Cách trồng mía đúng kỹ thuật được nhiều bà con áp dụng

20/09/2024

Hiện nay, cây mía được rất nhiều bà con trồng để làm kinh tế. Chúng được coi là nguyên liệu quan trọng ngành công nghiệp chế biến đường. Trồng mía rất đơn giản vì nó không kén đất, phát triển khỏe mạnh mà không đòi hỏi yêu cầu cao. Tuy nhiên, trồng mía như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.

Bài viết hôm nay công ty Đồng Thành Công sẽ hướng dẫn bà con cách trồng mía đúng kỹ thuật và dễ dàng nhất nhé.

Cách trồng mía là một nội dung đang được rất nhiều người quan tâm
Cách trồng mía là một nội dung đang được rất nhiều bà con quan tâm

Cây mía mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào?

Trước khi đến với cách trồng mía hãy theo chân công ty Đồng Thành Công tìm hiểu cây này có những đặc điểm gì nổi bật nhé. Mía là cây trồng mang đến nguồn thu nhập chính tại nhiều vùng quê. Đây cũng là cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu chính để sản xuất đường. Theo thống kê, diện tích trồng mía ép nước tại nước ta được duy trì ổn định trên 270.000 ha và sản lượng đường đạt tầm 1.4-1.5 triệu tấn/năm

Cây trồng này đã mang đến những lợi thế vượt trội hơn so với các giống ngắn ngày khác, vì thế mà nhiều người quan tâm về cách trồng mía. Về mặt sinh học, chúng thích nghi dễ dàng với các điều kiện thời tiết, dễ canh tác và phát triển nhanh trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bên cạnh đó, cây mía có thể tái sinh sau mỗi lần thu hoạch, bà con chỉ cần chăm sóc và xử lý tốt ruộng mía để mầm gốc tiếp tục nảy mầm cho vụ tiếp theo, giảm đáng kể chi phí sản xuất.

Còn về công nghiệp, mía sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế từ gốc đến ngọn. Thân mía sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu chính trong sản xuất đường, rượu, dược phẩm, giấy, ván ép… Phần lá và ngọn sẽ được tái sử dụng làm phân xanh. Rỉ đường dùng sản xuất nhiên liệu sinh học, nấm men, axit citric, dung môi acetone… Hầu hết, chuỗi giá trị ngành mía đường sẽ được kéo dài và tận dụng tốt nếu được bà con khai thác triệt để, giúp ngành trồng mía phát triển mạnh mẽ và đạt được hiệu quả cao.

Cây mía là một loại cây công nghiệp đem lại năng suất cao
Cây mía là một loại cây công nghiệp đem lại hiệu quả cao

Cách trồng mía đơn giản mang lại năng suất cao

Để mía sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, bà con cần phải nắm được những kiến thức cơ bản để trong cách trồng cây mía. Dưới đây công ty Đồng Thành Công sẽ hướng dẫn bạn cách trồng mía đạt hiệu quả tốt nhất:

+ Chuẩn bị đất trồng

Cây này thích hợp với nhiều loại đất, tuy nhiên để chúng đạt năng suất khi thu hoạch, thì nên chọn đất có độ dốc dưới 100 độ, giàu dưỡng chất, tầng canh tác sâu, tơi xốp và dễ dàng thoát nước.

Đất ruộng, đất bãi: Nhà nông cần cày ba chảo 2 lần, cày bừa 2 lần và cày 7 chảo 3 lần giúp hiệu quả nhất. Độ sâu phải đạt là 30-40cm.

Trong cách trồng mía tím bằng đất đồi bà con cần phải thiết kế hàng mía theo đường đồng mức. Cần làm đất trước khi trồng khoảng 40-60 ngày giúp chúng có thời gian phơi ải và diệt nguồn sâu bệnh triệt để.

Đối với đất trũng đồng bằng sông Cửu Long phải lên liếp cao 30-35cm, rộng 5-20m, rãnh mía sâu 20-25m và đáy rãnh cần phủ một lớp đất dày xốp từ 5-10cm.

Nếu là đất phèn thì liếp cao 20-30cm, rộng khoảng 4-5m và đáy rãnh nên phủ lớp đất tơi xốp, dày 10cm.

Chuẩn bị đất trồng phù hợp để trồng cây mía
Chuẩn bị đất trồng phù hợp để tiến hành trồng cây mía

+ Giống mía

Cách trồng mía đường cần chọn giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai. Một số giống mía phổ biến nhất hiện nay như: K95-156, My 55-14, Roc 22, K95-84, VĐ 55, K88-92…

+ Nhân giống

Kỹ thuật trồng mía ép nước thường có 2 cách nhân giống chính: Nhân giống bằng hom thân và hom ngọn.

Với những cây con dễ nhiễm sâu bệnh, sức đề kháng yếu thì bà con nên dùng phương pháp nhân giống từ hom thân. Ngược lại, cây khỏe mạnh thì nên áp dụng cách trồng mía tím bằng ngọn sẽ nhanh chóng nảy mầm.

Bạn hãy chọn nhân hom giống từ 5-8 tháng tuổi, mía không sâu bệnh, phát triển nhanh, mỗi hom mía phải có 2-3 mắt mầm. Bà con hãy đánh dấu phần đầu và ngọn tránh nhầm lẫn và tiếp hành xử lý và trồng cây.

