Sâu đục thân là loại côn trùng gặm nhấm, gây hại và tấn công đến sức khỏ của cây trồng. Chúng khiến cho cây phát triển kém, còi cọc, cành lá suy yếu, dẫn đến năng suất thấp, thậm chí làm cây bị chết. Vì thế mà cách trị sâu đục thân luôn là nội dung mà nhiều bà con đặc biệt quan tâm.
Vì thế để bà con kiểm soát được loại sâu bệnh này cần nắm rõ triệu chứng và mức độ gây hại ở trên cây. Hãy cùng công ty Đồng Thành Công tìm hiểu cách trị sâu đục thân hiệu quả nhất qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Những đối tượng cây bị sâu đục thân
Hiện nay vô số các loại sâu gây hại, nhưng trong đó nhóm sâu đục thân, đục gốc, cành thuộc nhóm nguy hiểm nhất. Nhìn chung cây có múi thuộc họ quýt như chanh, bưởi, cam, cây cảnh như đào, mai… hay cây công nghiệp chẳng hạn cao su, lộc vừng đều rất dễ bị sâu gây hại.
Vì thế bà con cần phải có cách trị sâu đục thân nhanh chóng và triệt để nhất, giúp cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.
Cơ chế gây hại và các triệu chứng cây bị sâu bệnh
Trước khi tìm hiểu cách chữa cây bị sâu đục thân bạn nên hiểu về cơ chế hoạt động của loại côn trùng này. Khi cây còn non, sâu sẽ đục vào các nõn làm gãy và chết đỉnh sinh trưởng. Khi cây phát triển khoảng 3-10 năm tuổi, chúng sẽ đục vào thân gây cản trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng khiến cây dễ gãy đổ nếu gặp mưa bão.
Cây bị sâu gây hại sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cây còi cọc, quả nhỏ dễ bị rụng.
Sâu non đục từ phần vỏ vào trong thân cành tạo các đường đục, vị trí đục thường hướng về gốc cây, những lỗ mới gần vị trí sâu non thường có mùn cưa (phân sâu) mới thải ra có màu sáng.
Khi sâu đục sẽ tạo vòng tròn khép kín quanh vị trí sát mặt đất. Nếu bị gây hại nặng phần vỏ và gỗ bên trong sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến cây bị chết.
Đặc điểm, hình thái của các loại sâu gây hại
Sâu gây hại có mức độ lây lan nhanh, nếu không có cách trị sâu đục thân kịp thời sẽ hủy diệt cả một vườn và khó trị bởi chúng ẩn nấp bên trong thân, gốc, cành cây
+ Sâu đục cành Chelidonium Argentatum Dalm
Loại sâu non có màu xanh nên được gọi là xén tóc xanh. Chúng sẽ đẻ trứng khoảng tháng 5-6 trên nách ngọn lá. Sau 10 ngày sâu non nở và đục phá, gặm vỏ cây từ cành nhỏ đến cành lớn, 8-9 tháng sau sâu sẽ đục tới thân cây. Chúng chủ yếu phá hại cành cấp 1, làm buồng hóa nhộng rồi dùng mùn cưa và chất bài tiết đục một lỗ lớn để thoát ra ngoài.
Khoảng một thời gian sau, sâu non sẽ thành nhộng, tiếp đến hóa xén tóc xanh. Vòng đời của chúng là một năm. Trên thân cây sẽ có vô số sâu đục cành, nếu để 2-3 năm liền không tìm cách chữa trị cây sẽ bị héo và chết.
+ Sâu đục thân Nadezhdiella cantori Hope
Là sâu non màu nâu nên có tên là xén tóc nâu. Chủ yếu xén tóc nâu sẽ đẻ trứng vào tháng 5, 6,7; thích tập trung nơi râm mát, ban ngày sẽ ẩn nấp, ban đêm chúng đẻ trứng vào kẽ nứt của thân cây cách mặt đất từ 0.3 đến 1m, sau 6-13 ngày trứng nở.
Khi sâu đục thân nở sẽ chui vào vỏ cây và phá hoại phần gỗ 2 năm, tạo ra đường đục ngoằn ngoèo. Chúng sẽ thành nhộng vào khoảng tháng 2 rồi biến thành xén tóc nâu ở tháng 3,4. Vòng đời của loại sâu này thường kéo dài từ 2-3 năm.
+ Anoplophora chinensis Forster – sâu đục gốc
Sâu được gọi là xén tóc nâu hoặc xén tóc hoa do trên mặt lưng của những con trưởng thành có khoảng 30 chấm trắng lốm đốm. Con sâu trưởng thành sẽ ăn những phần non của cây, đặc biệt là rễ non trước khi chúng đẻ trứng vào tháng 5, vũ hóa trong tháng 5-6.
Trước khi đẻ, xén tóc hoa sẽ đục vào gốc một vết hình chữ T ngược và đẻ trứng trên đó. Khoảng 6-12 ngày sau trứng nở, sâu di chuyển xuống dưới và gây hại cho rễ và gốc cây.
