Hiện nay, cây trúc cảnh đã và đang nhận được sự yêu thích của rất nhiều người chơi cây cảnh. Sự xuất hiện của chúng không chỉ giúp cho cảnh quan thêm đẹp mà còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều cây trúc khác nhau để bạn tham khảo cho từng không gian.
Trong bài viết hôm nay, Đồng Thành Công sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về các loại cây trúc cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay và chi tiết về chăm sóc chúng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Lợi ích mà các loại cây trúc cảnh đem đến
Phần lớn trong các mục thiết kế cảnh quan sân vườn luôn có một chỗ trống nhỏ xinh dành cho cây trúc, hơn nữa loại cây này cũng thường được lựa chọn để đặt tại không gian phòng làm việc, nhà ở. Trúc là một trong 4 loại cây tứ quý của Việt Nam gồm: tùng, trúc, cúc, mai. Đây là cây trồng đại diện cho sự cao quý, dù trong mọi nghịch cảnh vẫn mạnh mẽ vươn lên.
Bên cạnh đó, cây trúc thường được biết đến là đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng. Đây là loại cây cảnh phong thủy mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp, giúp cho gia chủ có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Các loại cây trúc cảnh phong thủy nói chung đều có hình dáng mọc theo bụi, phần thân và rễ tương đối dài, cành cây mềm mại. Trúc là một loại cây ưa sáng, phát triển khá nhanh, dễ chăm sóc cho nên ngày càng được nhiều người yêu thích.
Top các loại cây trúc cảnh phổ biến nhất hiện nay
Có khá nhiều loại trúc cảnh hàng rào khác nhau để gia chủ lựa chọn cho không gian của mình. Dưới đây, Đồng Thành Công sẽ giới thiệu đến bạn một số loại cây phổ biến nhất.
+ Trúc quân tử
Đây là loại trúc cảnh được yêu thích nhất hiện nay, chúng được trồng để trang trí cho sân vườn, công viên, dọc tường bao quanh, mang đến cho không gian cảnh quan vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng.
Trúc quân tử thuộc nhóm cây dạng bụi, dáng thẳng đứng, chiều cao dao động khoảng 1,5-3m. Thân cây có màu vàng tươi, phân làm nhiều đốt nhỏ khá giống như cây tre. Trúc quân tử có phần thân dạng dải, màu xanh bóng, lá nhỏ, có bẹ ôm thân. Hoa thường mọc thành từng cụm với hoa đực và hoa cái, mỗi năm cây chỉ ra hoa một lần.
+ Cây trúc Quan Âm
Cây trúc cảnh Quan Âm còn có một tên gọi khác là cây trúc phật bà. Chúng thuộc loại cây bụi, có chiều cao khoảng 1 tới 5m. Khác với các loại cây tre trúc cảnh thông thường, trúc quan âm có phần thân tròn mập, dạng sóng, ở giữa hơi phình to một chút. Vỏ cây có màu xanh lục thẫm, hơi ngả vàng khi già. Lá cây có hình mác, gốc hình tròn hoặc hình tim.
Chúng được gọi là trúc Quan Âm vì phía gần ngọn cây có khá nhiều cành nhánh mọc đối xứng nhau như bàn tay Phật bà. Loại cây này được trồng ở nhiều nơi, nhiều không gian bởi trong phong thủy, trúc Quan Âm tượng trưng cho sự đủ đầy, hạnh phúc.
+ Cây trúc Nhật
Cây trúc Nhật có tên khoa học là Dracaena surculosa punctulata, chúng thường thành bụi, chiều cao khoảng 0,5-1m, thân chia thành nhiều nhánh nhỏ. Lá cây khá giống với lá tre nhưng mềm mại và sáng bóng hơn. Hoa nhỏ, màu trắng thuần khiết, đem lại một cảm giác nhẹ nhàng, bình yên. Trúc Nhật có khả năng chịu bóng tốt, thích nghi được trong những môi trường có độ ẩm cao, tốc độ sinh trưởng nhanh và khá dễ chăm sóc.
Trúc là loại cây biểu trưng cho sự mảnh mai, thanh tao, có thể phối hợp với đa dạng các kiểu không gian và phong cách thiết kế khác nhau. Cây trúc Nhật ngụ ý trời đất trường xuân, muốn nói về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Theo như phong thuỷ nếu phía trước và sau nhà có trồng trúc Nhật thì cuộc sống đã sẽ hạnh phúc, viên mãn hơn. Loại cây này còn giúp trừ tà, hấp thu khí độc giúp bạn có được môi trường sống thoải mái, dễ chịu hơn.
