Dứa là cây ăn trái được nhiều người yêu thích, chúng cung cấp rất nhiều những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đây còn là một cây trồng nông nghiệp mang đến giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Loại cây này khá dễ trồng, dễ chăm sóc cho nên bà con có thể tiến hành trồng ngay tại nhà một cách dễ dàng.
Ở bài viết ngày hôm nay, công ty Đồng Thành Công sẽ chia sẻ đến bạn cách trồng dứa đúng kỹ thuật, mang lại năng suất cao, cùng theo dõi nội dung ngay sau đây nhé!
Các đặc điểm nổi bật của cây dứa
Cây dứa có pháp danh khoa học là Ananas sativa, thuộc họ dứa và xuất xứ từ Trung Mỹ. Loại cây này còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là thơm, khóm.
Chúng là cây sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc dài thành chùm, hình mũi mác, phần mép lá có gai nhọn, khi cây sinh trưởng, lá mọc dài khoảng 30-40cm. Hoa mọc từ trung tâm của đỉnh lá, mỗi bông hoa sẽ có đài riêng. Trái màu vàng hoặc màu gạch tôm nằm trong các mắt khóm, quả khi chín mọng nước, vị chua chua ngọt ngọt. Hầu như cây khóm sẽ kết hoa và trái vào mùa hè.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để trồng dứa
+ Thời vụ trồng
Cách trồng khóm tại mỗi nơi sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, vì sẽ liên quan đến thời gian ra hoa và chất lượng của cây. Vậy trồng dứa vào tháng mấy là thích hợp nhất?
Đối với miền nam sẽ trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6. Miền bắc chủ yếu trồng vào vụ xuân khoảng tháng 3-4 và vụ thu tháng 8-9. Ở miền trung là tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10-11.
+ Dụng cụ để trồng dứa
Trong cách trồng dứa, bà con có thể trồng cây dứa trong vườn nhà, thùng xốp, xô, bao xi măng hoặc ngoài ruộng… Nếu bạn trồng khóm trong chậu, xô, thùng xốp cần phải đục lỗ để thoát nước, tránh cây bị ngập úng và bị chết. Ngoài ra, khi trồng thơm vẫn cần chuẩn bị thêm cuốc, xẻng, gang tay, dao, kéo…
+ Chọn đất và xử lý đất
Hầu hết cây khóm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất phù sa, đỏ bazan, đất xám, đất đỏ vàng, đất cát… Trong kỹ thuật trồng dứa mật cần đảm bảo đất phải tơi xốp, tầng canh tác dày 0.3m và thoát nước tốt.
Trong cách trồng dứa bằng ngọn hiệu quả, khi mua đất trồng bạn hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm chuyên môn, để lấy mẫu phân tích và đánh giá được điều kiện dinh dưỡng.
Người trồng cần chuẩn bị đất trước tầm 2 tháng, đất được cày sâu 35cm và được dọn sạch cỏ dại. Tiếp đến, sàn bằng mặt đất, đánh luống cùng đó là bón phân và rắc vôi bột để xử lý triệt để các mầm bệnh tồn dư từ vụ trước. Bà con nên lên luống cao 25-30cm, rộng 80-100cm và khoảng cách giữa hai luống là 30-50cm. Trước khi trồng cần phải tưới nước thật đẫm và phun thuốc diệt cỏ dại.
+ Chọn giống dứa
Hiện nay, có hai loại giống được trồng nhiều đó là nhóm dứa queen và dứa cayenne.
Nhóm dứa queen được trồng phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long. Là nhóm rất dễ trồng và canh tác, nó chịu hạn rất tốt, khả năng thích nghi với nơi điều kiện đất có độ pH thấp thuộc vùng phèn. Trái khi thu hoạch sẽ có trọng lượng từ 1-1.3 kg mỗi quả.
Nhóm dứa cayenne sinh trưởng tốt trên đất có độ pH trung tính. Quả khi thu hoạch sẽ từ 2-2.5 kg/trái, đạt năng suất ấn tượng nên thường được xuất khẩu tại nhiều nơi trên thế giới.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng dứa hiệu quả tại nhà
+ Kỹ thuật trồng khóm bằng cách xử lý chồi
Xử lý chồi nhằm mục đích cho chúng nhanh bén rễ và phòng ngừa sâu bệnh gây hại. Trước khi cắt bỏ, bà con hãy nhúng sao cho ngập 1/3 chồi từ gốc vào dung dịch oncol, basudin, pyrinex, vomica… để phòng trừ rệp và các tuyến trùng hại rễ.
