Để cây trồng phát triển tốt, bà con cần cung cấp cho cây nhiều loại phân bón khác nhau. Trong đó, phân lân là một trong 3 yếu tố đa lượng quan trọng đối với các loại cây trồng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích cây sinh trưởng và đảm bảo năng suất khi thu hoạch.
Vậy phân lân là gì? Thành phần phân lân thế nào? Có những loại nào trên thị trường hiện nay? Hay công dụng của chúng rs sao? Hãy cùng công ty Đồng Thành Công tìm hiểu các thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Bạn có biết phân lân là gì?
Phân lân được hiểu là một loại phân bón vô cơ cung cấp cho cây trồng hàm lượng photpho. Thành phần Photpho là một trong ba nguyên tố đa lượng cực kỳ cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của cây, là thành phần protein cấu tạo nên các tế bào, vì thế đây chính là một chất dinh dưỡng không thể thiếu cho sự sống cây trồng.
Cây trồng có thể hấp thu các loại phân lân dưới dạng ion photphat(PO4)3-, có chứa nguyên tố chính là photpho. Nguyên liệu chính thường dùng để sản xuất phân lân đó chính là photphorit và quặng apatit.
Phân lân thiếu hay thừa đều gây ra những hậu quả không tốt cho các loại cây trồng của bà con. Phân lân khi được kết hợp cùng với 2 loại phân vô cơ là phân kali và phân đạm sẽ tạo thành một hỗn hợp để cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng.
Giới thiệu về các loại phân lân có trên thị trường
+ Nhóm phân lân tự nhiên
Đây là nhóm phân lân được sản xuất từ quặng chứa photpho như phosphorit hay apatit. Phân lân tự nhiên còn có chứa thêm những chất hữu cơ từ quá trình phân giải xác của các loại động vật được tích tụ theo thời gian để giúp làm tăng độ dinh dưỡng cho phân lân.
Quặng Apatit: Chứa khoảng 30-32% hàm lượng P2O5, canxi và các loại khoáng chất khác và được cho là quặng chứa hàm lượng lân tự nhiên cao nhất. Chúng thường được sử dụng để bón cho các loại đất chua, đất phèn, đất nghèo lân ở mức cao.
Quặng Photphorit: Chứa khoảng chừng 8-12% hàm lượng P2O5, đây là loại phân khô, dưới dạng bột. Được dùng để bón cho các loại đất phèn, úng, chua và phù hợp cho các giống cây họ đậu.
+ Nhóm phân lân chế biến
Trong nhóm phân lân chế biến thường được chia thành các loại là:
Phân lân nung chảy: Có nguồn gốc từ quá trình sản xuất quặng photphat ở nhiệt độ cao, thành phần chính là Ca (PO4)2. Phân lân nung chảy thường có màu sắc trắng xám, xanh xám, có tính kiềm và trung hòa được môi trường đất chua.
Supe lân: Phân có thành phần chính là Ca (H2PO4)2, dễ tan trong đất, nước nên được ưu tiên sử dụng hơn cả. Supe lân có 2 nhóm nhỏ là supe lân kép và supe lân đơn, chúng được dùng để bón lót, bón thúc cho các loại cây trồng.
Một số vai trò chính của phân lân đối với cây trồng
Có thể nói phân lân là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với các loại cây trồng, chúng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cụ thể là:
– Photpho rất cần thiết cho sự hình thành bộ phận mới của cây, thúc đẩy cây nhanh ra mầm, phân cành, phân nhánh, ra hoa, kết trái. Nó cũng tham gia vào quá trình kích thích phát triển bộ rễ hay sự hô hấp và quang hợp của cây.
– Phân lân tác động đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt, giúp cho cây có khả năng chống được lạnh, nóng. Đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện không thuận lợi như hạn hán, ngập úng, sâu bệnh.
