Hiện nay, có khá nhiều loại cây trồng đang chịu sự tàn phá nặng nề của loài rệp sáp mà chưa có cách nào xử lý hiệu quả loài sinh vật này, nhất là ở những vùng khó tiếp cận với nền nông nghiệp hiện đại. Điều này khiến bà con nông dân vô cùng lo lắng trong suốt quá trình canh tác.
Ở bài viết hôm nay, Đồng Thành Công sẽ giới thiệu đến bạn một số cách trị rệp sáp hiệu quả và an toàn mà không cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia nông nghiệp. Hãy cùng theo dõi nội dung này để có thêm nhiều kinh nghiệm nhé.
Tìm hiểu về loài rệp sáp
Trước khi học cách trị rệp sáp trên cây, chúng ta cũng cần hiểu rõ về loài sinh vật gây hại này.
Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus, đây là một loại ký sinh trùng gây hại khá phổ biến. Chúng thường gặp trên các loại cây ăn quả có múi, cà phê, hồ tiêu, cacao… Con côn trùng này có kích thước rất nhỏ, chiều dài chỉ 2,5 – 3,5mm, chiều ngang 1,8 – 2,0mm. Cơ thể thường hình oval và có đến 18 cặp tua ngắn, trong đó cặp thứ 17 dài hơn các phần còn lại.
Thông thường rệp sáp cho thân màu nâu nhạt, hồng hoặc vàng nâu và được phủ một lớp sáp trắng bên ngoài. Dù kích thước nhỏ nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng quan sát được các ngấn trên thân của chúng.
Bên cạnh đó, rệp sáp còn có tốc độ sinh sản khá nhanh. Mỗi con đẻ từ 200 – 250 trứng trên một lần và thường sinh sản mạnh vào mùa hè. Vòng đời của loài côn trùng này từ lúc trong trứng đến khi trở thành rệp cái là 115 ngày. Bên cạnh đó, các con rệp đực thường có kích thước nhỏ hơn rệp cái, chúng chỉ dài 1mm và có vòng đời khoảng 27 ngày.
Dấu hiệu nhận biết rệp hại trên các loại cây trồng
Để có thể áp dụng cách trị rệp sáp triệt để thì trước tiên bà con cần nhận biết được sự xuất hiện của chúng trên cây trồng. Sau đây là các dấu hiệu phổ biến nhất.
+ Quan sát mặt dưới lá cây
Cách kiểm tra sự có mặt của rệp đơn giản nhất là lật mặt sau của lá cây lên và quan sát. Rệp là loại côn trùng có kích thước nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát bằng mắt thường. Khi nhìn gần, một số loại rệp được phủ một lớp xốp như sợi bông. Hãy chú ý đến các lá cây bị héo không rõ nguyên nhân hoặc những chiếc lá đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị ủ rũ. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cây đang bị rệp phá hoại.
Bên cạnh đó, bà con có thể phát hiện ra rệp qua các vết cắn nhỏ li ti dọc mép lá hoặc trên gân lá. Rệp thường phát triển mạnh vào mùa hè, nơi có độ ẩm cao.
+ Rệp sáp tiết ra “dịch ngọt” trên lá
Sau khi hút nhựa từ cây khỏe mạnh, rệp thường tiết ra một chất dính trên lá cây. Nếu thấy lá có độ sáng bóng bất thường hoặc trông giống như được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy thì có thể là rệp sáp đang “cư trú” gần đấy.
+ Xuất hiện những nốt sần trên cây
Khoảng 2 tuần/ lần, bà con nên kiểm tra xem cây trồng nhà mình có xuất hiện nốt sần sùi ở ngọn, thân hoặc rễ hay không. Bởi đây cũng là dấu hiệu cho thấy cây trồng đã bị nhiễm bệnh. Phần lớn những nốt sần hình thành là do cây bị rệp hút nhựa và đẻ trứng. Nếu không xử lý nhanh chóng vấn đề này thì cây có thể chết.
Cách trị rệp sáp hại cây trồng an toàn, hiệu quả cao
Tình trạng rệp sáp tàn phá cây trồng gây ra rất nhiều phiền toái cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì cách trị rệp sáp không quá phức tạp. Dưới đây là 4 phương pháp phòng ngừa rệp hiệu quả mà bà con có thể áp dụng.
