Có thể nói cây khế chính là một loại cây ăn trái đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người thôn quê. Hình ảnh của loài cây này đã từng được ưu ái xuất hiện trong nhiều lời ca tiếng hát. Hiện nay, khế được xếp vào nhóm cây bonsai được nhiều người yêu thích nhờ những dáng cây độc lại. Nhưng không phải ai cũng biết cách uốn cây khế, bởi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, niềm đam mê trong từng bước thực hiện.
Bài viết này, công ty Đồng Thành Công sẽ đưa ra những hướng dẫn uốn cây khế đúng kỹ thuật để tạo ra dáng cây tuyệt đẹp nhé.
Ưu điểm nổi bật để cây khế được chọn làm cây cảnh
Trong tín ngưỡng dân gian, cây khế được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà thờ họ, vì chúng có sức sống tốt và tuổi thọ cao, mang ý nghĩa về sự trường tồn, thịnh vượng cho cả gia tộc mình.
Chúng được những người chơi cây kiểng và phong thủy xem như một cây sinh tiền, vàng. Thuộc trong những cây cảnh chiêu tài mà các gia đình kinh doanh, buôn bán lựa chọn.
Quả khế có năm múi, đối với tín ngưỡng thì đây là đại diện cho 5 nguyên tố ngũ hành của cuộc sống: Kim – mộc – thủy – hỏa – thổ.
Cây khế sẽ nhú chồi phát lộc vào mùa xuân, ra hoa khi mùa hạ nắng ấm và cho trái vào cuối thu. Người yêu cây sẽ thích trồng khế vì chúng ra hoa và quả quanh năm. Bên cạnh đó, chúng còn là loại có tác dụng cân bằng âm dương mang lại bình yên, chan hòa trong mọi khía cạnh cuộc sống.
Cách uốn cây khế cảnh theo chủng loại và thời điểm
Để tránh các trường hợp không hay xảy ra, bạn nên chú ý đến đặc điểm của từng loại giống để có cách uốn cây khế thích hợp. Nội dung này công ty Đồng Thành Công sẽ nói về cách uốn cây khế cho những giống hay gặp và thời điểm phù hợp để uốn, giúp cây khỏe mạnh và đạt chất lượng tốt nhất.
Thời điểm phù hợp nhất để uốn cây là vào mùa xuân và mùa hè, khi này cây đang chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển mạnh nhất. Tuyệt đối bà con không được vặt lá uốn cành khi lá cây vẫn còn non.
Về chủng loại thì có hai giống chính để chọn cách thức uốn:
Những cây hay rụng lá theo mùa thì là trước khi cây đâm chồi (cuối xuân) hoặc trước khi ngủ đông (cuối thu).
Loại cây xanh quanh năm thì quấn dây vào lúc nào cũng được. Tuy nhiên, những cây như tùng thì thời gian phù hợp nhất là đầu mùa xuân và cuối mùa thu.
Cách uốn cây khế chi tiết và đơn giản nhất
Người xưa có câu: “Uốn cây từ thuở còn non”, nhưng với cây bonsai thì ngược lại, bạn không uốn khế cảnh khi còn non vì phần gỗ bên trong chưa hóa gỗ.
Cách uốn cây khế đẹp bằng phương pháp truyền thống
Người chơi cây bonsai phải biết cách uốn cành, uốn cây bằng nhiều cách khác nhau:
Cách treo: Sử dụng những vật nặng như cục sắt, khúc gỗ, tảng đá để cột dây. Sau đó, dùng đầu còn lại buộc vào giữa cành hoặc ngọn thân để cây nghiêng sang một bên hay cành sẽ nằm theo thế mình mong muốn. Thời gian treo vật nặng sẽ phụ thuộc vào cành đó già hay non, độ tuổi của cây đó như thế nào.
Cách neo: Cách uốn cây khế bonsai bằng việc dùng neo để cố định cành cây cũng được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần tìm một điểm tựa cố định dưới mặt đất như gốc cây khác hoặc cây cột để neo rồi uốn nắn tạo thế mình mong muốn.
Cách nêm: Nếu người chơi tạo thế nằm ngang cho cây khế nhưng chúng lại mọc thẳng đứng, thì cách uốn cây khế tốt nhất là sử dụng đoạn gỗ cứng cáp nêm giữa thân và cành để cành thế không bị chòi ra xa.
Cách uốn cây khế con bằng dây
Hiện nay, bên cạnh những cách trên thì nhiều người sẽ áp dụng cách uốn khế cảnh bằng dây kẽm thì sẽ thuận tiện hơn.
