Tín chỉ carbon là một thuật ngữ được thiết lập với định hướng chính là để giảm hàm lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Hiện nay, chứng chỉ carbon đang được nhiều quốc gia mua bán như một món hàng hóa nhằm thu tiền hoặc tránh bị xử phạt (tiếng anh gọi là carbon credit). Vậy tín chỉ carbon là gì, bạn đã hiểu gì về thuật ngữ này? Cùng Đồng Thành Công tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Tín chỉ carbon là gì? Lợi ích của chứng chỉ carbon
Tín chỉ carbon (chứng chỉ carbon) là chứng nhận mang tính thương mại, nó thể hiện quyền sở hữu lượng khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Chúng được chuyển đổi sang khí Carbon dioxide, hiểu đơn giản thì một tín chỉ carbon sẽ có giá trị tương đương với một tấn khí CO2 và ngược lại.
Trong bối cảnh hiện nay, việc hiểu rõ về những ảnh hưởng của chứng chỉ Carbon là gì được xem là cơ hội chiến lược cho doanh nghiệp. Thị trường mua bán tín chỉ carbon tính đến thời điểm hiện tại đã hoạt động được một thời gian, chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp. Những lợi ích lớn mà chúng đem đến là:
Bảo vệ môi trường: Đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng khí nhà kính, đồng thời đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong vấn đề làm giảm biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy hành vi bền vững: Tích hợp chứng chỉ carbon vào trong các chiến lược, thể hiện sự cam kết và tăng cường thực hiện những biện pháp giảm khí nhà kính.
Tạo ra giá trị cho thương hiệu: Cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu khi mà các sản phẩm và dịch vụ của họ được người tiêu dùng đánh giá cao vì chúng mang đến những tác động tích cực đối với môi trường.
Tìm hiểu chung về thị trường tín chỉ Carbon là gì?
Thị trường tín chỉ carbon được hiểu là một hệ thống giao dịch mà ở đó cho phép các tổ chức mua bán quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Các cá nhân hoặc công ty sử dụng thị trường carbon để có thể bù đắp vào lượng phát thải khí nhà kính bằng cách mua tín dụng chứng chỉ carbon từ những đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.
Một khoản tín dụng carbon có thể được trao đổi tương đương với 1 tấn carbon dioxide hoặc lượng tương đương với một loại khí thải nhà kính khác được giảm thiểu. Khi một khoản tín dụng được dùng cho mục đích giảm thiểu hoặc tránh phát thải, nó sẽ thành một khoản bù đắp và không thể tiến hành mua bán được nữa.
Cơ chế của tín chỉ carbon là gì?
Tín dụng carbon được hiểu là việc các doanh nghiệp, tổ chức gây ra tình trạng ô nhiễm được cấp những đơn vị tín dụng, cho phép họ thải ra một lượng khí thải nhất định trong giới hạn được quy định. Giới hạn này cũng sẽ được điều chỉnh theo định kỳ. Đồng thời, các doanh nghiệp, công ty cũng có quyền chuyển nhượng các đơn vị tín dụng không cần sử dùng cho những đơn vị khác đang có nhu cầu.
Nếu lượng khí thải của doanh nghiệp đã vượt qua mức giới hạn quy định, họ chỉ cần chi trả chi phí cho các đơn vị tín dụng bổ sung. Thêm vào đó, các doanh nghiệp này cũng có thể thu được lợi nhuận bằng cách giảm lượng khí thải và chuyển nhượng những đơn vị tín dụng dư thừa sang các doanh nghiệp khác.
Ví dụ minh họa: Một doanh nghiệp mỗi năm tạo ra 15 tấn khí thải, trong khi giới hạn chỉ cho phép họ thải ra môi trường 10 tấn. Lúc này họ có thể thực hiện giao dịch mua thêm 5 đơn vị tín dụng từ các công ty có lượng khí thải thấp hơn giới hạn và có đơn vị tín dụng dư. Quy trình này sẽ được xác nhận bởi một bên thứ ba và những đơn vị tín dụng này có thể được giao dịch trên thị trường carbon.
Giới thiệu các loại thị trường carbon chính hiện nay
Hiện nay, có hai hình thức chủ yếu được đề cập đến trong thị trường tín chi carbon và thị trường carbon tuân thủ và carbon tự nguyện:
Thị trường carbon tuân thủ: Đây chính là kết quả cam kết của các quốc gia, các nước trong khung của UNFCCC – Công ước Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu. Bắt buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định nhằm đạt được mục tiêu chung đó là làm giảm lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường.
Thị trường carbon tự nguyện: Là nơi mà việc phát hành, giao dịch hay mua bán tín chỉ carbon diễn ra dưới sự tự nguyện của các công ty, tổ chức hoặc các quốc gia với nhau. Đặc biệt, thị trường này không có sự bắt buộc từ các hiệp định quốc tế.
Hướng dẫn cách tính tín chỉ carbon chính xác
Một công cụ tiện ích đang được sử dụng một cách hiệu quả để quản lý lượng khí thải nhà kính vào bầu khí quyển chính là tín chỉ carbon. Một chứng chỉ carbon được tính tương đương với 1 tấn khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác. Các tổ chức hoặc cá nhân có thể mua hoặc bán tín chỉ carbon dễ dàng để bù đắp cho lượng khí thải nhà kính của họ.
