Tư vấn chi tiết cách trồng khổ qua tại nhà đơn giản mà hiệu quả

02/09/2023

Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng, đây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, đường dùng để nấu canh, nấu lẩu, nhồi thịt, ăn sống… Vào những ngày cuối năm, khổ qua nhồi thịt là món ăn xuất hiện nhiều trong mâm cơm của nhiều gia đình ở miền Nam, miền Tây với hy vọng mọi khó khăn sẽ qua đi để năm mới có được nhiều may mắn hơn. Vậy bạn đã biết cách trồng khổ qua vào dịp cuối năm hay chưa?

Cây khổ qua là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng
Cây khổ qua là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Cây khổ qua tương đối dễ trồng và chăm sóc, vì thế không ít gia đình lựa chọn tự trồng loại trái này tại nhà. Trong bài viết hôm nay Đồng Thành Công xin chia sẻ về hướng dẫn cách trồng khổ qua đơn giản tại nhà, cùng tham khảo để tiến hành dễ dàng hơn nhé.

Đặc điểm và công dụng nổi bật của khổ qua

Cây khổ qua là cây vùng nhiệt đới, được trồng phổ biến ở Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippin, Indonesia, Malaysia, Nam Phi, vùng Caribe… Là loại dây leo, thuộc họ bầu bí, lá xanh có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi, quả có vị đắng, có thể nói đây là loại đắng nhất trong các loại rau quả được trồng bằng hạt.

Khổ qua đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe
Khổ qua đem đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Về công dụng, trái khổ qua có chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như lipit, protein, cacbonhydrat, kali, canxi, magie, sắt… Chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh về tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, thanh nhiệt, hỗ trợ phòng chống ung thư…

Vì thế mà hiện nay khổ qua được trồng rộng rãi để phục vụ nhu cầu sử dụng mọi người dùng. Thay vì phải đi mua, nhiều gia đình lựa chọn tự trồng khổ qua tại nhà với những bước tương đối đơn giản. Cùng khám phá những nội dung tiếp theo để nắm vững kỹ thuật trồng khổ qua nhé.

Những điều cần chuẩn bị trước khi trồng khổ qua

Trước khi tiến hành cách trồng khổ qua thì bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ các dụng cụ, hạt giống, đất trồng. Cụ thể là:

Trồng khổ qua tại nhà là lựa chọn của nhiều gia đình hiện đại
Trồng khổ qua tại nhà là xu hướng của nhiều gia đình hiện đại

Dụng cụ: Để trồng khổ qua bạn chuẩn bị một số các dụng cụ cơ bản như chậu hoặc thùng xốp có lỗ thoát nước, que tre hoặc que gỗ, dây thép để làm giàn, dao, kéo.

Đất trồng: Khổ qua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng kết cấu đất phải đảm bảo thoáng khí, tơi xốp, tốt nhất là đất thịt pha cát. Đất phải được cày xới, làm sạch và phơi khoảng 15-20 ngày trước khi trồng.

Hạt giống: Bạn có thể tìm mua hạt giống tại các cửa hàng bán đồ nông sản, trên các sàn thương mại điện tử. Hoặc cũng có thể lấy hạt từ những trái quả khổ qua đã chín vàng. Hạt giống đảm bảo phải khỏe mạnh, không bị lép hỏng hay sâu bệnh. Trước khi đem trồng thì cần tiến hành biện pháp xử lý hạt giống phù hợp.

Với những chuẩn bị đầy đủ hãy bắt tay ngay vào các cách trồng mướp đắng được tư vấn dưới đây nhé.

Hướng dẫn cách trồng khổ qua tại nhà chi tiết nhất

Có khá nhiều cách trồng mướp đắng bằng hạt mà bạn có thể áp dụng tại nhà, sau đây Đồng Thành Công giới thiệu đến bạn 2 cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Áp dụng cách trồng khổ qua tại nhà theo đúng kỹ thuật
Áp dụng cách trồng khổ qua tại nhà đơn giản, đúng kỹ thuật

+ Cách trồng khổ qua tại vườn nhà đơn giản

Với cách trồng này, bạn đem hạt đi ngâm trong vòng 5-6 giờ bằng nước ấm với công thức 2 sôi – 3 lạnh. Sau đó vớt hạt ra và đem ủ trong khăn ẩm. Sau 24 giờ thì rửa sạch lớp nhờn ở vỏ rồi ủ lại, khi hạt nứt khi đem chúng đi gieo ngoài vườn.

Đất gieo tốt nhất là đất trộn cùng phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 2:1. Pha 40g NPK 16-16-8 + 20g Rovral với 10 lít nước để tưới vào bầu đất.