Nếu nặng sâu khoét sâu cả những rễ to làm cây rụng lá, héo và dẫn đến chết. Chúng phá hoại 2-3 tháng và nghỉ đông dưới phần gốc. Đến giữa tháng 3-4 năm sau thì thành nhộng, khoảng 5-6 vũ hóa trùng. Vòng đời của sâu xén tóc trong vòng 1 năm.
Hướng dẫn chi tiết cách trị sâu đục thân gây hại
Để quá trình canh tác hiệu quả, loại bỏ sâu bệnh nhanh chóng thì dưới đây là những cách cứu cây bị sâu đục thân mà Đồng Thành Công muốn chia sẻ:
+ Với sâu đục thân, đục cành
Sau khoảng 15-20 ngày, bà con phải tiến hành kiểm tra trên toàn thân cây. Nếu cây bị tổn hại nhẹ, thì lá chỉ héo khi trời nắng còn ban đêm sẽ phục hồi. Bạn có thể dễ dàng phát hiện bằng cách quan sát các lỗ đục trên cành, thân hay phân thải ở trên mặt đất.
Cách trị sâu đục thân như sau, với thành trùng xén tóc dùng vợt hoặc bắt bằng tay khi con trưởng thành vũ hóa và thời gian đẻ trứng vào tháng 4,6.
Diệt sâu non bằng cách cắt, tỉa cành non bị héo với sâu đục cành trong tháng thứ 5-7. Khi lá mới héo vẫn còn xanh tuy nhiên mép lá hơi cong, bạn bẻ cành sâu dễ dàng, nó sẽ tự rơi ra và chết. Biện pháp bẻ cành héo triệt để sẽ giúp hạn chế sự gây hại của sâu.
Trong trường hợp cây bị sâu gây hại nặng, thì cách chữa cây bị sâu đục thân hiệu quả nhất đó là dùng thuốc có hoạt chất cypermethrin, rotenone hoặc thuốc sherpa, abamectin với nồng độ cao. Sử dụng dây thép nhỏ tạo lưỡi câu luồn qua lỗ đục để tiêu diệt sâu bọ gây hại. Cuối cùng dùng bơm để đưa thuốc vào hay tăm bông được tẩm thuốc cho vào lỗ rồi bịt lại.
Sau khi thu hoạch bạn nên quét vôi hoặc hoóc-đô tỉ lệ 1 đồng : 1 vôi tôi : 20 nước, vào gốc cây và thân định kỳ 2 tháng/ lần đoạn từ 60cm-1m, phòng ngừa nấm bệnh và hạn chế được xén tóc đẻ trứng.
+ Với sâu đục gốc
Trong cách xử lý cây bị sâu đục thân này, nên hạn chế lột vỏ, băm cây vì rất dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh đẻ trứng. Bà con phát hiện vị trí sâu đục gây hại ở phần thân sát mặt đất, sử dụng dao nhọn khoét vào phần sâu đục và tiêu diệt chúng. Dùng thuốc hóa học như configent, basudin 10H, regent… thấm vào lớp vải mỏng bỏ vào lỗ và bịt chặt đất lại.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chức năng xông hơi, lưu dẫn, thấm sâu chẳng hạn: Polytrin-P 440 EC, regent 5SC, classico 480EC, sherpa 25 EC, cyperan 25EC, pyrinex 20EC… phun trực tiếp vào bề mặt tán cây và vỏ thân cây nhằm diệt triệt để sâu non và phun định kỳ 10-15 ngày/ lần trong 1 đợt phòng ngừa vào tháng 4-6.
Cần tìm ra cách trị sâu đục thân phù hợp để loại bỏ chúng giúp cây phát triển, mang lại giá trị kinh tế khi thu hoạch. Khi cây có nhiều cành bị hại cần chặt bỏ cành hư và đốt. Có thể dùng bẫy đèn để bắt thành trùng.
Bài viết ở trên công ty Đồng Thành Công đã cùng bạn tìm hiểu về một số loại sâu gây hại và hướng dẫn cách phòng trừ sâu đục thân hiệu quả. Tuy nhiên bà con vẫn cần chủ động thăm và quan sát vườn cây thường xuyên nếu phát hiện sâu bệnh cần có cách trị sâu đục thân kịp thời và triệt để giúp cây có được năng suất cao khi thu hoạch.
Bài viết liên quan
Than bùn là gì? Những lợi ích của than bùn mà bạn nên biết
Phân vi lượng là gì? Tác dụng của phân bón vi lượng với cây trồng
Tìm hiểu phân bón có tác dụng gì đối với đất và cây trồng?
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả hiệu quả nhất
Danh sách 10+ cây hoa màu vàng cho sân vườn rực rỡ
{TOP} 12+ Mẫu thiết kế vườn trên sân thượng đẹp như mơ