Hoa giấy với những bông hoa mềm mại và nhiều màu sắc đa dạng đã giúp cảnh quan của ngôi nhà thêm phần xinh đẹp hơn. Đặc biệt phân thân gỗ của cây khá mềm và dễ uốn cho nên nhiều người đã tạo thế cho cây hoa giấy thành những “tác phẩm” độc đáo. Lúc này, các kỹ thuật cách uốn cây hoa giấy nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người.
Vậy bạn đã nắm được cách uốn cây hoa giấy nhỏ thế nào hay không? Cùng vườn ươm Đồng Thành Công tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời mà mình cần tìm nhé.
Đặc điểm ấn tượng nhất của cây hoa giấy
Để có thể học cách uốn cây hoa giấy bonsai được hiệu quả nhất thì trước tiên chúng ta cần nắm rõ về một số đặc điểm của nó. Cây cảnh này có danh pháp khoa học là Buogainvillia Spectabilis, thuộc họ hoa giấy, có nguồn gốc từ Brazil.
Đây là loại cây leo có thân gỗ lớn, mọc nhanh và khỏe. Cành nhánh nhiều, khỏe và vườn dài. Lá đơn mọc cách với phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài ở phần đỉnh, tròn ở phần gốc. Gốc cuống lá có gai nhọn và hơi cong cong. Lá cây hoa giấy xanh tươi quanh năm và thường rụng vào mùa đông nếu trồng ở miền bắc.
Hoa lớn do lá bắc màu sặc sỡ tạo nên. Lá bắc có màu sắc đa dạng từ trắng đến đỏ, tím, vàng, đỏ, xếp 3 chiếc trên một chùm ngắn và ôm lấy những bông hoa nhỏ hình ống dài bên trong. Hoa có cành tràng hợp thành ống hẹp, phía trên loe rộng chia thùy đều, màu tía và có lông dày bên ngoài, màu vàng phía trong
Cây hoa giấy thường trổ hoa vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 6, tốc độ sinh trưởng nhanh chóng và có khả năng chịu hạn tốt.
Thời điểm thích hợp để tiến hành cách uốn cây hoa giấy
Hoa giấy phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện trời nắng gắt. Vì thế mà thời điểm lý tưởng nhất để bạn thực hiện cách uốn hoa giấy bonsai là vào giữa hè. Thời điểm này thì cây bắt đầu cho ra chồi non và lá mới, rất thuận lợi cho việc tạo dáng cây.
Từ khi cây còn nhỏ nên tạo dáng cành thích hợp để đỡ tốn thời gian sau này. Trong hướng dẫn uốn cây hoa giấy, bạn cần xác định sức chịu đựng, độ đàn hồi của từng cành để uốn cho phù hợp.
Uốn cây cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ví dụ như phải uốn phần thân trước rồi mới đến các cành chính, cành phụ… Phải tiến hành uốn cành lớn sau đó mới chuyển sang các cành nhỏ.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng uốn cây hoa giấy
Đối với cách uốn cây hoa giấy, bạn cần thực hiện việc cắt tỉa một số cành, nhánh để việc tạo hình dễ dàng hơn. Tiến hành cắt bỏ những cành tỏa đều, song song, cành gối lên nhau, uốn về sau, trước chéo, cành rũ…
Những cành rườm rà vừa khiến cho cây phân tán chất dinh dưỡng vừa khiến việc tạo tán cây khó khăn hơn. Và cây hoa giấy của nhà bạn sẽ mất đi vẻ đẹp vốn có nếu bạn không tỉa bớt những cành lá đó. Tán cây hoa giấy cần được uốn cẩn thận, cành nào ra cành đó và đảm bảo sự cân xứng nhất định.
Hoa giấy vốn là cây thân leo, vì thế khi áp dụng cách uốn cây hoa giấy bạn sẽ cần dùng đến những sợi dây cuốn. Bạn có thể thay thế bằng các sợi dây đồng và dây kẽm để tạo dáng cho cây. Trong cách uốn cành hoa giấy, không nên sử dụng dây sắt bởi loại dây này dễ bị gỉ sét, gây mất thẩm mỹ.
