất ươm. Khi cây con đã mọc được khoảng từ 2 – 3 lá, chiều cao cây con 20cm là có thể đem trồng. Trồng cây theo hàng đôi từ 4-5m, mỗi cây cách nhau khoảng chừng 0,8-1m.

Tư vấn kỹ thuật chăm sóc mướp đúng cách

Sau khi áp dụng cách trồng mướp trong chậu, việc tiếp theo mà bà con cần làm chính là chăm sóc cây theo đúng kỹ thuật. Dưới đây là một số nội dung cơ bản mà bạn cần nắm được:

Tiến hành chăm sóc mướp đúng cách để đảm bảo năng suất
Tiến hành chăm sóc mướp đúng cách để nhanh được thu hoạch

+ Làm giàn trồng mướp

Khi mướp phát triển được 2-3 lá thật thì cần chuẩn bị làm giàn cho mướp leo. Cây cao khoảng 20cm cần được cắm mỗi hốc một cây dóc để mướp leo lên giàn. Giàn mướp nên được làm theo kiểu mái bằng. Hệ thống giàn nên được làm vững chắc, giàn cao khoảng chừng 2 m, bắt dây đều trên giàn. Khi mướp đã lên giàn thì bà con nên tiến hành tỉa bỏ hết lá ở gốc cho thoáng và để tập trung dinh dưỡng nuôi ngọn và quả.

+ Tưới nước

Mướp là loại cây trồng không chịu được úng chính vì thế khi tưới nước bạn cần lưu ý chỉ tưới một lượng vừa đủ để thấm đất, tùy theo độ ẩm và độ thấm nước để quyết định lượng nước phù hợp.

+ Làm cỏ

Loại bỏ cỏ dại xung quanh gốc thường xuyên để giúp cây trồng có đủ dinh dưỡng sinh trưởng, đồng thời loại bỏ môi trường phát sinh của các loài sâu bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

+ Bón phân

Bón lót cho cây mướp bằng lượng nhỏ phân organic để cung cấp dưỡng chất cho cây khi mới trồng. Tuy nhiên, bà con không nên bón nhiều bởi nếu bón nhiều thì chỉ tốt dây, tốt lá và ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu quả.

Cây được khoảng 20 ngày thì tiếp tục bón thúc bằng nước phân pha loãng. Sau đó, cứ cách 20 ngày lại bón thúc một lần tạo điều kiện cho cây ra nhiều hoa quả.

+ Phòng trừ sâu bệnh

Cây mướp có thể mắc một số những loại sâu bệnh hại trong quá trình phát triển như: Chuột, dế, sâu đất, sùng đất, bọ rùa, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông hay bệnh thối cổ rễ, cháy lá, đốm lá, thán thư… Vì thế bà con nên thường xuyên quan sát để sớm phát hiện và có những phương pháp phòng trừ hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

+ Thu hoạch và bảo quản mướp

Sau khi gieo trồng được khoảng 80 – 100 ngày thì cây mướp có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài đến khoảng tháng 9, tuy nhiên thời gian thu hoạch này có thể thay đổi giữa các giống. Khi thu hoạch, bà con nên cắt dài cuống để bảo quản được lâu hơn.

Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản mướp là 10 độ. Cho mướp vào túi giữ tươi sạch, thắt chặt miệng túi và buộc kín lại, để chúng ở nơi thoáng mát thì bạn sẽ để được khoảng 10 ngày.

Trên đây là những hướng dẫn cách trồng mướp tại nhà đơn giản nhất mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin được nhắc đến, bạn đã áp dụng thành công kỹ thuật trồng mướp hương và thu hoạch được những trái chất lượng nhất. Còn cần tư vấn thêm thông tin nào khác trong quá trình canh tác hãy xem ngay trang Đồng Thành Công nhé.