Sầu riêng là loại cây ăn trái lâu năm với giá trị kinh tế cao, vì thế chúng được trồng ở nhiều vùng tại nước ta. Tuy nhiên loài cây này cũng khá nhạy cảm với môi trường, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị các loài sâu bệnh hại tấn công. Việc hiểu rõ về các bệnh trên cây sầu riêng sẽ giúp bà con sớm phát hiện và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Trong nội dung bài viết dưới đây, Đồng Thành Công sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về các loại bệnh trên cây sầu riêng thường gặp và cách phòng trừ để cây phát triển thuận lợi. Cùng tham khảo ngay nhé.
Các bệnh trên cây sầu riêng mà bà con nên biết
Trên cây sầu riêng thường gặp một số những bệnh hại cơ bản sau đây:
+ Bệnh thán thư
Một trong các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng phải kể đến chính là thán thư, nó do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh này thường xuất hiện ở khoảng giữa tán lá trở xuống, có nhiều trên các lá già.
Triệu chứng ban đầu là có những vết tròn như nhũn nước ở chóp hoặc rìa lá, theo thời gian vết bệnh lớn dần có tâm màu xám trắng và có thêm nhiều vòng đồng tâm với chấm màu đen nhỏ li ti. Viền vết bệnh có màu nâu đỏ, xung quanh vết bệnh là quầng vàng trắng, các lá sầu riêng bị nhiễm sẽ bị rụng sớm.
Để trị bệnh, bà con nên tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh và đem chúng đi tiêu hủy. Sử dụng Siêu đồng cùng Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để diệt nấm và sát khuẩn. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây trồng có thể chống chọi lại với bệnh hại.
+ Bệnh thối trái sầu riêng
Loại bệnh hại trên cây sầu riêng thường gặp tiếp theo chính là bệnh thối trái, bệnh này do nấm Phytophthora palmivora gây nên. Nấm tấn công vào vết đục của loài sâu đục trái trước đó, dần dần lây lan và phát tán khắp vườn.
Bệnh thường đi kèm hiện tượng vàng lá, sinh trưởng kém, gây thối và rụng trái. Bệnh xuất hiện ở phía dưới đít trái. Đầu tiên là một chấm nhỏ màu đen, sau đó sẽ lớn dần chuyển sang màu xám và chúng dần ăn sâu vào trong thịt quả.
Để trị bệnh, bà con hãy thu gom và xử lý những quả và cây bị nhiễm bệnh và mang chúng tiêu hủy để tránh nấm bệnh lây lan. Ngoài ra, sử dụng thêm Vacxin cùng Siêu đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả để diệt nấm, sát khuẩn. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
+ Bệnh cháy lá
Trong các bệnh trên cây sầu riêng con thì cháy lá là một bệnh khá thường gặp. Chúng do nấm Rhizoctonia solani gây ra với dấu nhận biết ban đầu là xuất hiện những vết nhỏ, màu xanh đậm. Vùng bị bệnh nhìn trông như bị nhúng vào nước sôi, các vết bệnh lớn dần và tạo thành các hình dạng bất định. Khi vết bệnh khô tạo thành mảng nâu sáng, viền nâu tối. Lá, cành gần mặt đất thường dễ bị nhiễm bệnh.
Khi vườn cây xuất hiện bệnh cháy lá, bà con cần tiến hành cắt bỏ hết những lá bị bệnh đem đi tiêu hủy. Cũng sử dụng Siêu đồng kết hợp Vaccin để phun ướt đẫm trên cây trồng, việc bổ sung thêm các chủng nấm Bacillus sp, Chaetomium spp và Enzyme sẽ giúp kích kháng nhằm tiêu diệt các vết bệnh, ngăn chặn sự lây lan của nấm bệnh.
+ Bệnh nứt thân xì mủ
Bệnh trên cây sầu riêng này do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Dấu hiệu nhận biết chính là trên cành và thân xuất hiện các vết nứt ngắn hoặc dài, ở vết nứt này thường có nhựa nâu chảy ra, vết bệnh ướt. Vỏ thân và gỗ bị chuyển thành màu hồng nhạt, có bớt tím, bệnh lan dần vào bó mạch của thân cây. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh, bạn sẽ thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo cành và thân.
Cây bị nhiễm bệnh sẽ bị thối vỏ cây và không thể vận chuyển chất dinh dưỡng và nước lên trên, khiến cho cây không thể phát triển, còi cọc, kém phát triển, rất dễ mắc các bệnh do nấm khác.
Để trị bệnh, bạn nên dùng giấy hoặc khăn sạch lau khô vết bệnh, tiếp đến dùng dao cạo nhẹ phần vỏ bị thối đen đem đi tiêu hủy. Sử dụng chế phẩm Vacxin cùng Siêu đồng với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bệnh, 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi vết bệnh khô thì dừng. Đồng thời pha 200ml Vaccin + 500ml siêu đồng cùng 200ml nước để phun ướt đẫm thân cành lá, cách này sẽ giúp sát khuẩn và diệt nấm.
+ Bệnh đốm rong
Đây là bệnh hại trên cây sầu riêng do tảo Cephaleuros virescens gây nên. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy các vết bệnh này là những đốm tròn 3-5mm, mọc hơi nhô lên trên bề mặt lá, chúng có màu xanh xám hoặc đỏ nâu, khi vết bệnh cũ sẽ chuyển sang màu xám nâu.