Hướng dẫn cách uốn cây hoa giấy chi tiết nhất
Cách uốn hoa giấy trong chậu cũng có những kỹ thuật cẩn thận như các cây cảnh khác. Tùy theo gu thẩm mỹ, sở thích và sự sáng tạo của mỗi người để bạn tạo nên những tác phẩm khác nhau.
Uốn cây hoa giấy bonsai phải đảm bảo theo nguyên tắc: Tạo dáng từ to tới nhỏ, nghĩa là bắt đầu uốn từ cành to nhất sau đó mới đến các cành nhỏ tiếp theo, thực hiện lần lượt từ những thân cây cho tới cành, nhánh cây…
Để tạo dáng chuẩn, bạn quấn dây kẽm theo các hình dáng đã được định hình sẵn từ trước rồi cắm một đầu dây kẽm vào mâm để tạo một điểm cố định. Lưu ý không nên quấn quá lỏng hay quá chặt.
Tiến hành tháo dây khi dây đã ăn vào hơn ⅓ đường kính vỏ cây, lúc này cành đã được định hình tương đối. Nếu tháo dây muộn thì trên cành, thân sẽ xuất hiện những vết hằn sâu không đẹp và khó để khắc phục. Khi tháo, bạn nên gỡ dây từ ngọn về gốc.
Đối với những cành lớn thì khi uốn cần phải làm thật chậm. Nếu bạn không biết độ uốn của cành nhánh đến mức nào thì nên uốn ở một độ vừa phải, sau khi cây quen dần thì tiếp tục uốn tiếp.
Đến đây là bạn đã hoàn thành xong cách uốn tạo dáng hoa giấy đơn giản, ngay tại nhà. Chờ thành quả tuyệt vời nhé.
Một vài lưu ý cần nhớ khi chăm sóc cây hoa giấy
Sau khi nắm được cách uốn cây hoa giấy chi tiết thì bạn cũng nên lưu ý một vài thông tin nhỏ trong việc chăm sóc cây để chúng phát triển khỏe mạnh. Cụ thể là:
+ Cây trồng này có thể chịu nóng tốt, chịu được đất khô khan cằn cỗi, không ưa lạnh
+ Sau một vài năm trồng, dinh dưỡng trong đất đã cạn kiệt thì bạn phải lấy cây ra, cắt bỏ phần rễ và trồng lại. Nếu cây xanh tốt, lá to thì nên tỉa bớt lá.
+ Tưới nước cho cây thường xuyên với một lượng nước vừa phải để trán làm thối rễ, chết rễ
+ Bón phân định kỳ để thúc hoa nở, tần suất khoảng vài tháng 1 lần. Nếu thấy cây quá um tùm hãy cắt giảm lượng phân bón.
+ Vì cây không ưa lạnh cho nên nếu bạn trồng ở vùng có khí hậu lạnh thì nên đem cây vào nhà khi mùa đông đến.
Trên đây là hướng dẫn cách uốn cây hoa giấy chi tiết mà vườn ươm Đồng Thành Công muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những gợi ý này, bạn đã dễ dàng hơn trong việc thực hiện kỹ thuật uốn hoa giấy ngay tại nhà. Còn cần hỗ trợ thêm thông tin nào khác hãy liên hệ ngay đến số hotline để được giải đáp chi tiết hơn nhé.
Bài viết liên quan
Cây gì đuổi ruồi? Top cây đuổi ruồi hiệu quả khi trồng tại nhà
Tư vấn cách trồng sầu riêng đơn giản, năng suất cao
{TOP} 5+ Mẫu thiết kế cảnh quan đô thị ấn tượng và cao cấp nhất
Phân vi lượng là gì? Tác dụng của phân bón vi lượng với cây trồng
Tư vấn chi tiết cách trồng khoai tây hiệu quả, năng suất cao
Một số cách ươm hạt giống được bà con áp dụng hiện nay