Cây sả là một loại cây gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Chúng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và có nhiều công dụng hữu ích, cho nên được nhiều người ưa chuộng. Mọi người có thể trồng loại cây này tại nhà, trong thùng xốp hay chậu nhờ cách trồng sả đơn giản và dễ dàng.
Hãy cùng công ty Đồng Thành Công đi tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật trồng cây sả để biết thêm những kiến thức áp dụng cho loại cây này nhé.
Tìm hiểu chi tiết về cây sả
Trước khi đến với mô hình trồng sả, thì bà con hãy cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến cây trồng này nhé. Cây cả có danh pháp là Cymbopogon, nó mọc hoang dại ở vùng nhiệt đới. Hiện nay, chúng được trồng phổ biến tại các nước Ấn Độ, Đài Loan, Đông Nam Á… tại nước ta loại cây này cũng được trồng nhiều.
Theo như thống kê, Việt Nam đã trồng khoảng 15/55 loại sả. Nó không chỉ làm gia vị dùng để nấu ăn mà còn được coi là vị thuốc quý trong đông y.
Đặc tính của sả có vị ngọt, ấm và hương thơm hơi nồng, bên trong chứa nhiều tinh dầu. Nó sử dụng để chữa bệnh, làm đẹp, phòng côn trùng, đặc biệt trong tinh dầu sả còn có công dụng giúp thư giãn, làm tinh thần trở nên thư thái, sảng khoái.
Với những tác dụng mà cây trồng này mang đến, thì chúng được trồng nhiều tại nhiều gia đình. Bạn hãy áp dụng cách trồng sả kinh doanh, chắc chắn sẽ nhanh thu hoạch và có giá trị ổn định.
Những điều cần chuẩn bị trong cách trồng sả tại nhà
Trồng sả như nào sẽ phát triển nhanh chóng và cho thu hoạch sớm? Loại cây này mang đến rất nhiều công dụng có ích cho cuộc sống vì thế mà rất nhiều gia đình đã lựa chọn trồng sả làm giàu tại nhà. Trước khi đến với kỹ thuật trồng sả bạn cần phải có các nguyên liệu cần thiết như sau:
+ Chuẩn bị đồ dùng
Dụng cụ: Chậu, thùng xốp, lọ thủy tinh có nước…
Đất trồng cây: Cây sả thích nghi với mọi loại đất khác nhau, tuy nhiên bà con vẫn cần chuẩn bị đất tơi xốp, độ pH=6 và trộn cùng phân chuồng, trấu, mùn để tăng thêm dinh dưỡng cho đất.
Chọn giống: Thị trường có vô số kỹ thuật trồng khác nhau như cách trồng sả từ củ, nhánh, hạt. Nhưng trồng bằng nhánh sẽ nhanh thu hoạch, cách trồng cây sả cũng đơn giản và dễ dàng hơn.
+ Thời vụ trồng sả
Nên trồng sả vào mùa nào để đạt chất lượng và hiệu quả cao, giúp tăng năng giá trị sau thu hoạch. Theo kinh nghiệm của nhà nông, loại cây này nên trồng vào mùa xuân từ tháng 1-3, hay mùa thu từ tháng 8-9 hằng năm. Tại miền nam nên trồng vào thời điểm trước mùa mưa, còn ở khu vực miền bắc thì bà con hãy trồng vào mùa xuân.
Hướng dẫn cách trồng sả đơn giản ngay tại nhà
Nếu diện tích nhà bạn nhỏ có thể áp dụng cách trồng sả bằng chậu, với phương pháp này bà con trồng như sau:
Trước tiên cần mua sả từ ngoại chợ về, rồi sử dụng dao nhọn cắt bỏ 3mm phần gốc, điều này giúp làm mới bề mặt tiếp xúc của cây và cũng giúp cho nó dễ hút nước. Tiếp theo, bà con hãy bóc khoảng 2-3 lớp bẹ bên ngoài để phần gốc dư ra, giúp rễ mọc nhanh hơn.
Cắt phần thân trên của cây sả, rồi chừa lại 1 đoạn dài khoảng 9-10cm. Bỏ chúng vào nước, đổ ngập tới 4/5 gốc rồi ngâm khoảng 7 ngày, nếu thấy nước cạn hãy cho thêm nước. Khi thấy rễ bắt đầu mọc, bà con đem ra trồng trong đất. Rồi vun xuống đất, ấn nhẹ để cây đứng thẳng. Người trồng hãy tưới thêm nước cho cây, nhưng không được tưới nhiều quá sẽ khiến cây ngập úng và thối rễ.