+ Khoảng cách trồng dứa thích hợp
Để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch, thì cách trồng thơm theo hàng kép sẽ phù hợp nhất. Khoảng cách giữa hai hàng tầm 50cm, giữa băng là 90cm. Với cách trồng dứa và khoảng cách này, mật độ sẽ đạt tầm 55 cây/ha.
Với các tỉnh phía nam, bà con thường trồng theo líp nên khoảng cách trồng sẽ bằng nhau là 40-60cm, tương ứng mật độ 25.000-30.000 cây/ha.
+ Kỹ thuật trồng thơm
Trồng thơm như thế nào để mang lại năng suất và chất lượng khi thu hoạch. Trước tiên, bạn cần phải căng dây thành hàng trên các luống theo khoảng cách trồng. Tiếp đến, hãy đục lỗ trồng trên hàng và đặt chồi thơm sâu tầm 4-6cm, đắp đất thật chặt để giữ cho chồi thẳng đứng và cố định cây. Cần phải lưu ý tránh bắn đất vào nõn chồi và không được trồng quá sâu vì rất dễ bị thối rễ.
Quy trình chăm sóc cây dứa sau khi trồng
+ Tưới nước và duy trì độ ẩm cho cây
Cây khóm tuy chịu hạn tốt, trồng được tại những nơi khô cằn và vùng đất dốc, nhưng vẫn phải tưới nước cho chúng để sinh trưởng và phát triển, mang lại năng suất cao và chất lượng tốt. Trong cách trồng thơm hiệu quả, giúp cây khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến việc đảm bảo đủ lượng nước tưới cho chúng.
Tại những nơi có mùa khô nhiều như vùng đồi dốc cần tưới nước thường xuyên và duy trì độ ẩm cho khóm. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đất thấp, trồng dứa trên từng líp có mương nên việc tưới nước khá thuận tiện và dễ dàng. Nước ở dưới mương làm ẩm chân đất nên vào mùa khô cũng chỉ cần tưới 3-5 lượt là đủ.
+ Tỉa chồi cho dứa
Trong kỹ thuật trồng cây dứa, nếu muốn đạt năng suất cao thì không thể bỏ qua khâu tỉa chồi. Đặc biệt các giống khóm queen và spanish sẽ ra rất nhiều chồi, hút dưỡng chất của trái. Bà con chỉ cần tiến hành loại bỏ chồi ngọn và chồi cuống vì chúng không dùng làm giống.
+ Cách bón phân cho cây thơm
Trong cách trồng dứa từ ngọn để đạt chất lượng và năng suất, bà con cần đặc biệt quan tâm đến quá trình bón phân cho cây. Bón lót cho thơm chủ yếu dùng phân hữu cơ, lượng bón từ 10-15 tấn/ha. Lượng lân nguyên chất thì bạn không nên bón vôi nhiều, bởi dứa cần đất hơi chua, không ưa lượng canxi cao là 40-50kg. Lượng vôi tầm 100-200 kg/ha tuỳ vào độ chua của đất.
Còn khi bón thúc thì chủ yếu sử dụng hỗn hợp đạm, kali. Liều lượng cho 1 cây là 5-8 giảm N + 10-15 giảm K2O. Chia đều bón 3 lần.
+ Rải vụ thu hoạch
Cách trồng quả thơm đạt sản lượng tốt khi thu hoạch là nên trồng nhiều giống khác nhau theo từng lô riêng để kéo dài thời gian thu hoạch. Đối với miền bắc, khóm queen chín vào khoảng tháng 5-6 và nhóm spanish chín vào tháng 6-7, nhóm cayen chín vào tháng 7-8.
Khi trồng nhiều loại chồi có trọng lượng, kích thước khác nhau ở từng lô sẽ có thời gian ra hoa và thu hoạch khác nhau. Cách xử lý cây ra hoa theo thời gian dự kiến là phương pháp rải vụ thu hoạch hiệu quả nhất.
Bài viết của công ty Đồng Thành Công đã hướng dẫn cách trồng cây dứa tương đối đơn giản và dễ dàng phải không nào. Giờ đây bà con có thể bắt tay ngay để trồng những cây dứa thơm ngon ngay tại nhà mà không mất quá nhiều thời gian. Nếu còn điều gì thắc mắc trong cách trồng dứa từ quả thì bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé.
Bài viết liên quan
10+ Cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao 2024
Phân Kali là gì? Có tác dụng như thế nào đối với cây trồng?
Hướng dẫn cách trồng dừa mau có trái đạt năng xuất cao
Tư vấn chi tiết cách trồng cà phê cho năng suất cao
Danh sách các loại hoa hình cầu đẹp và ấn tượng nhất
Tư vấn các cách diệt kiến trong đất trồng cây hiệu quả