+ Bắt rệp bằng tay
Rệp sáp là một loài bọ hay bám trên lá, cành cây non hoặc thân cây. Vì thế, chỉ cần chịu khó quan sát là có thể dễ dàng phát hiện ra chỗ chúng đang ẩn nấp. Cách trị rệp sáp đơn giản nhất là lật tìm trên cây và dùng tay bắt chúng. Tuy nhiên, bà con hãy đeo găng tay khi bắt rệp để tránh gặp tình trạng kích ứng nhé.
Rệp có thân mềm nên bà con hãy xử lý chúng bằng cách bóp chặt hai ngón tay. Sau đó, sử dụng vải mềm hoặc khăn giấy để lau sạch những chiếc lá vừa bắt rệp xong. Cách diệt rệp sáp này đảm bảo rằng không còn trứng rệp còn sót lại trên lá cây.
+ Cắt tỉa lá cây bị rệp sáp làm hư hại
Khi phát hiện ra rệp sáp đang ẩn nấp trên cây thì hãy tìm cách xử lý nhanh chóng vì chúng có thể lây lan sang các cây trồng xung quanh. Nếu cây ký chủ quá đông, rệp sẽ di cư sang những cành cây khác. Vì thế, với những vị trí trên cây bị rệp tàn phá nặng thì cách trị rệp sáp hiệu quả nhất chính là bà con nên cắt bỏ luôn phần lá hoặc thân cây đó để loại bỏ môi trường cư trú của rệp sáp.
Sau khi tiến hành cắt tỉa cây bị nhiễm rệp thì xịt lại cây bằng nước sạch hoặc dung dịch chống rệp tự pha chế để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
+ Dùng vòi tưới nước xịt lên cây nhiễm bệnh
Một trong những cách trị rệp sáp vô cùng đơn giản nhưng khá hiệu quả mà công ty Đồng Thành Công muốn chia sẻ đến bạn đó là sử dụng vòi tưới nước xịt lên lá cây có rệp trú ẩn. Hãy hướng vòi nước vào mặt dưới của lá cây, nơi rệp thường trú ẩn và xịt nước đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi số lượng rệp giảm dần.
Đây là cách thức diệt rệp đơn giản nhằm đối phó với tình trạng rệp phá hoại ở mức độ thấp đến trung bình. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ áp dụng được với những cây trồng đã cứng cáp.
+ Sử dụng thuốc diệt rệp chuyên dụng
Nếu những cách trị rệp sáp ở trên vẫn không thể trị bệnh một cách triệt để thì bà con nên tìm đến giải pháp cuối cùng là sử dụng các loại thuốc diệt rệp. Tuy nhiên, phần lớn các loại thuốc này đều chứa độc tố nhóm 2 như: Bassa, Trebon, Ditarex, Applaud 10WP… Vì vậy nếu tình hình chưa quá nghiêm trọng thì bạn cũng nên hạn chế phun thuốc lên cây trồng.
Đối với cây ăn quả, trước khi phun thuốc thì có thể diệt rệp sáp bằng nước rửa chén, cách này giúp rửa trôi lớp phấn sáp của rệp, khi đó thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt hơn. Ngoài ra, nếu phát hiện rệp sáp ở dưới gốc cây thì hãy xới đất xung quanh gốc, tiếp đến rải 25g thuốc Wellof 3GR/gốc rồi lấp đất lại, tưới đẫm nước.
Lưu ý: Khi phun thuốc diệt rệp, bà con cần phải vạch từng tán cây và phun trực tiếp vào khu vực trú ẩn của chúng thì mới tiêu diệt triệt để được.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách trị rệp sáp để bà con cùng tham khảo khi canh tác các loại cây trồng. Đồng Thành Công tin rằng với những gợi ý này sẽ giúp bạn có được một vụ mùa bội thu. Đừng quên cập nhật thêm các thông tin khác tại trang Đồng Thành Công để có được kinh nghiệm hữu ích khi trồng cây nhé.
Bài viết liên quan
Cách ủ phân vi sinh hiệu quả, không gây mùi tại nhà
Tư vấn cách trồng sầu riêng đơn giản, năng suất cao
Hướng dẫn cách trồng chuối tiêu nhanh chóng và đơn giản
Phân bón lá là gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?
Trồng cây gì thu tiền tỷ? Top các loại cây trồng siêu lợi nhuận
10+ Loại cây thân gỗ trồng trong nhà đang được ưa chuộng nhất