Khi gieo hạt giống xuống vườn, bạn cần ủ hạt đến nứt nanh rồi mới gieo. Phủ đất trộn phân hữu cơ mịn, mỏng lên hạt, mỗi hốc bạn cho 10-15 hạt để phòng sâu đất, dế phá hại.

Sau đó tưới nước để thúc đẩy hạt nảy mầm. Khi tưới nước bạn nên sử dụng bình tưới có vòi sen để tránh làm hạt trồi lên lên.

Đặt hạt theo hướng đầu nhọn nứt lên trên rồi phủ thêm một lớp đất mỏng, tưới nước giữ ẩm đất. Sau 5 ngày hạt giống sẽ nảy mầm và vươn cao. Khoảng 3 tuần thì cây con đạt chiều cao 10-15 cm và ra lá 2-3 lá thật.

+ Cách trồng khổ qua trong chậu hoặc thùng xốp

Với cách trồng mướp đắng trong chậu này, bạn tiến hành theo hướng bước cơ bản như sau:

Hạt giống khổ qua sau khi mua về bạn cũng đem ngâm trong nước ấm 30-40 độ C trong 6-8 tiếng. Sau đó vớt hạt ra rửa sạch rồi đem chúng đi ủ trong khăn ẩm để qua đêm. Hôm sau khi thấy hạt đã tách vỏ tức thì có thể đem đi gieo trồng.

Cho đất trồng đã chuẩn bị vào chậu hoặc thùng xốp đã đục lỗ thoát nước phía dưới. Sau đó bạn tạo ra những hố nhỏ sâu từ 1-2cm để đặt hạt giống khổ qua vào gieo trồng. Mỗi hố nhỏ nên cách nhau 20cm để không cản trở đến sự phát triển của cây sau này.

Sau cùng, bạn thả mỗi hố 2-3 hạt giống đã ngâm, phủ lên trên một lớp đất mỏng và tưới nước chăm sóc như bình thường. Chỉ sau 2 tuần là hạt sẽ nảy mầm và tạo thành những cây non.

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc khổ qua sai quả

Để cây khổ qua sinh trưởng tốt, bạn nên lưu ý đến quá trình chăm sóc chúng. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc loại cây ăn trái này:

Chăm bón, tưới nước đúng cách để cây sinh trưởng tốt
Tưới nước, chăm bón đúng cách để cây sinh trưởng tốt

Sau khi trồng, cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 25 – 30 cm. Tưới nước thường xuyên cho cây để duy trì độ ẩm phù hợp giúp chúng phát triển, mùa khô tưới 2 lần/ngày, mùa mưa 1 lần/ngày.

Khi cây có được 4- 5 lá thì cần làm giàn cho cây leo. Có thể thiết kế giàn sao cho phù hợp với không gian trống tại gia đình nhà bạn. Thường các gia đình sẽ làm giàn chữ X và với chiều cao 1,2 – 1,5 m.

Khi cây leo giàn nhiều hơn thì bạn tiến hành sửa dây để dây phân bố đều giàn và tỉa bỏ nhánh nhỏ, giúp giàn thông thoáng, để cây nhận được nhiều ánh sáng, phát triển tốt hơn.

Trong giai đoạn khi cây nở hoa, bạn có thể nhờ ong bướm thụ phấn hoặc tự mình làm điều này để đảm bảo năng suất. Khi hoa rụng là lúc quả hình thành, lúc này bạn nên ngắt bớt lá trên thân để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Trong thời điểm cây kết trái bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng, bón thúc phân ure và phân lân liên tục cho cây với tần suất 1 tuần một lần nhằm kích thích cây ra trái.

Cây khổ qua dễ bị các loại sâu ăn lá, dòi đục lá hay sâu xanh… phá hoại. Vì thế, hãy bắt sâu thường xuyên, có thể dùng các biện pháp sinh học để đảm bảo hiệu quả cao hơn.

Thu hoạch: Sau khi trồng khoảng 2 tháng là chúng ta có thể bắt đầu thu hoạch khổ qua, cứ vài ngày là bạn có thể thu hoạch một đợt trái cho đến lúc kết thúc mùa vụ.

Trên đây là hướng dẫn cách trồng khổ qua chi tiết nhất mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu đến với bạn đọc. Hy vọng với những thông tin có được bạn sẽ có được một vườn cây xanh tươi, có được những trái khổ qua chất lượng để phục vụ cho gia đình. Còn thắc mắc thông tin nào khác khi trồng cây, hãy liên hệ đến Đồng Thành Công để được tư vấn chi tiết nhé.