Bệnh thường gây hại trên thân hoặc cành già, đầu tiên vết bệnh là những chấm nhỏ màu xanh có hình tròn, sau đó lan dần thành từng mảng. Vết bệnh xuất hiện lớp tơ mịn màu xanh rêu, giữa vết bệnh đỏ nâu. Bệnh lan dần lên các nhánh trên, đôi khi lan sang cả trái.
Khi bệnh phát triển dày đặc trên lá, bà con có thể sử dụng chế phẩm Vacxin cùng với Siêu đồng phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm thân cành và lá để tẩy mảng rong bám và tiêu diệt tảo gây hại.
+ Bệnh vàng lá
Nhắc đến các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng thì không thể không kể đến bệnh vàng lá. Loại bệnh này thường do nấm Fusarium và Phytophthora gây ra. Trên các cây bị bệnh, lá bắt đầu ngả vàng sau đó rụng dần, khiến cây khó sinh trưởng tốt.
Lúc bệnh còn nhẹ, cây ra đọt non chậm hoặc không ra đọt như những cây bình thường, lá hơi vàng, chóp lá cháy. Khi bệnh tiến triển nặng, cây còi cọc, cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, các nhánh non bị rụng hết lá và khô chết. Bệnh nặng còn làm cho rễ lớn bị thối đen, mất khả năng hấp thụ dinh dưỡng nuôi cây, khiến cây rụng lá, còi cọc.
Bà con nên cắt tỉa bớt các cành bị vàng để giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước. Cùng với đó là bổ sung thêm phân chuồng ủ hoai mục với nấm Trichoderma. Mỗi gốc rải đều 15 – 20kg phân chuồng, rải vòng quanh tán và cách gốc 40cm.
Sử dụng thêm giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM bằng cách pha WAO BOOM với 600 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới chừng khoảng 10 – 15 lít nước. Sau 7 ngày tưới lại lần 2.
+ Bệnh đốm mắt cua
Bệnh này do nấm Phomopsis durionis gây nên, chúng làm cho lá xuất hiện những vết bệnh có màu nâu, dần lan rộng và khiến lá bị rụng. Đầu tiên trên lá có các đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm, sau đó chúng lan rộng thành những vệt màu nâu nhạt. Bệnh đốm mắt cua xuất hiện trên cả hai mặt lá, viền vết bệnh có màu vàng sáng. Những quả bị nấm xâm nhập thường sẽ bị nấm đen, vết bệnh xù xì màu nâu, mép ngoài có những gờ nổi lên. Bệnh nặng làm cho quả biến dạng, khô sớm, dễ rụng.
Khi phát hiện vườn cây bị nấm gây hại, bà con nên sử dụng Siêu đồng cùng Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn. Sau 3 ngày tiến hành phun lại lần 2. Sau khi cây đã ổn định, bà con tưới sản phẩm WAO BOOM để tiêu diệt các loại nấm bệnh trong đất, gia tăng hệ miễn dịch cho cây.
Biện pháp phòng trừ các bệnh của cây sầu riêng
Để phòng trừ các loại bệnh trên cây sầu riêng thường gặp, bà con cần thực hiện tốt một số những biện pháp sau:
- Lựa chọn giống cây trồng đảm bảo chất lượng tốt, khỏe mạnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
- Chăm sóc cho cây sầu riêng luôn khỏe mạnh bằng cách cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ cho cây.
- Cải tạo đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân đã được ủ với nấm trichoderma hoặc phân hữu cơ hoai mục. Ngoài ra cũng nên tưới bổ sung thêm các chủng vi sinh vật có lợi vào đất trồng.
- Cắt tỉa, tạo tán hợp lý cho cây, tránh để vườn cây rậm rạp, độ ẩm cao, đồng thời đảm bảo thoát nước tốt cho vườn.
- Giữ ẩm cho đất trồng trong mùa khô bằng các vật liệu hữu cơ hay các loại cây cỏ dại.
- Phun phòng côn trùng và nấm bệnh định kỳ.
- Đối với vườn cây con, bà con nên tiến hành che mát cho cây.
- Thường xuyên kiểm tra thăm vườn để phát hiện sớm các loại sâu bệnh trên cây sầu riêng và xử lý kịp thời.
Trên đây, Đồng Thành Công đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin chung về các loại bệnh trên cây sầu riêng, khi hiểu rõ về tình trạng bệnh sẽ giúp việc phát hiện và phòng ngừa kịp thời hơn. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho bà con canh tác sầu riêng. Còn cần được hỗ trợ thêm thông tin nào khác hãy liên hệ đến hotline của công ty Đồng Thành Công nhé.
Bài viết liên quan
Lý do cây mới trồng bị héo lá và những cách cứu cây ủ rũ sắp chết
Đất ruộng trồng cây gì? Những cây trồng thích hợp với đất ruộng
Hướng dẫn cách trồng cây ăn quả hiệu quả cho năng suất cao
Vì sao cây bị cháy lá và những cách khắc phục hiệu quả
Một vài thông tin về các loại cây lá rộng mà bạn nên biết
Giải đáp thắc mắc trồng cây gì đuổi chuột hiệu quả?