Cây công nghiệp ngắn ngày là loại cây chỉ trồng trồng 1 năm hoặc 2 năm là hết chu kỳ sống của cây. Những cây này chính là giải pháp để bà con có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh chóng và ít rủi ro, cho nên việc đầu tư vào cây trồng ngắn ngày đang được nhiều người quan tâm hiện nay.
Để tìm hiểu xem cây công nghiệp ngắn ngày là gì và nên trồng những cây nào để đáp ứng nhu cầu khai thác nhanh, hiệu quả cao thì bà con hãy cùng Đồng Thành Công theo dõi ngay những thông tin dưới đây nhé.
Bạn có biết cây công nghiệp hằng năm là gì?
Nếu như các cây công nghiệp lâu năm là cây trồng sinh trưởng và cho sản phẩm liên tục trong nhiều năm (cà phê, chè, cao su thì cây công nghiệp hàng năm là loại cây trồng có thời gian tồn tại và sinh trưởng không quá một năm (mía, lạc, đậu tương, bông, đay…).
Hiện nay các giống cây công nghiệp thường được trồng dưới hình thức thương mại, trồng trên một diện tích lớn nên việc nhiều người còn chưa gặp chúng cũng là điều dễ hiểu. Loại cây này có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm thủ công và công nghiệp nhẹ. Cây mía, vừng, lạc, đậu tương… đều là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; những cây đay, bông, gai, tơ tằm là nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt.
Ngoài ra, các cây thuốc cũng được trồng dưới hình thức công nghiệp và phục vụ cho ngành dược liệu.
Top 10+ cây công nghiệp ngắn ngày siêu lợi nhuận 2024
Dưới đây là những loại cây công nghiệp ngắn ngày đem đến hiệu quả kinh tế cực lớn mà bà con có thể tham khảo như sau:
+ Đậu phộng (Lạc)
Ngày nay người ta có thể chế biến được rất nhiều những sản phẩm khác nhau từ đậu phộng như: bơ, sữa, kẹo… cũng như được xem là gia vị cần thiết trong căn bếp của các gia đình. Vậy nên đậu phộng chính là một trong những loại cây công nghiệp ngắn ngày đem đến giá trị cao.
Trong khi nhiều loại cây khác có giá bấp bênh thì lạc vẫn luôn giữ được mức giá ổn định, đồng thời chúng còn dễ trồng, không tốn nhiều công sức để chăm sóc. Năng suất cây lạc tùy thuộc theo điều kiện đất trồng và quy trình chăm sóc cây. Nhiều khu vực trồng đạt năng suất khoảng 0,8 – 1,2 tấn/công. Mức giá trong nhiều năm qua luôn đạt ở mức từ 12.000–15.000 đồng/kg.
Thời gian sinh trưởng của cây đậu phộng khoảng 120-150 ngày sau khi gieo hạt. Nếu thu hoạch quá sớm thì quả sẽ chưa chín. Nếu thu hoạch muộn thì phần cuống quả sẽ đứt khỏi cây và ở lại trong đất.
+ Cây mía
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày cực kỳ dễ trồng và có thể sinh trưởng tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Để tăng tỉ lệ nảy mầm và giảm chi phí mua giống thì bà con nên trồng mía bằng hom.
Cách trồng khá đơn giản, bà con chỉ cần chọn những cây giống bánh tẻ từ 6-8 tháng tuổi, dùng dao chặt vát hai đầu để có được một đoạn thân dài 5-7cm và có một đốt mắt ở giữa. Ở bước này hãy đánh dấu đầu gốc và đầu ngọn. Nhúng hai đầu vào dung dịch thuốc sát trùng và chất kích thích rồi để khô khoảng 1 giờ trong bóng râm. Cắm đầu phía gốc hom mía vào bầu và đủ ẩm, sau đó đặt bầu trong vườn ươm.
Nhờ có chất kích thích, hom mía nảy mầm nhanh, tỷ lệ nảy mầm cao. Sau khi giâm 2 tháng có thể đem trồng. Đây là cây trồng đem đến năng suất cao phục vụ cho lĩnh vực sản xuất thực phẩm.
+ Cây đậu tương
Đây là cây truyền thống có diện tích trồng chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm các cây lâm nghiệp ngắn ngày hiện nay. Chúng thường được trồng xen canh với lúa trên đất phù sa cùng các con sông lớn. Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế không quá cao nên cũng đã có những giai đoạn cây trồng này có xu hướng giảm mạnh về diện tích. Hiện nay, cây đậu tương vẫn đang được nhiều vùng canh tác tập trung với diện tích khá lớn và trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu của con người và các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Cây bông
Cây bông gạo hay còn được gọi là cây bông gòn, cây bông lụa, cây gòn, cây bông Java. Cây trồng này có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Mexico, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới phía Tây của châu Phi.
Cây bông có chiều cao đến 60–70m và có thân cây to lớn, đường kính khoảng 3m. Thân cây và các cành có nhiều gai lớn, cứng. Lá phức có khoảng 5-9 lá chét, mỗi lá chét có chiều dài khoảng 20cm. Cây trưởng thành có thể cho khoảng vài trăm quả, với chiều dài khoảng 15cm. Bên trong quả có các hạt được bao bọc bởi những sợi mịn có màu vàng, đây là hỗn hợp của linhin và xenluloza.
