Hiện nay, chúng ta thường có xu hướng trồng các loại cây xanh trong nhà để không gian sống xanh mát và gần gũi hơn với thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu của bệnh như héo lá, rụng lá, khô lá, cây thiếu sức sống. Nhất là tình trạng cây bị khô lá, bởi nếu không được phát hiện sớm và phòng ngừa kịp thời thì sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng.
Trong nội dung bài dưới đây, Đồng Thành Công sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết nhất về tình trạng cây bị khô đầu lá và những cách khắc phục hiệu quả nhất.
Tìm hiểu lý do vì sao cây bị khô lá
Có thể nói, cây bị khô đầu lá là một hiện tượng khá thường gặp ở các loại cây trồng. Khi thấy các dấu hiệu của bệnh, nhiều bà con, người trồng cây vô cùng lo lắng không biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?
Có một số những nguyên nhân khiến cho cây cảnh bị khô đầu lá đó chính là: Thiếu chất dinh dưỡng
Tùy theo biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh này để bà con đưa ra những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé.
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cây bị khô lá
Như đã nhắc đến ở trên về lý do tại sao cây cảnh bị khô lá, ở phần tiếp theo này, Đồng Thành Công sẽ cùng bà con tìm hiểu chi tiết về cách xử lý bệnh này nhé.
+ Thiếu chất dinh dưỡng
Cây cảnh không được chăm sóc chu đáo và thiếu kỹ thuật thường rất dễ bị thiếu chất. Vì đặc thù cây cảnh là được trồng trên chậu, ang cho nên chỉ chứa được một lượng đất khá ít. Do chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong đất cũng không cao cho nên sau một thời gian khi cây “ăn” hết dinh dưỡng thì sẽ xuất hiện tình trạng bị khô lá. Thiếu một số chất, nhất là các chất vi lượng có thể dẫn tới hiện tượng khô đầu lá.
Cây thiếu sắt, thiếu lân hay nguyên tố vi lượng sẽ khiến cho thân, cành chậm phát triển.
Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của chồi non và chóp rễ, quá trình phân tách của tế bào cũng bị tác động.
Các nguyên tố Mo, Bo, K ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng và nước. Nếu không được bổ sung đầy đủ các chất này trong một thời gian dài thì chồi, rễ sẽ chậm phát triển, chóp lá bị khô.
+ Thời tiết khắc nghiệt
Thời tiết khắc nghiệt cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến bộ lá của cây. Thời tiết quá lạnh vào mùa đông, quá nóng nực khô hành vào mùa hè cũng làm cho lá cây bị khô, cây chậm phát triển.
Lúc này, bạn nên sử dụng lưới che phủ hoặc di chuyển cây đến các khỏi khu vực thoáng mát hơn để khắc phục tình trạng cây bị khô lá nhé.
+ Úng nước
Dư thừa nước trong đất trong một khoảng thời gian sẽ gây nên tình trạng úng nước. Khô đầu lá là biểu hiện rõ ràng nhất khi cây bị úng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng úng nước là do đất trồng không thoát nước tốt hoặc giữ nước nhiều. Khi ấy, không khí trong đất sẽ không lưu thông được, rễ cây bị ngộp, dẫn đến hô hấp kém và suy yếu dần. Rễ bị thối, nấm và lan rộng đến toàn bộ rễ, đầu lá cây bị sẽ khô dần rồi lan ra cả lá.
Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên chọn các loại giá thể trồng cây có khả năng thoát nước tốt. Chỉ tiến hành tưới cây chỉ khi bề mặt đất khô ráo, ngoài ra cũng không để chậu cây tại các vị trí nước bị ứ đọng.
Ngoài ra, để khắc phục vấn đề úng nước, bà con nên tiến hành giải phóng nước ứ đọng trong đất trồng cây, để cây ở những khu vực khô ráo, tránh ánh nắng to và ngừng bón phân 1 khoảng thời gian. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì nên thay giá thể mới, dùng thêm thuốc chống nấm và thuốc kích rễ để cây phục hồi.
+ Ngộ độc phân bón
Ngộ độc phân bón, đặc biệt là các loại phân bón lá sẽ khiến cây bị khô lá. Dấu hiệu nhận biết là phần lá, các chồi và phần đầu lá dễ bị tổn thương.
Cây thải chất dư qua mép lá là cách nhanh chóng để cây trồng bài trừ chất độc, chống lại sự nhiễm độc. Để ngăn ngừa thì bà con nên bón phân theo đúng hướng dẫn, không lạm dụng phân bón, lượng bón nên căn cứ vào tình hình sự phát triển của cây.
Ngoài ra, khi nhận thấy dấu hiệu cây cảnh bị khô lá do ngộ độc phân thì bà con nên ngừng việc bón phân, đồng thời tưới nước để giảm bớt lượng phân trong đất.
+ Đất trồng không tốt
Nồng độ pH trong đất quyết định rất lớn tới tốc độ phát triển của cây trồng. Nếu nồng độ pH không đạt, tức là đất quá mặn hay quá chua sẽ bị giảm khả năng thoát nước và lưu thông không khí.
Đất có chứa các thành phần gây cản trở đến sự phát triển bình thường của cây hoặc chứa những chất ô nhiễm cũng là các nguyên nhân gây bệnh khô lá.
+ Do bệnh (nấm)
Một số loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng cũng là nguyên nhân khiến cho cây bị khô đầu lá. Dấu hiệu nhận biết là trên lá có màu bất thường và các mô bất thường. Dựa vào việc quan sát lá, rễ dưới kính hiển vi, chúng ta sẽ xác định được cây bị bệnh nấm gì. Qua đó đưa ra được những biện pháp xử lý hiệu quả bằng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Nguyên nhân khác
Do độ ẩm không khí hoặc không khí lưu thông không tốt cũng gây nên sự phát triển bất thường và dẫn đến chóp lá bị khô. Vì thế bà con nên quan sát cây thường xuyên để sớm phát hiện hình trạng bệnh cũng như có hướng khắc phục hiệu quả.
Trên đây là những tư vấn chi tiết của Đồng Thành Công về tình trạng cây bị khô lá. Hy vọng với các thông tin có được, bà con đã trang bị được cho mình nhiều hơn những kinh nghiệm hữu ích khi trồng và chăm sóc các loại cây. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết tiếp theo của Đồng Thành Công để cập nhật thêm những kiến thức thú vị nhé.
Bài viết liên quan
10+ Cách trang trí chậu cảnh đơn giản đẹp ngay tại nhà
{TOP} 10+ Thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự ấn tượng 2024
Tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại đất trồng cây phổ biến
Những loại cây hút khí độc trong nhà cực hiệu quả
Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Phân bón lá là gì? Công dụng và cách dùng như thế nào?