+ Trúc cần câu
Đúng với tên gọi của mình, cây trúc cần câu có hình dáng khá giống với chiếc cần câu cá. Cây có đặc điểm tương đồng với cây trúc chỉ vàng, nhưng chiều cao trung bình chỉ khoảng 2 đến 3 mét. Trúc cần câu mang một màu xanh tươi mát nên được rất nhiều gia chủ lựa chọn để trồng làm hàng rào hay tạo cảnh quan trong khuôn viên khu du lịch, khu đô thị…
Loài cây này đem đến rất nhiều tác dụng như: thân cây làm đồ thủ công như đan rổ, rá… hay làm cần câu bởi đặc tính thân cây dẻo và thon. Đồng thời, cây trúc cần câu còn được xem là biểu tượng của bậc quân tử kiên cường, mạnh mẽ, liêm minh, trung dũng. Trồng trúc cần câu trong nhà mang lại sinh khí cho gia chủ.
+ Cây trúc phú quý
Trúc phú quý có khả năng sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, giống cây này phát triển khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi. Chúng còn được nhắc đến với nhiều tên gọi như trúc Phất Dụ, trúc Tiêu, trúc Vạn Niên hay trúc Hạnh Vân.
Hình thức của loại cây trúc cảnh này khá bắt mắt và lạ lẫm, không giống với những loại trúc khác, có lẽ vì lý do mà được xếp vào top những cây cảnh quan được yêu thích nhất.
Trúc phú quý thuộc loại cây ưa bóng nên khi trồng, bạn cần tránh đặt cây ở những nơi nhiều ánh nắng tự nhiên. Nếu trong điều kiện chăm sóc tốt thì chiều cao của chúng có thể đạt ở mức 40-50cm, nhưng thường được cắt tỉa để tạo thành hình dáng đẹp mắt.
+ Cây trúc mây
Trúc mây còn được gọi là trúc mây rừng, trúc xanh. Cây có xuất xứ từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Trúc mây phát triển thành những bụi lớn có chiều cao từ 1-2m, thân cây nhẵn, đốt được phân bố đều đặn. Lá kép chân vịt, chia thành 5-10 lá phụ, có màu xanh đậm.
Đây là một loại cây chịu bóng bán phần, cho nên rất thích hợp làm cây trồng nội thất, đặt ở hành lang hay phòng khách. Vì là một loại cây dễ trồng, có khả năng sống tốt trong những điều kiện môi trường văn phòng cho nên chúng là một trong các loại trúc cảnh được yêu thích nhất hiện nay.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trúc cảnh
Cây trúc cảnh nhìn chung rất dễ trồng và chăm sóc. Chỉ một vài công đoạn nhỏ là bạn đã sở hữu được một chậu cây cảnh xinh đẹp cho không gian sống nhà mình. Cùng tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc của các loại trúc cảnh nói chung nhé:
Trồng cây đúng cách
Đầu tiên, bạn nên chọn những giống cây trúc cảnh khỏe mạnh, xanh tươi, không sâu bệnh. Bạn có thể mua cây giống từ các nhà vườn có kinh nghiệm lâu năm và uy tín trong việc ươm cây. Bạn nên chuẩn bị đất trồng trồng tơi xốp.
Nếu trúc cảnh trồng chậu thì cần lựa chọn loại chậu có kích thước phù hợp với bầu cây. Nếu bạn trồng trong vườn thì nên đào hố với kích thước to gấp 3 lần bầu cây. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bầu cây xuống hố, lấp khoảng 2/3 lớp đất rồi nén chặt để cố định cây. Tiếp tục lấp hố đến khi đất cao hơn bầu cây khoảng 20cm là được.
Cách chăm sóc cây trúc cảnh
- Tưới nước: Sau khi trồng, bạn nên tưới 2 lần/ ngày trong khoảng một tháng đầu. Sau khi cây trưởng thành, bạn có thể giảm tần suất xuống còn 1 lần/ ngày.
- Bón phân: Nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây với tần suất khoảng 1 tháng/1 lần để cây phát triển tốt nhất.
- Cắt, tỉa cành: Bạn cần chú ý cắt tỉa cành rậm rạp hoặc sâu bệnh để cây có được hình thức đẹp.
Trên đây là thông tin về các loại cây trúc cảnh mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng với gợi ý này, bạn đã dễ dàng hơn trong việc lựa chọn lựa chọn một loại trúc cảnh phù hợp cho không gian cảnh quan nhà mình. Còn cần tư vấn thêm thông tin nào khác về các loại trúc cảnh, hãy xem thêm tại Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách trồng cỏ và chăm sóc các loại cỏ trồng sân vườn
10+ Các loại cây cảnh dễ trồng ngoài trời được ưa chuộng nhất
10+ Cây dây leo trong nhà giúp không gian đẹp và ấn tượng nhất
TOP 10+ Cây cảnh để bàn làm việc hợp phong thuỷ mang đến tài lộc
Phân nở là phân gì? Thành phần và công dụng của phân nở
Những loại cây hút khí độc trong nhà cực hiệu quả