Sầu riêng là loại cây ăn trái được đánh giá cao không chỉ nhờ hương vị thơm ngon mà còn mang về giá trị kinh tế cao. Vậy nên, nhiều khu vực đã áp dụng mô hình trồng sầu riêng trên diện tích lớn. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống sầu riêng, mỗi loại lại có hướng vị riêng, đặc điểm riêng, cách trồng riêng và năng suất khác nhau…
Trong bài viết này, Đồng Thành Công sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về các loại sầu riêng ở Việt Nam phổ biến trên thị trường hiện nay. Cùng theo dõi thông tin này để lựa chọn giống cho phù hợp nhé.
Vùng trồng cây sầu riêng phổ biến ở Việt Nam?
Trước khi đi tìm hiểu về các loại giống sầu riêng thì chúng ta cũng tìm hiểu xem loại cây nhiệt đới này được trồng ở những khu vực nào nhé.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Được trồng tập trung tại các tỉnh Tiền Giang (chủ yếu tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước), Vĩnh Long (tập trung tại Tam Bình, Vũng Liêm, Mang Thít, Long Hồ, Trà Ôn), Bến Tre (tập trung nhiều ở huyện Châu Thành, Chợ Lách) và Sóc Trăng.
Vùng Đông Nam Bộ: Chúng được bà con trồng nhiều nhất ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh với năng suất đạt 10 tấn/ha. Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng sầu lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ và được trồng tập trung tại Xuân Lộc, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Tân Phú.
Vùng Tây Nguyên: Cây ăn trái này được trồng tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum và Gia Lai.
Tùy từng vùng sẽ trồng các loại sầu riêng ngon khác nhau tùy theo đặc điểm sinh trưởng của chúng. Bà con nên cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp nhé.
Giới thiệu các loại sầu riêng ngon nhất ở Việt Nam
Với câu hỏi sầu riêng có mấy loại, dưới đây Đồng Thành Công sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết các thông tin này để biết cách phân biệt các loại sầu riêng nhé.
+ Sầu Ri6
Đây là loại sầu quen thuộc, chúng được đặt theo tên “cha đẻ” là ông Sáu Ri. Vì hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều cho nên loại sầu riêng Ri6 thường được trồng nhiều tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ri6 được nhận dạng bởi trái có hình bầu dục, phần đáy hẹp, vỏ quả mỏng và có màu vàng xanh. Bên trong chúng là những múi dày cơm, hạt lép, vị béo và ngọt vừa phải.
+ Sầu riêng Thái
Bên cạnh cái tên là sầu riêng Thái thì loại này còn được gọi là sâu Dona, sầu Monthong. Sầu riêng Thái hiện nay thường được trồng tại miền Tây. Tuy hình thức bên ngoài của chúng không quá bắt mắt với một đầu hơi to, một đầu nhỏ, gai thưa thớt, trọng lượng nhỏ. Múi có màu vàng nhạt, tuy nhiên cơm sầu lại rất dày, vị ngọt thanh, béo nhẹ, không quá ngán cho nên được rất nhiều người yêu thích.
+ Sầu Musang King
Mỗi khi nhắc đến loại sầu Musang King, người dân Malaysia lại cảm thấy vô cùng tự hào bởi độ thơm gon và sự đắt đỏ của chúng. Không như các loại sầu riêng Việt Nam hay Thái Lan, sầu Musang King chỉ được thu hoạch khi chúng rơi từ trên cây xuống.
Trái sầu loài này có hình bầu dục, kích thước vừa phải. Các gai nằm cách xa nhau, phần cuống khá thẳng và không có gai. Vị của chúng khá giống với bơ, là sự kết hợp của vị ngọt và đắng nhẹ, khiến thực khách ăn hoài không chán. Hơn nữa, màu cơm vàng rực cực kỳ đẹp mắt, hạt lép của loại sầu riêng này cũng là lí do khiến thực khách không ngại chi tiền dù giá thành không rẻ.