Cách tính chứng chỉ Carbon còn tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng và phương pháp tính toán. Dưới đây là hai phương pháp đang được áp dụng thông dụng nhất:
Dựa trên hoạt động
Xác định các hoạt động phát thải khí nhà kính gồm: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, lâm nghiệp, nông nghiệp.
Sử dụng hệ số phát thải: Hệ số này được quy định bởi những tổ chức quốc tế hoặc quốc gia để tính toán lượng khí thải cho từng hoạt động.
Tính toán lượng khí thải khí theo công thức:
Lượng khí thải = Hệ số phát thải * Mức tiêu thụ.
Ví dụ:
Một nhà máy dùng khoảng 200 tấn than đá/ năm. Hệ số phát thải của nguyên liệu này là 2,49 tấn CO2/ tấn. Tính ra lượng khí thải CO2 mà nhà máy đã phát thải là:
Lượng khí thải = 2,49 tấn * 200 = 498 tấn CO2. Để bù đắp lượng khí thải này, nhà máy cần mua 498 tín chỉ carbon.
Tính toán dựa trên hiệu suất
Xác định lượng khí thải trước và sau khi triển khai dự án giảm phát thải. Lượng khí thải giảm sẽ được chuyển đổi thành những tín chỉ Carbon.
Công thức tính như sau:
Lượng khí thải giảm = Lượng khí thải trước dự án – Lượng khí thải sau khi hoàn thành dự án.
Ví dụ:
Một công ty triển khai một dự án trồng rừng với mục đích để làm giảm phát thải. Lượng khí thải trước dự án dự tính là 100 tấn CO2/ năm. Sau khi làm dự án, lượng khí thải giảm còn 50 tấn CO2/năm. Lượng khí thải giảm là:
Lượng khí thải giảm = 100 – 50 = 50 tấn CO2/năm.
Có một số công cụ hữu ích để tính lượng khí thải carbon là: EPA GHG Calculator, UNFCCC GHG Calculator, The Carbon Trust Carbon Calculator…
Vậy bạn có biết làm sao để có tín chỉ carbon?
Ở Việt Nam, để có được tín chỉ carbon, cần tuân thủ theo các quy định và tiêu chuẩn của cả quốc gia và quốc tế. Cùng xem ngay các những bước cơ bản:
Bước 1: Tìm hiểu quy định
– Quy định của quốc gia: Nắm vững tất cả các quy định chung của Việt Nam liên quan đến vấn đề giảm phát thải carbon và triển khai dự án tín chỉ Carbon.
– Quy định quốc tế: Tìm hiểu đầy đủ những tiêu chuẩn quốc tế như Verified Carbon Standard, Clean Development Mechanism hay Gold Standard để đảm bảo dự án của bạn được chấp nhận ở cấp độ quốc tế.
Bước 2: Xây dựng ý tưởng
Phát triển một dự án giảm phát thải có tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon, chẳng hạn như giảm phát thải từ nông nghiệp hay trồng rừng.
Bước 3: Triển khai dự án
– Lập kế hoạch cho các dự án: Gồm mục tiêu giảm phát thải, phương pháp đo lường, và tiến trình thực hiện dự án.
– Xác định baseline: Tính toán mức phát thải và mức giảm phát thải dự kiến từ dự án.
Bước 4: Đánh giá dự án
– Đánh giá: Cần tính toán một cách chính xác lượng phát thải đã được giảm và chuẩn bị báo cáo dự án.
– Xác minh: Hợp tác với một tổ chức xác minh độc lập để có thể đưa ra những đánh giá khách quan nhất về lượng phát thải giảm từ dự án.
Bước 5: Chứng nhận dự án và giao dịch bán tín chỉ carbon
– Chứng nhận: Sau khi đã được xác minh rõ ràng, dự án của bạn sẽ nhận được chứng nhận tín chỉ Carbon.
– Giao dịch: Tiếp cận thị trường để thực hiện giao dịch bán tín chỉ cho các bên mua có nhu cầu.
Bước 6: Quản lý và báo cáo
– Quản lý dự án: Theo dõi tiến độ kỹ càng và tiến hành đánh giá những tác động của dự án.
– Báo cáo: Tiến hành báo cáo tiến độ và lượng phát thải giảm được cho những cơ quan quản lý và bên mua khác.
Tiềm năng thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, với khoảng 3/4 diện tích là đất rừng và các nguồn tài nguyên, điều này tiềm ẩn rất nhiều cơ hội phát triển thị trường carbon. Tuy nhiên, việc triển khai thị trường này cũng đang đối mặt với không ít những thách thức.
Dù đang phải đối diện với những khó khăn, nhưng việc xây dựng hệ thống giao dịch tín chỉ CO2 vẫn được xem là một giải pháp quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp giảm lượng khí thải.
Trên đây là tư vấn về tín chỉ carbon là gì và những thông tin liên quan về chứng chỉ này. Đồng Thành Công tin chắc các bạn đã có được kiến thức hữu ích khi tiến hành giao dịch trong thị trường này. Cần hỗ trợ thêm thông tin nào khác hãy liên hệ đến công ty chúng tôi để được giải đáp nhé.
Bài viết liên quan
Tư vấn cách trồng tỏi ngay tại nhà đảm bảo hiệu quả
Hướng dẫn cách trộn đất trồng sen đá đơn giản tại nhà
10+ Cây bóng mát cho quán cafe sinh động và đẹp mắt nhất
Top những loại cây lá bạc giúp trang trí cảnh quan không gian
Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp khắc phục?
Phân NPK là gì? Những công dụng ưu việt của phân bón NPK