Nhân giống cây mía trước khi trồng
Nhân giống cây mía đúng cách trước khi trồng

+ Trồng mía vào tháng mấy?

Trồng mía tím vào tháng mấy là tốt nhất, có 2 vụ  để bạn lựa chọn: Vụ chính và vụ phụ. Thời gian trồng ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau do sự phân hóa của khí hậu.

  • Với miền bắc: Thường có 2 vụ chính là vụ đông xuân từ tháng 11- tháng 3 năm sau và vụ thu kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
  • Ở Tây Nguyên: Trồng vào mùa mưa tháng 4-6. Những vùng chủ động được nguồn nước tưới thì trồng vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  • Đông Nam Bộ: Bắt đầu vào tháng 5-6 và thu hoạch tháng 3-4 năm sau. Vụ cuối mưa gieo giống vào tháng 10-11, thu hoạch tháng 8-9 năm sau.
  • Tây Nam Bộ: Do mưa kéo dài nên mùa chính bắt đầu tháng 4-6 và thu hoạch vào tháng 1-3 năm sau.
Nên lựa chọn thời điểm để trồng cây mía phù hợp
Nên lựa chọn thời điểm phù hợp để trồng cây mía

+ Kỹ thuật bón phân

Bà con nên dùng phân bón để cây phát triển đồng đều, có lượng đường cao và hạn chế sâu bệnh gây hại. Với cách trồng mía ép nước, bà con cần phải tăng, giảm lượng phân sao cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của mỗi nơi.

  • Bón lót: Bà con nên dùng phân bón hữu cơ organic, loại phân này không  gây mùi khó chịu và khử khuẩn trên cây trồng. Bón 800-1000kg/ha, bón đều vào đáy rãnh rồi tưới nước để phân tán đều, khoảng 2 ngày sau mới đặt hom.
  • Bón thúc: Sử dụng các loại phân NPK trong giai đoạn này. Bón thúc lần 1 khoảng 200-350kg/ha NPK 16-16-8 khi mía được 75 ngày tuổi. Bón lần 2 sau bón lần 1 khoảng 30 ngày khi mía phát triển lóng. Bón 300-400kg/ha phân NPK 16-9-21 cây dài, to, mềm và ngọt.
Bón phân đúng cách để cây mía phát triển tốt
Bón phân đúng cách để cây mía sinh trưởng tốt

+ Sâu bệnh gây hại ở mía

  • Sâu đục thân: Loại này gây hại quanh năm ở phần lóng khiến mía bị đổ khi gặp gió lớn, dễ héo ngọn, giảm năng suất.
  • Bệnh than: Là bệnh rất phổ biến ở cây mía, khi gây hại cây còi, không có khả năng tạo lóng. Vì vậy bà còn không nên để mía lưu gốc, không lấy hom giống đối với cây bị bệnh than, hãy trồng luân canh với cây họ đậu 1 năm để xử lý đất.
  • Thối đỏ thân: Triệu chứng này rất phổ biến, khi bạn chẻ thân sẽ thấy những vết đỏ có mùi giống rượu và vị hơi chua.
  • Bọ hung đen hại gốc mía: Khi bị sâu xâm nhập gây hại, phần nõn sẽ héo làm mất khả năng đẻ nhánh. Bạn cần trồng đúng vụ và xử lý đất để hạn chế côn trùng gây hại.
Chăm sóc cây mía đúng cách để có được năng suất cao
Chăm sóc cây mía đúng cách để có được hiệu quả cao

Hướng dẫn cách thu hoạch mía đúng cách

Trồng mía bao lâu mới thu hoạch là thắc mắc của nhiều người, để biết được thời gian chính xác, bà con phải biết được thời gian mía chín:

  • Dựa vào kinh nghiệm lâu năm của những người trồng: Khi mía chín là lúc lá sẽ sít lại, ngả màu hơi vàng nhạt và phần đốt trên ngọn ngắn lại.
  • Sử dụng máy kiểm tra: Lấy ngẫu nhiên 1 cây, khi CCS lớn hơn 9% hay dùng máy brix cầm tay nếu brix ngọn hoặc gốc <1 là có thể thu hoạch.

Trong kỹ thuật trồng cây mía, bà con thu hoạch mía gốc trước và mía tơ sau.

Sau đó chặt và vận chuyển mía: Nên chặt sát gốc và róc sạch rễ lá, việc làm này sẽ giúp tái sinh vụ mới, rễ  vững chắc do ăn sâu vào lòng đất.

Nếu sau 24h tiếng thu hoạch, mía chưa được đưa vào nhà máy phải dùng bạt để che phủ tránh thất thoát lượng đường. Sau 1, 3, 5 ngày không che phủ chữ đường giảm tương ứng 0.15, 0.59 và 2.26.

Thời gian phơi tại bãi tồn trữ sau thu hoạch kéo dài 24h, 48h, 72h và 96h sẽ mất khối lượng tương ứng 4.5%, 6.3%, 10.6%, 14.3%. Nếu thu hoạch mía non, chưa chín tỉ lệ năng suất sẽ giảm, hiệu quả kinh tế thấp.

Công ty Đồng Thành Công đã gửi đến bạn cách trồng mía tại nhà và giá trị kinh tế mà loài cây này sẽ mang lại. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bà con dễ dàng trồng được những cây mía chất lượng và đạt năng suất cao khi thu hoạch.