+ Sầu Cái Mơn
Nếu loại sầu Musang King làm rạng danh đất nước Malaysia, thì các loại sầu riêng ở Việt Nam cũng chẳng kém cạnh, nổi bật nhất chính là sầu Cái Mơn. Đây là loại sầu được thực khách ở khắp nơi trên toàn thế giới hết mực ưa chuộng.
Thông thường, sầu Cái Mơn có kích thước khá nhỏ, trọng lượng chỉ khoảng 2 – 3kg. Tuy nhiên, phần cơm sầu có màu vàng mỡ gà cực đẹp mắt, hạt lép, vị ngọt và thơm béo đậm đà. Ngoài ăn trực tiếp, thì loại sầu riêng này còn được sử dụng để chế biến thành các món bánh, món kem.
+ Sầu ruột đỏ
Được gọi với cái tên đặc biệt như vậy chính là bởi sầu có ruột màu đỏ và còn được bán rộng rãi trên thị trường bởi hương vị thơm ngon, độc lạ của chúng. Với phần cơm mang màu đỏ đậm ngọt, mềm, hạt lép và nhỏ, sầu ruột đỏ mang mùi thơm nhẹ nhàng, không quá nồng. Dù vậy, vẫn có một số người nhận xét loại sầu này có vị giống socola đắng.
+ Sầu khổ qua
Đây là loại sầu nội địa lâu đời, và đúng với tên gọi của nó, cơm của loại này sẽ có vị ngọt xen vị hơi đắng nhẹ. Sầu khổ qua có hai loại chính là vàng và xanh. Vỏ có màu xanh, gai nhọn và dày. Phần thịt bên trong có màu vàng hơi nhạt, thịt hơi nhão nhưng lại có hương nhẹ nhàng, ngọt béo nên rất được ưa chuộng.
+ Sầu riêng chuồng bò
Là loại sầu có vị ngọt tự nhiên và thiên về vị béo nhiều hơn. Cơm khá nhão nhưng lại mang một hương thơm đậm đà. Nên loại sầu này cũng được xem là sự lựa chọn số 1 dành cho những người yêu thích loại quả nhiệt đới này. Đây là loại sầu có hạt lép, quả có hình trụ, phần vỏ khi chín sẽ chuyển sang màu xám hoặc vàng xám. Gai sầu tương đối to và mọc dày, trọng lượng trung bình khoảng 2,5 kg.
Nhưng dù hình dáng không đồng nhất nhưng bên trong lại có được hương vị tuyệt mĩ. Cơm sầu có vị thơm thoang thoảng, dễ chịu, vị ngọt ngọt không quá gắt. Khi đạt đến độ chín vừa đủ thì sầu sẽ mang đến vị ngọt nhưng không quá đậm. Có mùi thơm thoang thoảng không quá nồng mang đến cảm giác dễ chịu.
Hy vọng với những thông tin được nhắc đến ở trên các bạn đã có được sự so sánh các loại sầu riêng ở Việt Nam. Việc đánh giá loại sầu riêng nào ngon nhất hay nên trồng loại sầu riêng nào thì còn tùy vào sở thích khẩu vị của từng người, bạn hãy tham khảo những đặc điểm mà Đồng Thành Công nhắc đến ở trên để có được lựa chọn phù hợp nhé. Trong quá trình trồng sầu riêng, nếu có điều gì băn khoăn thì hãy liên hệ đến công ty Đồng Thành Công để được hỗ trợ nhé.
Bài viết liên quan
{TOP} 14+ Loại cây trồng sân thượng siêu đẹp, siêu ấn tượng
Giải đáp thông tin: Cây lưỡi hổ có hoa không?
Phân vi sinh là gì? Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng
Trồng cây gì ít chăm sóc mà vẫn đạt năng suất cao
Phân NPK là gì? Những công dụng ưu việt của phân bón NPK
Top các loại cây lá vàng được săn đón và yêu thích nhất