Trồng sả bao lâu sẽ được thu hoạch?
Trồng sả mấy tháng sẽ được thu hoạch là câu hỏi của bà con khi trồng loại cây này, thường sau khoảng 3 tháng kể từ lúc trồng thì bà con sẽ tiến hành thu hoạch. Khi này, bạn cần phải cắt tỉa những gốc to và vun lại gốc để nhánh con tiếp tục sinh trưởng.
Hãy tiến hành thu hoạch từng bụi, để đảm bảo có sả dùng quanh năm. Ở những bụi thu hoạch bạn chỉ cần cắt cả bẹ và lá, cách mặt đất 8cm, sau tầm 5 tháng sẽ tiếp tục có lứa sả mới để dùng. Ngoài ra, để nó có giá trị và lợi nhuận thì bạn cũng nên áp dụng cách trồng sả cho năng suất cao.
Một số lưu ý trong cách trồng sả trong chậu
Trồng sả trong nhà không hề khó, tuy nhiên bà con phải cần lưu ý một số điều sau đây để chúng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng hơn:
+ Tưới nước cho cây
Có nhiều người hiện nay lựa chọn cách trồng sả thủy canh, chúng giúp trang trí không gian nhà thêm ấn tượng hơn.
Bà con chỉ nên tưới nước vừa đủ, không tưới quá nhiều nước cho cây sả. Vào mùa mưa bạn cần hạn chế tưới nước bởi tưới quá nhiều sẽ khiến cây mắc bệnh, thối rễ và chết.
+ Tỉa nhánh, cắt cành
Trong cách trồng sả từ cây thì khi nó sinh trưởng và phát triển có thể cao hơn 1m và ra nhiều nhánh con, người trồng cần cắt cành con, trồng thành cây mới giúp cây mẹ nuôi những nhánh còn lại, khi đó củ cũng được mập mạp, to hơn.
+ Bón phân cho sả
Bón phân là khâu khá quan trọng ở cách trồng sả trong thùng xốp. Khoảng 3 tuần sau khi trồng bạn cần tiến hành bón lót bằng phân lân và phân hữu cơ. Việc bón thúc giúp cung cấp dưỡng chất cho cây, giúp cây khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh chóng hơn.
+ Phòng sâu bệnh cho cây
Cây sả tạo ra tinh dầu giúp xua đuổi côn trùng nên nó ít khi gặp sâu bệnh. Nếu cây không may bị nấm tấn công thì phải cắt khu vực bị nhiễm bệnh. Khi chúng bị mắc rệp hãy dùng thuốc hữu cơ hoặc thuốc hóa học để phun cho cây.
+ Thời điểm thu hoạch
Củ sả thường được thu hoạch khi cây đạt được chiều cao từ 30-50 cm và có khoảng 6-8 lá trưởng thành. Thời gian thu hoạch lý tưởng nhất là vào buổi sáng hoặc chiều mát để giữ độ tươi cho củ. Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt sát gốc củ. Sau đó rửa sạch củ sả dưới nước để loại bỏ đất cát.
Sau khi rửa sạch, bạn để củ sả vào túi nilon hoặc hộp kín rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp củ sả tươi trong khoảng 1-2 tuần.
Trên đây công ty Đồng Thành Công đã gửi đến bạn cách trồng và chăm sóc cây sả nhanh chóng, đơn giản ngay tại nhà. Mong rằng với cách trồng sả trong vườn được tư vấn ở trên, bà con có thể áp dụng để trồng những bụi sả chất lượng, dùng quanh năm và không phải mua ngoài chợ nữa nhé.
Bài viết liên quan
10+ Loại hoa màu tím xinh đẹp để trang trí cảnh quan
Top các loại cây lá vàng được săn đón và yêu thích nhất
Top 10 cây bonsai dáng trực ấn tượng và độc đáo nhất
Gợi ý các ý tưởng thiết kế cảnh quan công viên độc đáo nhất
Hướng dẫn thực hiện cách uốn cây khế với dáng độc lạ
Top những cây dây leo ưa bóng râm được lựa chọn nhiều nhất