Dây nhôm (dây đồng hoặc dây kẽm) sẽ có các kích cỡ to nhỏ khác nhau từ 1mm đến 5mm. Tùy vào từng độ mềm hay cứng mà có thể uốn nắn cho mỗi cây, mỗi cành già hay non, nhỏ hoặc lớn… Để tạo thế hãy dùng dây đồng quấn chặt theo đúng kỹ thuật, khoảng 3 tháng đến một năm thì cành sẽ theo “khuôn” mà bạn đã tạo thế sẵn.
+ Nguyên tắc uốn cây khế cảnh
Tạo cân đối: Một cây khế đẹp phải có sự cân bằng toàn diện từ uốn nắn, tạo hình đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố quyết định mà người chơi cây bonsai phải chú ý:
Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất sẽ giá tăng ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Khi rễ cây lan rộng hướng quanh thân và bò ra ngoài, giúp thân có chỗ tựa chắc chắn.
Cành cây: Bà con có thể điều chỉnh cành bằng cách cắt tỉa và buộc dây kẽm để uốn cây khế con theo ý muốn. Ngắm nhìn sự sắp đặt của những cành mọc lên và lan ra như chiếc thang xoắn ốc giúp cây có sự cân bằng quanh thân. Cành khỏe mạnh phải là cành thứ ba tính từ dưới lên, không những thế, phải chú ý sự cân đối giữa cây và chậu trong việc tạo thế bonsai và vị trí của chúng.
Thân cây: Cách uốn cây khế đẹp phải là có ngọn nhỏ và gốc to. Sự dày dặn bên dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, tuy nhiên nếu mọc thẳng tắp sẽ khiến cây mất đi sự hài hòa trong kiểu dáng.
+ Cách uốn cây khế bằng dây kẽm
Các kỹ thuật uốn cây khế bonsai sẽ thay đổi được hướng của thân và nhánh cây. Đối với các cành mọc chìa có thể vuốt xuống hoặc uốn ngang để tạo điểm nhấn cho cây.
Uốn bằng dây kẽm cho cây khế vào thời gian nào cũng được. Bạn cần phải dựa vào các dáng cây để tìm những cành dẻo, mềm dễ uốn và không bị tách nhánh.
+ Phương pháp quấn dây kẽm
Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, sau đó, quấn quanh gốc cây rồi quấn lên thân. Nếu như bà con muốn quấn thêm một lần nữa thì cần phải quấn sát với sợi dây trước và không được quấn chồng lên nhau.
Quấn thân cây: Bạn cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hoặc thân cần uốn. Tiếp đó, quấn dây lượn quanh thân một góc 45 độ, đó là cách quấn dây hiệu quả nhất.
Quấn nhánh: Phải quấn từ dưới lên, đồng thời, quấn xen kẽ theo chiều của nhánh đến khi hết cây. Bà con có thể quấn cùng lúc cả nhánh chính và phụ. Nếu chúng có nhánh đơn, cách uốn cây khế hiệu quả đó là cuốn liên kết cùng nhánh khác rồi dùng dây buộc chặt.
Bao lâu thì có thể gỡ được dây quấn? Điều này sẽ phải phụ thuộc vào độ dày của thân, cành và chất lượng tuổi thọ của khế. Kiểm tra thường xuyên dây quấn để đảm bảo cây không bị hằn vào vỏ cây khi chúng phát triển. Hãy tháo dây trong khoảng 4-6 tháng với cây hay rụng lá và 7-12 tháng với giống cây xanh quanh năm. Cần phải hết sức cẩn trọng khi chọn thích thước dây để làm sao phù hợp với độ lớn của cây khế
Trên đây công ty Đồng Thành Công đã chia sẻ đến bà con cách uốn cây khế đơn giản và đúng kỹ thuật nhất. Hy vọng rằng với những thông tin bên trên thì bạn có thể tạo cho những cây khế của mình một dáng đẹp, giúp không gian nhà được ấn tượng hơn. Nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu về các loại cây bonsai có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách ủ bã cà phê bón cây chi tiết nhất
Tìm hiểu cách làm chậu xi măng đơn giản ngay tại nhà
Phân phức hợp là gì? Tìm hiểu về công dụng và vai trò chính
Gợi ý những loại cây trồng không cần đất vẫn phát triển tốt
Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cây xanh đô thị đúng kỹ thuật
Giới thiệu các loại sầu riêng được ưa chuộng nhất ở Việt Nam