Cách trồng khoai lang tại nhà chất lượng cho củ ngon ngọt

12/10/2023

Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng và quen thuộc đối với tất cả mọi người. Nó có tác dụng giúp làm khỏe da, ngăn ngừa ung thư vú, sáng mắt, giảm cân… Khoai lang rất dễ trồng, thông thường bà con chỉ cần giâm thân hoặc củ xuống đất là chúng tự sinh trưởng, tuy nhiên nếu nhà bạn ít không gian để trồng thì phải làm sao?

Khoai lang là thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng
Khoai lang là thực phẩm vô cùng quen thuộc với chúng ta

Hãy cùng công ty Đồng Thành Công tham khảo ngay cách trồng khoai lang nhiều củ tại nhà đơn giản và đảm bảo cho củ ngon ngọt nhé!

Vì sao nên trồng khoai lang tại nhà?

Khoai lang thuộc nhóm lương thực chính, tốt cho sức khỏe con người. Chúng cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi đến người dùng và có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Không những thế, nó khá dễ trồng và chăm sóc, ít sâu bệnh tấn công và cách trồng khoai lang thủy sinh còn giúp trang trí cho ngôi nhà của mình thêm ấn tượng. Chỉ với các tiêu chí trên cũng khiến bà con thuyết phục và nhận ra tại sao nên trồng khoai lang tại gia rồi chứ?

Trồng khoai lang tại nhà giúp bạn có được nguồn thực phẩm chất lượng
Trồng khoai lang tại nhà giúp bạn có được nguồn thực phẩm an toàn

Nên chuẩn bị gì khi trồng cây khoai lang tại nhà

Trước khi tiến hành trồng khoai nên có sự chuẩn bị cẩn thận
Trước khi tiến hành trồng khoai nên có sự chuẩn bị kỹ càng

+ Các điều kiện trồng khoai lang

Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng phù hợp nhất từ 8 giờ đến 10 giờ sáng. Chúng là cây ưa sáng, vì thế nếu cường độ ánh sáng mạnh sẽ thuận lợi cho sự phát triển của cây. Bên cạnh đó, ánh sáng còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình ra hoa. Vì thế, cách trồng khoai lang từ củ vô cùng dễ dàng để thực hiện.

Nhiệt độ: Khả năng chịu nóng và rét của khoai lang không cao, nhiệt độ thích hợp nhất từ 20-25 độ C. Cây sẽ chuyển màu vàng và chết nếu mức nhiệt xuống dưới 10 độ C. Còn trên 45 độ C quá trình sinh trưởng sẽ gặp khó khăn.

Nước: Trồng khoai lang thủy canh cần nhiều nước để phát triển. Lượng mưa phù hợp nhất từ 750-1000mm/năm và độ ẩm cần thiết có trong đất là 70-80%.

Đất trồng: Khoai lang không kén đất, dễ sống, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Đặc biệt, cây ưa đất cát pha có tỉ lệ mùn cao, đất thịt nhẹ, tơi xốp, lớp đất mặt sâu. Một điều kiện quan trọng để chúng phát triển thuận lợi là đất phải thoáng và tơi, nếu đất bị ép, củ sẽ chậm phát triển, cong queo. Độ pH từ 4.5-7.5 là phù hợp nhất, trừ loại đất sét có hàm lượng nhôm nặng.

+ Thời vụ trồng

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên phù hợp cho sự phát triển của khoai lang. Khoai có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên trồng khoai lang vào tháng mấy là tốt nhất? Để mang lại năng suất vượt trội, bà con nên bố trí trồng đúng thời vụ.

Theo giống: Trong kỹ thuật trồng khoai lang, giống khoai lang ngắn ngày thường trồng vào vụ hè thu và vụ đông. Với những giống khoai dài ngày thì thường được trồng vào vụ xuân và đông xuân.

+ Chọn giống khoai

Đây là bước rất quan trọng bởi sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng sau khi trồng. Chọn giống khoai lang cần phải phù hợp với đất canh tác, mục đích trồng để lấy lá và củ hay lấy lá làm rau. Hiện nay, có vô số các giống khoai, mỗi một loại sẽ có những ưu điểm và điều kiện sinh thái khác nhau.

Trồng khoai lang mấy tháng thu hoạch? Đây có lẽ đây là câu hỏi của nhiều người trồng khoai. Tùy vào mỗi giống khoai sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Để có sản lượng ấn tượng bạn hãy trồng những giống mới như: khoai lang vàng, khoai lang mật, khoai lang bí, khoai lang nhật… Các giống này đều cho năng suất cao, củ bở, ngọt, màu sắc và mùi vị hấp dẫn được thị trường ưa chuộng.

Hướng dẫn cách trồng khoai lang chi tiết nhất

Để nắm được kỹ thuật trồng khoai lang chi tiết, bạn hãy tham khảo thông tin sau:

Ruộng khoai lang xanh tốt được trồng theo đúng hướng dẫn
Ruộng khoai lang xanh tốt được trồng theo đúng kỹ thuật

+ Làm đất trồng khoai lang từ củ

Làm đất sâu: Bà con cần làm cẩn thận, luống trồng cần được đào sâu, để đất thông thoáng, thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Lớp đất mặt: Xới đất tơi, xốp giúp cung cấp oxi cho bộ rễ và củ.

Đối với vụ đông xuân, nếu bạn trồng trên đất thịt thì phải tiến hành làm ải, nhưng vẫn cần duy trì độ ẩm cho đất.