Quá trình thu hoạch và tách sợi cực kỳ tốn công sức và phải tiến hành thủ công. Đây chính là nguyên liệu quan trọng ngành công nghiệp dệt cho nên hiện nay được phát triển mạnh ở nhiều vùng.
+ Cây cói
Cây cói hay còn được gọi là cây lác, đây là một loài cỏ dại nên rất dễ sống, dễ trồng và hoàn toàn không kén đất. Chúng thuộc họ Cyperaceae và có tên khoa học Cyperus Malaccensic Lamk. Cây cói hiện nay có đến ba loại là lác hoa nâu, lác hoa trắng và lác ba cạnh.
Loại thực vật này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau này được phân bố rộng rãi ở các vùng phía Tây như Ấn Độ, Iraq, phía Bắc tới Trung Quốc đến châu Úc và Indonesia. Tại Việt Nam, cây cói đang được trồng tại 26 tỉnh và thành phố, với diện tích đạt đến 12.869 ha. Chúng được được trồng chủ yếu tại những vùng như: đồng bằng Sông Hồng, duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, cây cói đang được sử dụng để làm chiếu, các hàng thủ công khác; ngoài ra còn dùng để làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.
+ Cây đay
Cây có tên khoa học là Hibiscus Canabinus, chúng thuộc loại họ bông (Malvaceae), gồm 5 chủng và 2 loại hình (lá xẻ thùy và lá nguyên). Đây là cây công nghiệp ngắn ngày cho sợi, sợi đay có nhiều đặc tính tốt như khả năng hút ẩm tốt phát tán nhanh, chịu ma sát và có độ bền cao.
Loại cây trồng này đem đến nhiều công dụng nổi bật cho đời sống như sử dụng để may quần áo bảo hộ, bọc nệm ghế, làm mui bạt, rèm cửa; hay dùng để dệt chiếu, đan võng, thừng chão, dùng làm bột giấy. Ngoài ra tơ đay còn được dùng làm nguyên liệu cho xuất khẩu với giá trị cao.
+ Cây đu đủ
Đu đủ là một loại cây trồng khá quen thuộc với chúng ta trên mọi miền đất nước. Bổ dưỡng, hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng và có thể trồng xen canh với mục tiêu lấy ngắn nuôi dài. Có thể nói đu đủ chính là loại cây trồng ngắn ngày đem đến năng suất cao, nhiều trang trại có thể mang về đến 200 triệu đồng/ ha/ năm.
+ Cây ngô ngọt
Ngô ngọt có thể chế biến thành nhiều món ăn cho nên nhu cầu trồng chúng đang ngày càng tăng cao hơn. Hiện nay nhiều tỉnh thành trên cả nước đã triển khai trồng đồng bộ và không ít hộ đã “phất” lên nhanh chóng nhờ cây công nghiệp ngắn ngày này. Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tùy theo điều kiện thời tiết, và thường kéo dài từ 70 – 85 ngày. Ưu điểm của loại cây ngắn ngày chính là có thể thể trồng quanh năm, thời gian thu hoạch ngắn, khả năng kháng bệnh tốt và cho năng suất cao, một sào Bắc Bộ đem đến năng suất từ 650-800kg.
+ Đậu cô ve
Đậu cô ve được đánh giá là một mô hình kinh tế đem đến giá trị cao nhờ nhiều ưu điểm. Có thể kể đến như thời gian trồng ngắn, chi phí vốn và chi phí chăm sóc tiết kiệm, khả năng chịu hạn hán, chịu lạnh tốt, năng suất cao. Đậu cô ve không chỉ không chỉ là thực phẩm được yêu thích mà còn đem đến ý nghĩa to lớn trong dược học.
+ Cây dưa hấu
Dưa hấu là cây trồng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách trồng bởi chúng đòi hỏi sự kỹ càng và tỉ mỉ. Đây là loại cây ưa khí hậu nóng, ấm, khô ráo, trồng vào thời gian có nhiều nắng sẽ cho quả nhiều và sớm hơn. Hiện nay cây công nghiệp ngắn ngày này được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long vì nhiệt độ nắng nóng đều ở quanh năm.
Với những tư vấn ở trên thì bà con đã nắm được thông tin về các cây công nghiệp ngắn ngày gồm những cây gì, cũng có được sự lựa chọn cây trồng phù hợp nhất khi canh tác. Nếu còn băn khoăn thông tin nào khác cần được tư vấn thêm hãy liên hệ ngay đến Đồng Thành Công để được giải đáp thêm nhé.
Bài viết liên quan
10+ Loại cây ăn quả cho bóng mát ấn tượng nhất hiện nay
Mùa xuân trồng rau gì tốt nhất, nhanh phát triển nhất
Top những cây có hương thơm mà bạn nên đặt trong nhà
Top 10+ Cây văn phòng phong thủy đang được yêu thích nhất
Cây hoa hồng leo: Ý nghĩa, chủng loại cách trồng, chăm sóc tại nhà
Tư vấn cách bố trí cây cảnh trong sân vườn đẹp, hợp phong thủy