– Photpho cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ sự ra hoa, kết trái và quá trình chín của quả và hạt, giúp hoa và quả to hơn. Ngoài ra, phân lân còn có tác dụng giảm thiểu tối đa những tác hại của việc bón thừa đạm. Vì vậy bà con thường bón kết hợp phân lân và phân đạm.
Cây trồng thiếu hoặc thừa phân lân sẽ có biểu hiện thế nào?
Cây trồng khi bón thiếu hoặc thừa lân đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng, cũng như làm giảm năng suất.
– Tác hại khi cây trồng thiếu phân lân
Cây trồng giảm năng suất cũng như các tành phẩm hoa, quả, củ chất lượng kém.
Cành lá rụng nhiều, tốc độ sinh trưởng kém. Ban đầu lá cây xanh đậm sau đó dần chuyển sang màu vàng úa và tím đỏ. Các triệu chứng sẽ xuất hiện từ lá dưới lên đến ngọn và từ bên ngoài mép lá vào trong. Lá bị nhỏ lại, bản lá bị hẹp do quá trình tổng hợp protein ngưng trệ.
Rễ cây cũng chậm phát triển, cây thấp bé làm ảnh hưởng lớn đến việc hấp thụ dinh dưỡng.
Giảm khả năng tổng hợp chất bột, hoa trổ nở, quả ít, chín chậm, quả thường có vỏ dày xốp, dễ bị các loại nấm tấn công.
Giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình đậu quả, giảm khả năng chống chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng.
– Những ảnh hưởng khi cây trồng bị thừa phân lân
Gây ức chế sinh trưởng của cây trồng dẫn đến thừa sắc tố.
Cây chín quá sớm, không kịp tích lũy để có được mùa vụ năng suất cao.
Hướng dẫn chi tiết cách bón phân lân đúng kỹ thuật
Khi sử dụng phân lân cung cấp cho các loại cây trồng, bà con nông dân cần lưu ý:
Bón phân theo từng loại đất: Cần chọn loại phân lân phù hợp nhất với tính chất cũng như độ chua của đất. Đối với đất chua, bà con nên chọn các loại phân thiên nhiên. Đối với đất bị bạc màu, nghèo Mg thì nên dùng phân lân nóng chảy. Còn các loại đất kiềm trung tính nên dùng phân supephotphat.
Cách bón phân lân: Với dạng đất thịt thì khi bón phân lân sẽ bị giữ lại cho nên bà con cần phải bón theo hàng và dùng các loại phân nhanh hấp thụ.
Cần kết hợp với phân chuồng: Cần kết hợp bón phân lân với các loại phân chuồng theo đúng tỉ lệ: 2% với loại supe lân, 3-5% với loại photphorit.
Chọn phân lân phù hợp với đúng loại cây trồng: Đối với cây lúa nên dùng phân lân thiên nhiên hoặc phân nung chảy. Đối với cây trồng cạn nên dùng Supe lân và thực hiện bón theo hàng.
Kết hợp bón phân lân cùng những nguyên tố vi lượng: Khi bón lân quá nhiều có thể khiến cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng cần thiết nên bà con cần bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng khác.
Với nội dung được nhắc đến, bạn đọc đã có được những thông tin đầy đủ nhất về phân lân và những tác dụng của chúng với cây trồng. Có thể nói đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt và đem về mùa màng bội phu. Chính vì thế, bà con hãy hiểu rõ và học cách bón phân đúng kỹ thuật để cây phát triển tốt nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các loại phân bón hãy truy cập vào website Đồng Thành Công để tham khảo nhé.
Bài viết liên quan
Top cây trồng sân thượng chịu nắng dễ chăm sóc nhất
Phân hữu cơ là gì? Một số loại phân bón hữu cơ phổ biến trên thị trường
Các loại nấm gây bệnh cây trồng phổ biến trong đất
10+ Cây dây leo trong nhà giúp không gian đẹp và ấn tượng nhất
{TOP} 10+ Cây công trình có hoa đẹp được trồng phổ biến hiện nay
Top 10 loại cây lá dài đẹp nhất hiện nay