Vụ đông là lúc vừa mới mưa xong nên đất ẩm, vì thế hãy làm đất ngay. Tiến hành lên luống, với mỗi luống đắp thêm ít đất bột khô để giảm bớt độ ẩm.

Vùng đất cát khắc nghiệt lại rất phù hợp để trồng loại cây này. Khi trồng trên đất cát, đặc biệt là ở ven biển, sau mùa gặt bà con hãy tiến hành lên luống ngay và không được làm ải đất.

Đất chua, ở lần bừa đất cuối nên rải vôi lên trên mặt. Ở Bắc Bộ rải khoảng 2-5kg/ sào, Nam Bộ 4-7kg/ sào.

+ Lên luống

Đất cát: Lên luống rộng 1.3-1.5m, cao từ 45-50cm và dây cắt từ 30-35cm.

Đất cát pha, đất thịt, đất thịt nặng: Luống rộng 1.2-1.3m, độ cao 10-45cm và dây cắt từ 25-30cm.

Hướng để lên luống: Lên luống theo hướng đông tây là phù hợp nhất, vừa giúp tránh nắng nóng chiếu trực tiếp và tránh gió mùa đông bắc.

+ Cách trồng củ khoai lang hiệu quả và chất lượng

Cách trồng khoai lang bằng dây sẽ phụ thuộc vào thời vụ, đất đai, chất lượng của dây giống và từng vùng miền. Các phương pháp như: Trồng dây kiểu đáy thuyền, trồng nằm ngang luống, trồng kiểu dây áp tường, trồng kiểu móc câu, dây thẳng dọc luống…

Các giống khoai đều được trồng theo cách thẳng dây dọc luống nối đuôi nhau và mang đến năng suất cao. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách trồng khoai lang bonsai để làm cảnh giúp trang trí không gian nhà bạn.

Đặt dây khoai lang lên luống, phần ngọn trồng theo hướng từ tây nam sang đông tây hoặc từ phía tây sang đông, chôn sâu 5-15cm, chôn 2/3 hom xuống dưới mặt đất.

Mật độ trồng khoai lang: Khoảng cách là (100-130) x (20-30) cm với mật độ đất khoảng 30000 dây/ha. Sau khi đã trồng xong hãy lấp đất lên trên với độ dày 5-10cm.

Kỹ thuật chăm sóc khoai lang phát triển xanh tốt

Những củ khoai lang ngon ngọt sau quá trình chăm sóc chu đáo
Những củ khoai lang ngon ngọt sau quá trình chăm sóc cẩn thận
  • Thăm ruộng: Khi trồng khoai xong cần phải thường xuyên thăm ruộng, đặc biệt là lấp đất bổ sung trên bề mặt còn thiếu, giúp cây nhanh lên chồi. Lấp đất cần kết hợp bổ sung độ ẩm và duy trì 80%.
  • Tưới nước: Trong cách trồng khoai lang lấy củ, khâu tưới tiêu là quan trọng nhất. Nếu như cây thiếu nước sẽ bị chậm phát triển, héo úa và dẫn đến chết. Còn khi thừa nước dẫn đến rễ mọc nhiều, vàng lá, để lâu bị thối rụng. Lưu ý, bà con khi trồng khoai lang thuỷ sinh tại nhà phải có các biện pháp thoát nước cho rễ để không bị úng, gây thối rễ.
  • Bấm tỉa ngọn khoai lang: Mục đích bấm ngọn khoai để dưỡng chất tập trung vào rễ, kích thích sự phát triển của rễ và củ. Bà con cắt ngọn từ 25-30 ngày sau khi trồng, lúc này thân dây đã dài được 40-60cm.
  • Làm cỏ: Cỏ dại phát triển là tác nhân tranh chấp chất dinh dưỡng và ánh sáng của củ khoai, dễ khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Vậy nên người trồng khoai lang bằng củ cần dọn cỏ định kỳ và thường xuyên.
  • Vun xới đất trồng khoai lang cảnh: Vun xới định kỳ giúp đất được thông thoáng và tơi xốp, cung cấp oxi tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Ngoài ra, cách chăm sóc này còn hạn chế các mầm bệnh gây hại.
  • Nhấc dây và cắt nhánh khoai: Khi dây khoai lang mọc dài và bò lên mặt đất sẽ tạo điều kiện rễ mọc nhiều bám xuống mặt luống, làm dưỡng chất bị phân tán, khiến thoái hóa nhanh. Vì thế, phải nhấc dây lên để hạn chế rễ mọc dài.
  • Bón phân: Nên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, rơm rạ ủ, phân xanh, phân vô cơ để bón lót. Lượng phân hữu cơ để bón là 10-15 tấn/ha và phân vô cơ là 50-60kg/ha. Để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì bón thúc được chia thành nhiều thời kỳ. Phân sử dụng để bón là kali, đạm, phân chuồng, phân bắc hoai mục. Lượng phân kali: 70-100kg/ha và đạm: 30-60kg/ha.

Trên đây là tổng hợp đầy đủ và chi tiết về cách trồng khoai lang mà công ty Đồng Thành Công muốn chia sẻ đến bà con tham khảo. Mong rằng với bài viết này mọi người có thể áp dụng để trồng được một vườn khoai mang lại năng suất vượt trội. Nếu còn điều gì cần giải đáp thì liên hệ đến đơn vị chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.